Soạn giáo án Tin học 8 chân trời sáng tạo Bài 10a: Trình bày trang chiếu

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tin học 8 Bài 10a: Trình bày trang chiếu - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 10A: TRÌNH BÀY TRANG CHIẾU

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU 
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Sử dụng được màu sắc, cỡ chữ hài hòa và hợp lí với nội dung trang chiếu.
  • Đưa được vào trang chiếu đường dẫn đến video hay tài liệu khác.
  • Thực hiện được đánh số trang, thêm chân trang cho trang chiếu.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.

Năng lực riêng: 

  • Phát triển năng lực tự học thông qua việc tìm tòi, nghiên cứu và khai thác thông tin.
  • Giải quyết được vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
  • Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
  1. Phẩm chất
  • Rèn luyện tinh thần trách nhiệm trong sử dụng thông tin và phẩm chất trung thực trong trích dẫn thông tin.
  • Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo không ngừng nâng cao hiệu suất lao động.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Tin học 8. 
  • Máy tính, máy chiếu có phần mềm trình chiếu. 
  • Các tệp Cochumausac.pptx, Thanhphanmaytinh.pptx, tệp video về bàn thắng trong bóng đá (hoặc video khác).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Tin học 8. 

III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG

  • Tiết 1 (lí thuyết): Các phần Khởi động, Khám phá và Luyện tập.
  • Tiết 2 (thực hành): Phần Thực hành và phần Vận dụng.
  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  3. Mục tiêu: Dẫn dắt, gợi mở kiến thức cho HS trước khi vào bài học.
  4. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận, tìm hiểu tình huống SGK.
  5. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  6. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1a, Hình 1b trong SGK: 

Hãy trao đổi với bạn để chỉ ra những điểm chưa hợp lí về sử dụng cỡ chữ, màu sắc trên trang chiếu ở Hình 1a và Hình 1b.

- GV yêu cầu HS đọc kênh chữ, quan sát kênh hình để chỉ ra những điểm chưa hợp lí về việc sử dụng cỡ chữ, màu sắc trên trang chiếu ở Hình 1a, Hình 1b:

+ Đối với trang chiếu ở Hình 1a: Tiêu đề trang chiếu có nổi bật không? Tại sao? Cỡ chữ của các mục cùng cấp có thống nhất không? Nội dung nào khó đọc? Tại sao?

+ Đối với trang chiếu ở Hình 1b: Tiêu đề trang chiếu có nổi bật không? Tại sao? Nội dung nào khó đọc? Tại sao? Màu chữ của các mục cùng mức phân cấp có thống nhất không?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức của bản thân để trả lời yêu cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chỉ ra được một số điểm chưa hợp lí về cỡ chữ, màu sắc trên các trang chiếu ở Hình 1 (có thể không nêu được hoặc nêu được lí do): Tiêu đề trang chiếu không nổi bật là do cỡ chữ không lớn hơn cỡ chữ trong phần nội dung hoặc màu chữ gần giống với màu nền; một số nội dung trên trang chiếu khó đọc vì cỡ chữ quá nhỏ hoặc màu chữ gần giống với màu nền; ở cùng mức phân cấp, cỡ chữ, màu chữ không thống nhất.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Muốn cho một bài trình chiếu đẹp, chuyên nghiệp ta phải biết cách sử dụng cỡ chữ, màu sắc hài hòa, hợp lí và có thể thêm liên kết, thông tin thời gian,… nếu cần. Vậy sử dụng những chức năng trên như thế nào cho hiệu quả, hôm nay chúng ta cùng đi vào bài học – Bài 10A: Trình bày trang chiếu.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Sử dụng cỡ chữ, màu sắc hài hòa, hợp lí 

  1. Mục tiêu: HS sử dụng được cỡ chữ, màu chữ hài hòa và hợp lí với nội dung trang chiếu.
  2. Nội dung: GV nêu yêu cầu, HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở SGK tr.48 – 49.
  3. Sản phẩm học tập: Sử dụng cỡ chữ, màu sắc hài hòa, hợp lí.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

a) Sử dụng cỡ chữ, màu chữ trong trang chiếu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm (3 – 4 HS).

- GV cho các nhóm HS đọc thông tin mục 1a, quan sát Hình 2 – 3 để tìm hiểu, trình bày, thực hành minh họa về sử dụng cỡ chữ trên trang chiếu.

- GV đặt câu hỏi gợi ý: 

+ Trên trang chiếu, cỡ chữ tối thiểu là bao nhiêu? Tại sao?

+ Thế nào là việc sử dụng cỡ chữ phù hợp với từng thành phần của bài trình chiếu, trang chiếu? Nêu ví dụ.

+ Khi trang chiếu có nhiều mức phân cấp thì cỡ chữ nên được sử dụng như thế nào?

+ Cần lưu ý điều gì để sử dụng cỡ chữ phù hợp với phông chữ?

+ Hãy đề xuất, thực hành minh họa khắc phục được những điểm chưa hợp lí trên trang chiếu 1 trong tệp Cochumausac.pptx (như Hình 1a trong SGK).

- Sau đó, các nhóm HS trao đổi, thảo luận để trả lời các câu hỏi được nêu trong hoạt động “Làm”  SGK - tr 48: Em hãy giải thích tại sao việc sử dụng cỡ chữ trên trang chiếu ở Hình 1a trong SGK là chưa hợp lí?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tóm tắt các ý chính về sử dụng cỡ chữ trong trang chiếu.

- HS trả lời các câu hỏi được nêu trong hoạt động “Làm”  SGK - tr 48 và giải thích.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày các nội dung về cỡ chữ.

- HS nêu được lí do việc sử dụng cỡ chữ ở Hình 1a trong SGK chưa hợp lí.

- HS đề xuất, thực hành minh họa khắc phục được những điểm chưa hợp lí trên trang chiếu 1 trong tệp CochuMausac.pptx.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, 

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Sử dụng cỡ chữ, màu sắc hài hòa, hợp lí 

a) Sử dụng cỡ chữ, màu chữ trong trang chiếu

- Để người xem dễ dàng đọc được nội dung, cỡ chữ trên trang chiếu thường là từ 20pt trở lên (1 point 0,35 mm). 

- Cỡ chữ cần được sử dụng phù hợp với từng thành phần của bài trình chiếu, trang chiếu. Ví dụ: tiêu đề bài trình chiếu có cỡ chữ lớn nhất, khoảng 60pt; tiêu đề của trang nội dung có cỡ chữ khoảng 44pt; nội dung trang chiếu thường có cỡ chữ khoảng 20pt – 28pt.

- Sử dụng cỡ chữ thống nhất cho các mục cùng phân cấp, mức phân cấp tiếp theo có cỡ chữ nhỏ hơn mức phân cấp trước đó.

- Cùng một cỡ chữ nhưng ở phông chữ khác nhau thì kích thước không hoàn toàn như nhau.

Hoạt động Làm:

- Cỡ chữ của tiêu đề trang chiếu không lớn hơn cỡ chữ trong phần nội dung của trang chiếu; cỡ chữ của phần nội dung phía dưới quá nhỏ; các mục cùng mức phân cấp có cỡ chữ không thống nhất.

 Khắc phục:

- Tiêu đề sử dụng cỡ chữ 44 pt.

- Mức phân cấp 1 (Cỡ chữ và Màu sắc) sử dụng cỡ chữ 28.

- Nội dung mức phân cấp 2 sử dụng cỡ chữ 24.

b) Sử dụng màu sắc trong trang chiếu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức hoạt động cho các nhóm tiếp tục hoạt động.

- GV cho các nhóm HS đọc thông tin mục 1b, quan sát Hình 4 – 6 để tìm hiểu, trình bày, thực hành minh họa về sử dụng màu sắc trên trang chiếu.

- GV đặt câu hỏi gợi ý: 

+ Điều cần chú trọng nhất khi sử dụng màu sắc trên trang chiếu là gì?

+ Khi sử dụng các màu nóng, lạnh và trung tính ta cần lưu ý điều gì? Cho ví dụ.

+ Nên sử dụng màu sắc như thế nào cho tiêu đề của các trang chiếu, các mục cùng mức phân cấp?

+ Để trang chiếu hài hòa, đẹp mắt, đạt hiệu quả truyền đạt thông tin cao ta cần lưu ý điều gì?

+ Hãy đề xuất, thực hành minh họa khắc phục được những điểm chưa hợp lí trên trang chiếu 2 trong tệp Cochumausac.pptx.

- Sau đó, các nhóm HS trao đổi, thảo luận để trả lời các câu hỏi được nêu trong hoạt động “Làm”  SGK - tr 49: Em hãy giải thích tại sao việc sử dụng màu chữ trên trang chiếu ở Hình 1b là chưa hợp lí?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tóm tắt các ý chính về sử dụng màu chữ trong trang chiếu.

- HS trả lời các câu hỏi được nêu trong hoạt động “Làm”  SGK - tr 49 và giải thích.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày, bảo vệ được nhận xét, đánh giá của mình về độ tin cậy, lợi ích của thông tin, ý kiến trong sản phẩm của nhóm.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tuyên dương các nhóm.

- GV chuyển sang nội dung mới.

b) Sử dụng màu sắc trong trang chiếu

- Về sử dụng màu sắc trên trang chiếu, việc cần chú trọng nhất là đảm bảo độ tương phản giữa màu chữ và màu nền. Độ tương phản cao sẽ dễ đọc, độ tương phản thấp sẽ khó đọc.

- Các màu nóng (đỏ, cam, vàng) thường được sử dụng để làm nổi bật, thu hút sự chú ý của người xem. Các màu lạnh (xanh lục, xanh lam, tím) thường sử dụng để làm màu nền. Kết hợp màu trung tính (cỡ chữ màu trắng, đen) với màu lạnh (màu xanh) hoặc màu nóng (màu vàng) tạo sự hài hòa, trang nhã. Kết hợp màu nóng với màu lạnh thường gây chói mắt.

- Nên sử dụng các màu sắc thống nhất cho tiêu đề của các trang chiếu, các mục cùng mức phân cấp. Không nên sử dụng quá nhiều màu sắc trên một trang chiếu.

- Để trang chiếu hài hòa, đẹp mắt, đạt hiệu quả truyền đạt thông tin cao ta cần sử dụng một cách hợp lí màu sắc, cỡ chữ, phông chữ, kiểu chữ, chữ thường, chữ hoa.

Hoạt động Làm:

- Màu chữ không làm nổi bật tiêu đề trang chiếu, có độ tương phản thấp đối với màu nền; không thống nhất màu sắc đối với các mục cùng mức phân cấp; sử dụng quá nhiều màu sắc trên trang chiếu.

Kết luận chung:

Cần sử dụng hợp lí màu sắc, cỡ chữ, phông chữ, kiểu chữ phù hợp với nội dung bài trình chiếu.

Hoạt động 2: Tạo liên kết, thêm thông tin thời gian, chân trang, số trang 

  1. Mục tiêu: 

- Đưa được vào trang chiếu đường dẫn đến video hay tài liệu khác.

- Thực hiện được đánh số trang, thêm chân trang cho trang chiếu.

  1. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, HS thảo luận để thực hiện nhiệm vụ. 
  2. Sản phẩm học tập: Tạo liên kết, thêm thông tin thời gian, chân trang, số trang.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

a) Tạo liên kết trong trang chiếu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm (2 – 3 HS)

- GV cho các nhóm HS đọc thông tin mục 2a, quan sát  Hình 8 để tìm hiểu: tình huống sử dụng liên kết trong trang chiếu; thực hành minh họa các bước tạo, sử dụng, hủy liên kết trong trang chiếu. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tóm tắt các ý về tạo liên kết trong trang chiếu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày nội dung tạo liên kết trong trang chiếu.

- HS thực hành minh họa các bước tạo, sử dụng, hủy liên kết trong trang chiếu.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tuyên dương các nhóm.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

b) Thêm thời gian, số trang, chân trang cho trang chiếu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức hoạt động cho các nhóm tiếp tục thảo luận, trao đổi. 

- GV cho các nhóm HS đọc thông tin mục 2b, quan sát Hình 9 – 10  để tìm hiểu: lợi ích của việc thêm thông tin về thời gian, số trang, nội dung chân trang vào trang chiếu; thực hành minh họa thêm, định dạng, bỏ thông tin thời gian, số trang, nội dung chân trang trên trang chiếu.

- GV đặt câu hỏi gợi ý: 

+ Việc thêm thông tin về thời gian, số trang, nội dung mang lại lợi ích gì?

+ Nêu và thực hành minh họa thêm, định dạng, bỏ thông tin thời gian, số trang, nội dung chân trang trên trang chiếu.

+ Theo em có nên thêm thông tin vào đầu trang chiếu hay hiển thị nhiều thông tin ở chân trang chiếu hay không? Tại sao?

- Sau đó, các nhóm HS trao đổi, thảo luận để trả lời các câu hỏi được nêu trong hoạt động “Làm”  SGK - tr 51:

1. Em hãy nêu các bước để tạo, hủy bỏ liên kết đối tượng trên trang chiếu với một tệp tài liệu khác.

2. Những phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Thông tin thời gian, chân trang, số trang sau khi được thêm vào trang chiếu thì không chỉnh sửa hoặc xóa bỏ được.

B. Có thể thay đổi được vị trí hiển thị thông tin ngày, giờ, nội dung chân trang, số trang.

C. Mặc định PowerPoint cho phép thêm đầu trang (header) vào trang chiếu.

D. Có thể thêm đầu trang cho phiên bản các trang chiếu có kèm chú thích.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tóm tắt các ý về thêm thời gian, số trang, chân trang cho trang chiếu.

- HS trả lời các câu hỏi được nêu trong hoạt động “Làm”  SGK - tr 51.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS nêu và thực hành minh họa được việc thêm, định dạng, bỏ thông tin thời gian, số trang, nội dung chân trang trên trang chiếu.

- HS nêu được không nên thêm thông tin vào đầu trang chiếu khi không thực sự cần thiết hay không nên hiển thị quá nhiều thông tin ở chân trang trình chiếu. 

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tuyên dương các nhóm.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tạo liên kết, thêm thông tin thời gian, chân trang, số trang

a) Tạo liên kết trong trang chiếu

- Tình huống sử dụng: khi đang trình bày bài trình chiếu có thể sẽ cần mở một tài liệu khác để minh họa cụ thể, chi tiết hơn cho nội dung trên trang chiếu.

- Các bước tạo liên kết trong trang chiếu:

B1: Chọn đối tượng liên kết.

B2: Chọn thẻ Insert.

B3: Chọn Hyperlink.

B4: Mở thư mục chứa tài liệu trên máy tính.

B5: Chọn tệp tài liệu.

B6: Chọn OK.

b) Thêm thời gian, số trang, chân trang cho trang chiếu

- Lợi ích của việc thêm thông tin về thời gian, số trang, nội dung chân trang vào trang trình chiếu: thuận tiện, dễ dàng hơn trong việc tạo, quản lí, kiểm soát, trình bày, theo dõi bài trình chiếu.

- Các bước thêm, định dạng, bỏ thông tin thời gian, số trang, nội dung chân trang trên trang chiếu:

B1: Chọn trang chiếu.

B2: Chọn thẻ Insert, chọn , cửa sổ Header and Footer mở ra.

B3: Chọn, nhập thông tin hiển thị ở chân trang chiếu:

+ Date and time: thêm thông tin ngày giờ.

+ Update automatically: tự động cập nhật, định dạng ngày giờ.

+ Fixed: nhập ngày giờ cố định.

+ Footer: thêm chân trang và nhập nội dung chân trang.

+ Slide number: thêm số trang.

B4: Chọn Apply để áp dụng cho trang hiện thời hoặc Apply to All để áp dụng cho tất cả các trang.

- Không nên thêm thông tin vào đầu trang chiếu khi không thực sự cần thiết, không nên hiển thị quá nhiều thông tin ở chân trang trình chiếu vì điều đó có thể làm người xem mất tập trung vào nội dung chính trên trang chiếu.

Hoạt động Làm:

1. 

+ Tạo liên kết đối tượng trên trang chiếu với tài liệu khác: chọn đối tượng; chọn Insert → Hyperlink; trong cửa sổ mở ra, nhập vào khung Address đường dẫn tới tệp trên máy tính hoặc địa chỉ trang web; chọn OK.

+ Hủy bỏ liên kết đối tượng trên trang chiếu với một tệp tài liệu khác: di chuyển trỏ chuột vào đối tượng trên trang chiếu đã tạo liên kết, nháy phải chuột và chọn .

2. Đáp án: B


=> Xem toàn bộ Giáo án Tin học 8 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Công nghệ 8 chân trời sáng tạo Bài 10a Trình bày trang chiếu, Tải giáo án trọn bộ Công nghệ 8 chân trời sáng tạo, Giáo án word Công nghệ 8 chân trời sáng tạo Bài 10a Trình bày trang chiếu

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án KHTN 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử KHTN 8 chân trời sáng tạo


Giáo án Công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Tin học 8 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Công dân 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công dân 8 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN LỚP 8 CÁC MÔN CÒN LẠI