Soạn giáo án Tin học 8 chân trời sáng tạo Bài 8a: Thêm hình minh họa cho văn bản

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tin học 8 Bài 8a: Thêm hình minh họa cho văn bản - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 8a: THÊM HÌNH MINH HỌA CHO VĂN BẢN

  1. MỤC TIÊU 
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thực hiện được các thao tác vẽ hình đồ họa trong văn bản.
  • Thực hiện được các thao tác chèn thêm, co dãn, xóa hình ảnh.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.

Năng lực riêng: 

  • Phát triển năng lực tự học thông qua việc tìm tòi, nghiên cứu và khai thác thông tin.
  • Giải quyết được vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
  • Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
  1. Phẩm chất
  • Rèn luyện tinh thần trách nhiệm trong sử dụng thông tin và phẩm chất trung thực trong trích dẫn thông tin.
  • Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo không ngừng nâng cao hiệu suất lao động.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Tin học 8. 
  • Máy tính có phần mềm soạn thảo văn bản, máy chiếu. 
  • Một số tệp (để thực hành minh họa nội dung mục 2 của phần Khám phá): tệp văn bản (chỉ có chữ), một số tệp hình ảnh, tệp trình chiếu (hay tệp văn bản) chứa hình ảnh.
  • Phòng thực hành tin học.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Tin học 8. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Dẫn dắt, gợi mở kiến thức cho HS trước khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận, tìm hiểu tình huống SGK.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: 

Hãy trao đổi với bạn bè và cho biết làm thế nào để vẽ được sơ đồ cấu trúc chung của máy tính ở Hình 1 bằng phần mềm soạn thảo văn bản.

- GV nêu câu hỏi gợi ý:

- Sơ đồ ở Hình 1 trong SGK gồm những đối tượng đồ hoạ nào? Đối tượng nào lớn nhất và ở trung tâm của hình vẽ? Theo em nên vẽ các đối tượng trong hình theo trình tự như thế nào?

- Những đối tượng nào trong hình vẽ đối xứng nhau? Làm thế nào để tạo ra các cặp hình vẽ đối xứng nhau?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức của bản thân để trả lời yêu cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chỉ ra được các đối tượng đồ hoạ ở Hình trong SGK: Hình chữ nhật có viền nét

đứt là đối tượng lớn nhất và ở trung tâm hình vẽ.

- Với sự hỗ trợ của GV, HS nêu được nên vẽ các đối tượng chính, có kích thước lớn, ở

vị trí trung tâm trước để làm cơ sở xác định vị trí, kích thước của các đối tượng vẽ sau.

Dự kiến trả lời: 

Để vẽ được sơ đồ cấu trúc chung của máy tính ở Hình 1 bằng phần mềm soạn thảo văn bản bằng cách vẽ hình đồ họa: Insert>Shapes>Chọn mẫu vẽ và chỉnh sửa theo ý muốn.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Thay vì truyền đạt kiến thức bằng những văn bản dài và không rõ ràng, chúng ta có thể tóm tắt những văn bản đó thành những hình ảnh, những hình khối, sơ đồ để có thể mang lại cái nhìn khái quát, dễ hiểu hơn cho người đọc về nội dung muốn truyền tải, vậy làm thế nào để tạo những hình ảnh, hình đồ họa như vậy, hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu. – Bài 8a: Thêm hình minh họa cho văn bản.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
  2. Hoạt động 1: Vẽ và định dạng hình đồ họa trong phần mềm soạn thảo văn bản. 
  3. Mục tiêu: 
  • HS biết cách vẽ hình đồ họa bằng mẫu có sẵn, thay đổi kích thước, xoay, lật hình vẽ.
  • HS biết cách thực hiện định dạng nền, đường viền, nét vẽ của hình vẽ.
  • HS biết cách tạo hiệu ứng, thêm chữ cho hình vẽ, biết cách thay đổi thứ tự lớp đối tượng nhóm, bỏ nhóm đối tượng, xóa đối tượng.
  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 2 – 10 và thực hiện nhiệm vụ được giao.
  2. Sản phẩm học tập: Vẽ và định dạng đồ họa trong phần mềm soạn thảo văn bản.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* GĐ 1: Hình thành nhóm chuyên gia

- GV tổ chức hoạt động theo kĩ thuật mảnh ghep: chia HS thành các nhóm (5 – 7 HS) tìm hiểu nội dung của phần Khám phá như sau:

Nhóm 1: tìm hiểu các mục 1a và 1b; 

Nhóm 2: tìm hiểu mục 1c; 

Nhóm 3: tìm hiểu các mục 1d;

Nhóm 4: tìm hiểu mục 1e và 1g.

* GĐ 2: Hình thành nhóm mảnh ghép

- GV tiến hành tạo nhóm mới gồm đầy đủ các thành viên của 4 nhóm chuyên gia.

- GV yêu cầu các nhóm mảnh ghép thảo luận và trình bày ra bảng nhóm. Sau đó, gọi HS trong từng nhóm lên trình bày và thực hành minh hoạ để từng bước tạo ra hình vẽ ở Hình 1 trong SGK. 

- Nhóm HS khái quát các bước tiến hành vẽ và định dạng hình đồ họa trong  phần mềm soạn thảo.

- GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận, trao đổi trả lời câu hỏi hoạt động Làm tr.40 SGK:

Em hãy nêu lợi ích của việc nhóm các đối tượng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 2 – 10 và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS nêu được các thao tác và thực hành minh họa để tạo được sản phẩm như Hình 1 (Đính kèm dưới hoạt động).

- HS nêu được lợi ích của việc nhóm các đối tượng là thuận lợi cho việc di chuyển và thay đổi kích thước của hình vẽ.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tuyên dương các nhóm.

- GV chuyển sang nội dung luyện tập. 

1. Vẽ và định dạng hình đồ họa trong phần mềm soạn thảo văn bản.

a) Vẽ hình đồ họa bằng mẫu có sẵn

Chọn hình vẽ, kéo thả chuột hoặc sử dụng các phím mũi tên để di chuyển hình vẽ đến vị trí mong muốn.

b) Thay đổi kích thước, xoay hình vẽ

Thay đổi kích thước hình vẽ

❶ Chọn hình vẽ.

❷ Di chuyển con trỏ chuột vào nút tròn ở cạnh hoặc góc hình vẽ.

❸ Khi con trỏ chuột chuyển sang dạng mũi tên hai chiều, thực hiện kéo thả để thay đổi kích thước hình vẽ.

Lưu ý: Nhấn giữ phím Shift kết hợp với kéo thả nút tròn ở góc của khung hình chữ nhật bao quanh hình vẽ để giữ nguyên tỉ lệ ngang, dọc khi thay đổi kích thước hình vẽ.

Các bước xoay hình vẽ 

❶ Chọn hình vẽ.

❷ Di chuyển con trỏ chuột vào nút mũi tên vòng ở bên trên hình vẽ.

❸ Khi con trỏ chuột chuyển thành dạng , thực hiện kéo thả để xoay hình vẽ.

Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng các công cụ khác như Rotate, Flip giúp ta lật, xoay hình vẽ một góc 90°, sử dụng nhóm lệnh Size để thay đổi kích thước hình vẽ, có thể thay đổi và sửa mẫu hình vẽ bằng Edit Shape.

c) Định dạng nền, đường viền, nét vẽ của hình vẽ

Định dạng nền

Nút có chức năng tô màu nền của hình vẽ đang chọn bằng màu đã chọn trước đó.

Định dạng đường viền, nét vẽ

Nút có chức năng đổi màu đường viền của hình vẽ đang chọn giống màu đã chọn trước đó.

d) Tạo hiệu ứng cho hình vẽ

Nút có tác dụng là áp dụng hiệu ứng cho đối tượng đang chọn giống hiệu ứng đã chọn trước đó.

Thêm văn bản vào hình vẽ

❶ Nháy phải chuột vào hình vẽ rồi chọn Add Text trong bảng chọn ngữ cảnh mở ra.

❷ Nhập văn bản vào hình vẽ.

❸ Nháy chuột ngoài hình để hoàn tất.

Word cung cấp sẵn một số mẫu trình bày văn bản trong hộp văn bản (Text Box). Khi thay đổi kích thước hình vẽ thì cỡ chữ văn bản trong hình không thay đổi theo. 

e) Thay đổi thứ tự lớp đối tượng.

- Đưa lớp đối tượng lên trên:

+ Chọn Bring Forward để đưa lớp được chọn lên trên lớp đối tượng đang ở ngay trên nó.

+ Chọn Bring to Front để đưa lớp được chọn lên trên cùng.

+ Chọn Bring in Fron of Text đưa lớp được chọn lên trên kênh chữ (Text) trong trang soạn thảo văn bản.

- Đưa lớp đối tượng xuống dưới:

+ Chọn Send Backward để đưa lớp được chọn xuống dưới lớp đối tượng đang ở ngay dưới nó.

+ Chọn Send to Back để đưa lớp được chọn xuống dưới cùng.

+ Chọn Send Behind Text để đưa lớp được chọn xuống dưới kênh chữ (Text) trong trang soạn thảo văn bản.

Trình bày và di chuyển đối tượng.

❶ Chọn đối tượng

❷ Nháy chuột vào nút lệnh Layout Options .

❸ Chọn kiểu trình bày trong cửa sổ Layout Options.

Nhóm các đối tượng

❶ Nhấn giữ phím Shift kết hợp nháy chuột chọn lần lượt các đối tượng.

❷ Chọn thẻ ngữ cảnh Format, trong nhóm lệnh Arrange, chọn Group.

Để bỏ nhóm các đối tượng, ở bước hai ta chọn Ungroup.

g) Xóa đối tượng

Chọn đối tượng hoặc nhóm đối tượng và nhấn phím Delete.

Hoạt động Làm SGK trang 40:

Sau khi được nhóm, các đối tượng sẽ ở trong cùng một lớp. Việc nhóm đối tượng giúp di chuyển, thay đổi kích thước, định dạng, sắp xếp, ... đồng thời các đối tượng trong hình. 

Ghi nhớ:

Vẽ hình đồ họa trong Word: Chọn thẻ Insert, chọn nút lệnh Shapes, chọn mẫu hình vẽ, kéo thả chuột trên trang văn bản để vẽ hình.

Thay đổi kích thước, di chuyển, sắp xếp, định dạng, nhóm đối tượng đồ hoạ: chọn đối tượng, sau đó sử dụng các lệnh tương ứng trong thẻ ngữ cảnh Format hoặc bảng chọn ngữ cảnh.

Thao tác và thực hành minh họa tạo sản phẩm như Hình 1 tr.36 SGK:

* Vẽ hình đồ họa và thay đổi kích thước, xoay hình vẽ: 

- Vẽ hình chữ nhật lớn, ở vị trí trung tâm.

- Vẽ hình ngũ giác ở bên trái, thực hiện thay đổi kích thước, chỉnh sửa hình dáng, sao chép, lật hình vẽ để tạo hình ngũ giác ở bên phải, di chuyển hình vẽ để tạo cặp hình ngũ giác đối xứng.

- Vẽ hình chữ nhật bo tròn góc, thay đổi kích thước, xoay hình vẽ (quay trái 90º) để tạo hình chữ nhật ở bên trái (thiết bị vào); sao chép, xoay (quay 180º), di chuyển hình vẽ để tạo hình chữ nật bên phải (thiết bị ra).

* Định dạng nền, đường viền, nét vẽ của hình vẽ:

Nháy đúp chuột vào viền hình vẽ để chọn đối tượng, mở dải lệnh ngữ cảnh Format.

- Thay đổi màu nền: Chọn nút lệnh Shape Fill → Nháy chuột để chọn màu nền (Orange, Accent 2, Lighter 80%).

- Thay đổi màu sắc đường viền: Chọn nút lệnh Shape Outline → Nháy chuột để chọn màu nền (Orange, Accent 2, Darker 25%).

- Thay đổi độ dày đường viền: Chọn nút lệnh Shape Outline → Nháy chọn Weight.

- Thay đổi kiểu nét đường viền: Chọn nút lệnh Shape Outline → Nháy chọn Dashes (Dash).

* Tạo hiệu ứng, thêm chữ, thay đổi thứ tự lớp đối tượng, xóa đối tượng

- Thêm chữ: nháy chuột phải rồi chọn Add Text, nhập văn bản vào hình vẽ. 

- Vẽ hình chữ nhật nhỏ ở vùng trung tâm (Bộ xử lí trung tâm), chọn màu nền, thêm chữ và tạo hiệu ứng cho hình vẽ. 


=> Xem toàn bộ Giáo án Tin học 8 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Công nghệ 8 chân trời sáng tạo Bài 8a Thêm hình minh họa cho văn bản, Tải giáo án trọn bộ Công nghệ 8 chân trời sáng tạo, Giáo án word Công nghệ 8 chân trời sáng tạo Bài 8a Thêm hình minh họa cho văn bản

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án KHTN 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử KHTN 8 chân trời sáng tạo


Giáo án Công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Tin học 8 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Công dân 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công dân 8 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN LỚP 8 CÁC MÔN CÒN LẠI