Soạn giáo án Tin học 8 chân trời sáng tạo Bài 11b: Tẩy, tạo hiệu ứng cho ảnh

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tin học 8 Bài 11b: Tẩy, tạo hiệu ứng cho ảnh - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 11B: TẨY, TẠO HIỆU ỨNG CHO ẢNH

  1. MỤC TIÊU 
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thực hiện tẩy chi tiết không mong muốn trên bức ảnh; áp dụng hiệu ứng để tạo bức ảnh phác hoạ, làm mờ viền bức ảnh để làm nổi bật đối tượng, tạo hiệu ứng chuyển động cho ảnh.
  • Thực hiện được việc lựa chọn kiểu tệp để lưu trữ kết quả xử lí ánh phù hợp với mục đích sử dụng.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.

Năng lực riêng: 

  • Phát triển năng lực tự học thông qua việc tìm tòi, nghiên cứu và khai thác thông tin.
  • Giải quyết được vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
  • Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
  1. Phẩm chất
  • Rèn luyện tinh thần trách nhiệm trong sử dụng thông tin và phẩm chất trung thực trong trích dẫn thông tin.
  • Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo không ngừng nâng cao hiệu suất lao động.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Tin học 8. 
  • Tiết lí thuyết: Máy chiếu, máy tính có cài phần mềm Paint.Net. 
  • Tiết thực hành: Phòng thực hành tin học với máy tính đã được cài đặt phần mềm Paint.Net.
  • Các tệp ảnh Quả chuối, chú chó, quả táo
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Tin học 8. 

III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG

  • Tiết 1 (lí thuyết): Các phần Khởi động, Khám phá và Luyện tập.
  • Tiết 2 (thực hành): Phần Thực hành và phần Vận dụng.
  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  3. Mục tiêu: Dẫn dắt, gợi mở kiến thức cho HS trước khi vào bài học.
  4. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận, tìm hiểu về sự khác nhau giữa các bức ảnh ở Hình 1 và Hình 2. Theo em làm thế nào để từ ảnh ở Hình 1 ta có được ảnh ở Hình 2?
  5. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  6. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình: 

- GV nêu câu hỏi gợi ý:

+ Quan sát, nhận xét nhận ra được các chi tiết khác nhau giữa ảnh quả chuối ở Hình 1 và Hình 2 trong SGK.

- Quan sát và cho biết trong Hình 2 không có những chi tiết nào mà trong Hình 1 có.

- Có thể sử dụng phần mềm nào để tạo bức ảnh ở Hình 2 từ bức ảnh ở Hình 1?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức của bản thân để trả lời yêu cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời:

Dự kiến trả lời: 

+ Bức ảnh ở hình 1 quả chuối có các vết thâm còn hình 2 thì không.

+ Có thể sử dụng phần mềm Paint.Net. để chỉnh sửa bức ảnh

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm hiểu chi tiết hơn về cách tạo ra Hình 2 từ bức ảnh ở Hình 1 và các chức năng khác của phần mềm Paint.Net, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay – Bài 11B: Tẩy, tạo hiệu ứng cho ảnh

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Tẩy chi tiết không mong muốn trên ảnh

  1. Mục tiêu: HS biết cách thực hiện tẩy chi tiết không mong muốn trên bức ảnh và nêu được một số tình huống sử dụng
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc thông tin để thực hiện các yêu cầu được giao. 
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc kênh chữ, quan sát kênh hình để tìm hiểu về tẩy chi tiết trên ảnh để trả lời các câu hỏi

+ Nêu cách tẩy chi tiết không mong muốn trên ảnh

+ Nêu các bước tẩy các vết thâm trên quả chuối trong Hình 1 để tạo ra bức ảnh mới như trong Hình 2.


- GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động Làm SGK trang 75:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Công cụ nhân bản vùng ảnh thích hợp để tẩy chi tiết không mong muốn trong ảnh.

B. Nên phóng to khu vực ảnh cần xử lí khi thực hiện chọn, nhân bản và dán đè bộ ảnh nhân bản lên vùng ảnh có chi tiết cần tẩy.

C. Thông số độ nét vùng biên càng lớn thì vùng ảnh dán đè càng hòa đồng với vùng ảnh xung quanh.

D. Nên chọn kích thước bút vẽ để biểu tượng có kích thước vừa đủ bao quanh chi tiết cần tẩy.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tóm tắt các ý về tẩy chi tiết trên ảnh

- HS trả lời các câu hỏi được nêu trong hoạt động “Làm”  SGK - tr 75.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày, bảo vệ được nhận xét, đánh giá của mình về độ tin cậy, lợi ích của thông tin, ý kiến trong sản phẩm của nhóm.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tuyên dương các nhóm.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Tẩy chi tiết không mong muốn trên ảnh

- Tẩy chi tiết không mong muốn trên ảnh bằng cách thay thế vùng ảnh đó bằng vùng ảnh tương đồng không chứa chi tiết cần tẩy.

- Ví dụ, tẩy các vết thâm trên quả chuối trong Hình 1 để tạo ra bức ảnh mới như trong Hình 2.

- Các bước thực hiện tẩy các vết thâm trên quả chuối 

Mở phần mềm Paint.Net. và copy hình ảnh cần chỉnh sửa vào phần mềm Paint.Net.

B1: Chọn công cụ Clone Stamp (nhân bản vùng ảnh).

B2: Chọn thông số Hardness (độ nét vùng biên)

B3: Chọn thông số Brush width (kích thước bút vẽ)

B4: Di chuyển chuột để đưa bút vẽ đến vùng ảnh tương đồng, nhấn giữ phím Ctrl và nháy chuột để xác định vùng ảnh sẽ nhân bản.

B5: Di chuyển chuột để đưa bút vẽ vào nơi có vết thâm, rồi nháy chuột để dán đè vùng ảnh đã xác định ở Bước 4 lên vùng ảnh có vết thâm. Kết quả như ở hình 6.

- Thực hiện lặp lại các bước 4, 5 để tẩy các vết thâm khác, ta được ảnh kết quả như ở Hình 2.

Lưu ý:

+ Lựa chọn kích thước bút vẽ để bao quanh chi tiết cần tẩy, kích thước vòng tròn phụ thuộc vào kích thước bút vẽ.


+ Thông số độ nét vùng biên ảnh càng nhỏ, viền của vùng ảnh dán đè càng hoà đồng với vùng ảnh xung quanh.

+ Kỹ thuật nhân bản vùng ảnh thường được sử dụng để phục chế ảnh và chỉnh sửa ảnh chân dung.

+ Phóng to vùng ảnh cần xử lý để tăng độ chính xác khi thực hiện bước 4 và 5.

Hoạt động Làm:

Đáp án: C.

 

Hoạt động 2: Tạo hiệu ứng cho ảnh

  1. Mục tiêu: HS biết cách thực hiện tạo hiệu ứng cho ảnh.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc, tìm kiếm thông tin trong SGK để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. 
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS đọc kênh chữ, quan sát kênh hình để tìm hiểu về tạo ảnh phác họa, hiệu ứng làm mờ vùng viền của bức ảnh.

- GV nêu câu hỏi gợi ý:

+ Nêu các bước thực hiện tạo ảnh phác họa bằng hiệu ứng Pencil Sketch, 

+ Nêu các bước thực hiện tạo Hiệu ứng làm mờ vùng viền của bức ảnh

+ Làm nổi bật đối tượng bằng hiệu ứng Vignette như thế nào?

+ Thực hành minh họa trên máy tính (kết nối với máy chiếu) thực hiện tạo ảnh phác họa bằng hiệu ứng tạo ảnh phác họa bằng hiệu ứng Pencil Sketch, nổi bật đối tượng bằng hiệu ứng Vignette

- GV hướng dẫn cho HS thực hiện hoạt động Làm SGK trang 77:

Theo em, hiệu ứng làm mờ vùng viền của bức ảnh thường được sử dụng khi nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tóm tắt các ý về cách thực hiện tạo hiệu ứng cho ảnh

- HS trả lời các câu hỏi được nêu trong hoạt động “Làm”  SGK - tr 77.

- Thực hành theo nhóm cách thực hiện tạo hiệu ứng cho ảnh.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày, bảo vệ được nhận xét, đánh giá của mình về độ tin cậy, lợi ích của thông tin, ý kiến trong sản phẩm của nhóm.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tuyên dương các nhóm.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

2. Tạo hiệu ứng cho ảnh

a) Tạo ảnh phác hoạ

- Áp dụng hiệu ứng phác họa bằng bút chì (Pencil Sketch)

- Các bước thực hiện:

B1: Chọn thẻ Effects.

B2: Chọn Artistic.

B3: Chọn Pencil Sketch. Cửa sổ Pencil Sketch mở ra

B4: Thay đổi thông số kích thước nét bút chì (Pencil tip size)

B5: Thay đổi thông số mức độ chi tiết phác họa (Range)

B6: Chọn OK để thu được kết quả

Lưu ý:

+ Thông số kích thước nét bút chì càng nhỏ, nét vẽ càng mảnh.

+ Thông số mức độ chi tiết càng cao, phác hoạ càng chi tiết.

+ Khi thay đổi kích thước nét bút chì và mức độ chi tiết, kết quả hiệu ứng được xem trước.

+ Sử dụng Ink Sketch và Oil Painting trong Effects > Artists để tạo ảnh phác họa với phong cách tranh sơn dầu.

b) Hiệu ứng làm mờ vùng viền của bức ảnh

-  Giảm độ sáng vùng xung quanh ảnh để làm nổi bật đối tượng chính.

- Tập trung sự chú ý của người xem vào đối tượng chính.

- Các bước thực hiện:

B1: Chọn thẻ Effects.

B2: Chọn Photo.

B3: Chọn Vignette, Cửa sổ Vignette mở ra

B4: Kéo thả dấu + vào tâm của vùng cần làm nổi bật

B5: Thay đổi thông số bán kính (Radius) của vùng được làm nổi bật

B6: Thay đổi thông số mức độ làm mờ (Density)

B7: Chọn OK để thu được kết quả

Lưu ý:

+ Thông số bán kính càng cao, vùng ảnh cần làm nổi bật càng rộng.

+ Thông số mức độ làm mờ càng cao, vùng viền càng tối.

+ Khi thay đổi tâm, bán kính và mức độ làm mờ, kết quả áp dụng hiệu ứng được hiển thị ngay để xem trước.

Hoạt động Làm:

Hiệu ứng làm mờ vùng viền của bức ảnh thường được sử dụng khi cần  làm nổi bật đối tượng chính, hướng sự tập trung chú ý của người xem vào đối tượng chính.


=> Xem toàn bộ Giáo án Tin học 8 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Công nghệ 8 chân trời sáng tạo Bài 11b Tẩy, tạo hiệu ứng cho ảnh, Tải giáo án trọn bộ Công nghệ 8 chân trời sáng tạo, Giáo án word Công nghệ 8 chân trời sáng tạo Bài 11b Tẩy, tạo hiệu ứng cho ảnh

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án KHTN 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử KHTN 8 chân trời sáng tạo


Giáo án Công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Tin học 8 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Công dân 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công dân 8 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN LỚP 8 CÁC MÔN CÒN LẠI