Soạn giáo án Tin học 8 chân trời sáng tạo Bài 3: Thông tin với giải quyết vấn đề

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tin học 8 bài 3: Thông tin với giải quyết vấn đề sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 3: THÔNG TIN VỚI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (1 Tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Chủ động tìm kiếm được thông tin để thực hiện nhiệm vụ cụ thể.
  • Đánh giá được lợi ích của thông tin tìm được trong giải quyết vấn đề, nêu được ví dụ minh họa.
  • Sử dụng được công cụ tìm kiếm, xử lí và trao đổi thông tin trong môi trường số, nêu được ví dụ minh họa.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.

Năng lực riêng:

  • Phát triển năng lực tự học thông qua việc tìm tòi, nghiên cứu và khai thác thông tin.
  • Giải quyết được vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
  • Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
  1. Phẩm chất
  • Rèn luyện tinh thần trách nhiệm trong sử dụng thông tin và phẩm chất trung thực trong trích dẫn thông tin.
  • Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo không ngừng nâng cao hiệu suất lao động.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Tin học 8.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Phòng thực hành tin học.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Tin học 8.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Dẫn dắt, gợi mở kiến thức cho HS trước khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV đặt vấn đề cần giải quyết cho HS.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Em hãy kể tên một số công cụ tìm kiếm (máy tìm kiếm) mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức của bản thân để trả lời yêu cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS có thể nêu tên một số máy tìm kiếm:

                               

               Google                                     Bing                                             Ask.com

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ thực hành giải quyết vấn đề với thông tin trong môi trường số – Bài 3: Thông tin với giải quyết vấn đề.

  1. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
  2. Mục tiêu:

- Chủ động tìm kiếm được thông tin để thực hiện nhiệm vụ cụ thể.

- Đánh giá được lợi ích của thông tin tìm được trong giải quyết vấn đề, nêu được ví dụ minh họa.

- Sử dụng được công cụ tìm kiếm, xử lí và trao đổi thông tin trong môi trường số, nêu được ví dụ minh họa.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để thực hiện lần lượt các yêu cầu trong SGK.
  2. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hành của HS.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức để HS làm việc theo nhóm, thực hiện lần lượt các yêu cầu trong SGK, cho các nhóm trình bày, kiểm tra chéo sản phẩm thực hành của nhau.

- GV có thể gợi ý cho các nhóm HS thực hiện tìm kiếm vấn đề đang được quan tâm, tranh luận trên Internet bằng những từ khóa như: bàn thắng gây tranh cãi, tình huống thể thao gây tranh cãi, tình huống giao thông gây tranh cãi, vấn đề giáo dục đang được tranh luận, vấn đề văn hóa đang được tranh luận,...

- Sau đó, GV định hướng để 2, 3 nhóm HS lựa chọn cùng một vấn đề và tiến hành thực hiện các yêu cầu:

+ Mục b: Tìm kiếm, tổng hợp thông tin.

+ Mục c: Đánh giá lợi ích của thông tin.

+ Mục d: Các nhóm đã lựa chọn cùng vấn đề tiến hành trình bày, trao đổi với nhau (khi đó các nhóm sẽ có nhiều nội dung, ý kiến để trao đổi, thảo luận, góp ý cho nhau).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lựa chọn vấn đề, thực hiện tìm kiếm, tổng hợp thông tin, ý kiến về vấn đề đã chọn theo mẫu như Bảng 1 SGK tr. 14.

- HS đánh giá độ tin cậy của mỗi thông tin, ý kiến theo Bảng 1 SGK dựa trên các yếu tố như tác giả, địa chỉ trang web, mục đích, các trích dẫn, tính cập nhật và kinh nghiệm, hiểu biết, suy luận của HS, đánh giá được lợi ích của mỗi thông tin, ý kiến dựa trên mức độ phù hợp hay liên quan của thông tin với vấn đề, câu hỏi đặt ra.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày, bảo vệ được nhận xét, đánh giá của mình về độ tin cậy, lợi ích của thông tin, ý kiến trong sản phẩm của nhóm.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tuyên dương các nhóm.

- GV chuyển sang nội dung luyện tập.

Thực hành

a) Lựa chọn một vấn đề được quan tâm, tranh luận trên Internet.

b) Tìm kiếm thông tin về vấn đề được chọn, tổng hợp thông tin trong bảng 1.

Bảng 1. Bảng tổng hợp thông tin

STT

Nội dung chính

Địa chỉ trang web

Đơn vị, tác giả

Mục đích của bài viết

Thời gian

1

?

?

?

?

?

2

?

?

?

?

?

...

?

?

?

?

?

c) Đánh giá được độ tin cậy, lợi ích của thông tin tìm kiếm được.

d) Bài trình chiếu của HS gồm các nội dung:

- Vấn đề tranh luận.

- Tóm tắt một số thông tin, ý kiến khác nhau và độ tin cậy của những thông tin, ý kiến đó.

- Những thông tin, ý kiến mang lại lợi ích, không mang lại lợi ích trong giải quyết, làm rõ vấn đề.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức về cách khai thác thông tin trong môi trường số.
  3. Nội dung: GV cho HS tham gia trò chơi trắc nghiệm, hoàn thành các bài tập phần Luyện tập SGK tr.15.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức hoạt động:

Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1. Để tìm hiểu về cách sử dụng một chiếc máy ảnh mới, nguồn thông tin nào sau đây cần được tham khảo nhất?

  1. Hướng dẫn của một người đã từng chụp ảnh.
  2. Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
  3. Hướng dẫn của một người giỏi Tin học.
  4. Câu trả lời trên một số diễn đàn về chụp ảnh.

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Tin học 8 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại được cập nhật liên tục đến 30/01 sẽ có đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác