Slide bài giảng địa lí 10 kết nối bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp

Slide điện tử bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Địa lí 10 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 24: ĐỊA LÝ NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Mở đầu

Câu hỏi: Sự phát triển, phân bố của cây trồng, vật nuôi trên thế giới biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

- Nông nghiệp gồm hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. Các cây trồng, vật nuôi trên thế giới phân bố theo khu vực do có đặc điểm sinh thái khác nhau, phù hợp với các vùng, khu vực nhất định.

Hình thành kiến thức mới

Câu hỏi 1: Dựa vào thông tin trong mục a, hãy nêu vai trò của ngành trồng trọt.

Trả lời:

* Vai trò của ngành trồng trọt:

 - Tạo việc làm, giúp ổn định cuộc sống cho một bộ phận lớn cư dân nông thôn.

 - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chê biên. Là cơ sở đê phát triển chăn nuôi và là mặt hàng xuât khâu có giá trị.

 - Góp phần đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.

Câu hỏi 2: Đọc thông tin trong mục b, hãy trình bày đặc điểm của ngành trồng trọt.

Trả lời:

 Đặc điểm của ngành trồng trọt:

- Sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên và có tính mùa vụ.

- Cây trồng được chia thành các nhóm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả,...

- Việc bảo quản sản phẩm của ngành trồng trọt đòi hỏi nhiều về đầu tư và công nghệ.

- Ngành trồng trọt ngày càng gắn chặt với sự tiền bộ của khoa học — công nghệ.

Câu hỏi 3: Dựa vào thông tin, các bản đồ và hình ảnh trong mục c, hãy:

- Kể tên các cây lương thực chính và một số cây công nghiệp trên thế giới.

- Trình bày và giải thích sự phân bố của các cây lương thực và một số cây công nghiệp.

Trả lời:

* Các cây lương thực chính và một số cây công nghiệp trên thế giới: Cây công nghiệp rất đa dạng.

   Dựa vào công dụng, cây công nghiệp được chia thành các nhóm: cây lấy đường, cây lấy sợi, cây lấy dầu, cây cho chất kích thích, cây lấy nhựa....

* Sự phân bố của các cây lương thực và một số cây công nghiệp.

 Nông nghiệp: Lúa gạo phân bố ở các đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển của hầu hết các quốc gia. Đây là cây lương thực chính nên được trồng ở những nơi có điều kiện thích hợp như khí hậu nóng ẩm, nước tưới dồi dào.

 Cây công nghiệp là cao su, cà phê, mía... tập trung trên các cao nguyên do yêu cầu về đất, khí hậu khắt khe hơn. 

Câu hỏi 4: Dựa vào thông tin trong mục a, hãy nêu vai trò của ngành chăn nuôi.

Trả lời:

Vai trò của ngành chăn nuôi:

  - Chăn nuôi cung cập thực phâm dinh dưỡng cao cho con người.

  - Sản phẩm ngành chăn nuôi là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuât tiêu dùng.

  - Ngành chăn nuôi phát triển sẽ thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển.

  - Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị, tăng GDP của đất nước.

  - Là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững.

Câu hỏi 5: Đọc thông tin trong mục b, hãy trình bày đặc điểm của ngành chăn nuôi.

Trả lời:

Đặc điểm của ngành chăn nuôi:

  - Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn.

  - Đối tượng của ngành chăn nuôi là các vật nuôi nên phải tuân theo các quy luật sinh học.

  - Chăn nuôi có thể phát triển tập trung hay di động, phân tán; theo quy mô nhỏ hoặc quy mô lớn. Do đó hình thành và xuất hiện ba hình thức chăn nuôi khác nhau: chăn nuôi tự nhiên, chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi sinh thái.

  - Chăn nuôi là ngành sản xuất cho nhiều sản phẩm cùng lúc. Do vậy, tuỳ theo mục đích sản xuất mà quyết định sản phẩm chính, sản phẩm phụ và lựa chọn phương hướng đầu tư.

  - Ngành chăn nuôi hiện đại áp dụng các công nghệ tiên tiến, kĩ thuật gen, liên kết chặt chẽ với công nghiệp chê biến.

Câu hỏi 6: Dựa vào hình 24.6, hãy trình bày và giải thích sự phân bố của một số vật nuôi chính trên thế giới.

Trả lời:

Sự phân bố của một số vật nuôi chính trên thế giới:

 Bò: nuôi ở các vùng đồng cỏ tốt, là vật nuôi dễ thích nghi với các kiểu khí hậu nên phân bố ở hầu khắp lãnh thổ trên thế giới, trên vùng đồng cỏ tươi tốt.

=>Ấn Độ, Bra-xin, Trung Quốc, Hoa Kì, Ac-hen-li-na, Mê-hi-cô, Cô-lôm-bi-a, LB Nga, Pa-kit-xtan, Ô-xtrây-Ii-a, Pháp...

 Trâu: ở vùng đồng cỏ nhiệt đới nóng ẩm

=> Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-kit-xtan, E-ti-ô-pi, Xu-đăng,...

 Lợn: ở vùng lương thực thâm canh miền khí hậu cận nhiệt và ôn đới

=> Trung Quốc, Hoa Kì, Bra-xin, CHLB Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ba Lan, LB Nga,..

 Cừu: trên các đồng cỏ khô cằn thuộc vùng cận nhiệt, khô hạn, hoang mạc và nửa hoang mạc

=> Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Pa-kit-xtan, I-ran, Anh, Xu-đăng, CH Nam Phi, Niu Di-len. Thổ Nhĩ Kì...

 Dê: ở các vùng khô hạn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt

=> Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-kit-xtan, E-ti-ô-pia, Xu-đăng, Ni-giê-ri-a, Bra-xin,…

Luyện tập

Câu hỏi 1: Nêu một số cây trồng, vật nuôi ở vùng nhiệt đới.

Trả lời:

  - Cây lương thực: lúa, gạo, ngô, sắn, khoai lang...

  - Cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, bông

  - Chăn nuôi: trâu, bò, dê, lợn, gà, vịt…

Câu hỏi 2: Ngành chăn nuôi phát triển có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển ngành trồng trọt và các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

Trả lời:

 - Ngành chăn nuôi cung cấp các sản phẩm là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

  - Chăn nuôi là ngành cung cấp nhiều sản phẩm làm nguyên liệu quí giá cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và dược liệu. Chăn nuôi là ngành ngày càng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm đặc sản tươi sống và sản phẩm chế biến có giá trị cho xuất khẩu.

Vận dụng

Nhiệm vụ: Sưu tầm thông tin, tìm hiểu tình hình phát triển nông nghiệp ở một đất nước có nền sản xuât nông nghiệp tiên tiến (ví dụ: Hoa Kỳ, l-xra-en,... ).

Trả lời:

Nông nghiệp ở Hoa Kỳ là ngành nông nghiệp phát triển, đứng đầu thế giới về sản lượng ngũ cốc.

=> Mặc dù nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 2% GDP nhưng mỗi năm cũng thu về cho đất nước khoảng 240 - 260 tỷ USD. Sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn, khoảng 75 - 80 tỉ USD mỗi năm.