Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Kinh tế pháp luật 11 Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 21. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ
TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Hiểu được trách nhiệm của HS trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong một số tình huống đơn giản.
- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để thực hiện những hoạt động học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyện, tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Năng lực đặc thù:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được hành vi, việc làm thực hiện đúng hoặc sai quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh được hành vi của mình trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với lứa tuổi.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Giải thích được các hành vi thực hiện đúng và các hiện tượng vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với lứa tuổi trong cộng đồng.
- Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với lứa tuổi. Tôn trọng và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án.
- Video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Giấy A3, A4, bút màu, băng keo/nam châm dính bảng.
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
- Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: HS bước đầu nhận biết, làm quen với quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Nội dung:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.
- GV dẫn dắt vào bài học.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm).
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Trong thời gian 3 phút, các nhóm hãy liệt kê các tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam mà mình biết ra giấy/bảng phụ. Sau 3 phút, nhóm nào liệt kê được nhiều nhất sẽ thắng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát quá trình HS làm việc, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm.
- GV mời các nhóm khác nhận xét, cho ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và nêu ví dụ:
Một số tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam:
Tín ngưỡng ở Việt Nam | |
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên | Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng |
Tôn giáo ở Việt Nam | |
Phật giáo | Công giáo |
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng. Pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo đảm cho mỗi công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Mục tiêu: HS biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để hiểu được nội dung quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận nhóm và nêu được nội dung quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo với chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức lớp thành 4 – 6 nhóm. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm, thực hiện nhiệm vụ sau: + Cá nhân: Đọc thông tin về Hiến pháp năm 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và các trường hợp ở mục 1 trong SGK tr.145 – 147. + Trao đổi, thảo luận nhóm về các trường hợp; trả lời các câu hỏi trong SGK tr.147: a) Từ thông tin 1 và 2, em hãy nhận xét về suy nghĩ, hành động của các nhân vật trong từng trường hợp trên. Theo em, quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo được biểu hiện như thế nào trong các trường hợp trên? b) Theo em, pháp luật nước ta quy định về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhằm mục đích gì? - GV cung cấp thêm video liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam (đính kèm phía dưới Hoạt động 1). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm: a) Nhận xét về suy nghĩ, hành động của các nhân vật trong hai trường hợp: + Trường hợp 1: Suy nghĩ của chị M là đúng, vì pháp luật quy định công dân có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Suy nghĩ, băn khoăn của bố mẹ chị M là không đúng, vì pháp luật nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử, kì thị vì lí do tôn giáo (khoản 1 Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016). + Trường hợp 2: Suy nghĩ về việc nếu anh T muốn ứng cử vào đại biểu Hội đồng nhân dân thì anh phải từ bỏ tôn giáo mà mình đang theo là suy nghĩ sai lệch, không phù hợp pháp luật. Vì từ bỏ tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào là quyền của công dân, không phải nghĩa vụ công dân. Việc anh T ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân không phụ thuộc vào việc theo tôn giáo nào. b) Pháp luật nước ta quy định quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhằm bảo đảm quyền công dân của mỗi người, đồng thời đảm bảo hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vì quyền và lợi ích của công dân, nhưng không làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước và xã hội. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo Pháp luật Việt Nam quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, cụ thể như sau: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Luôn tôn trọng, không xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; không lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. |
Video trích đoạn hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu: (từ đầu đến 4p30) https://youtu.be/uhhaWPBlV_o?si=pdcS4KG-zw5SIWcn Video quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam: (lấy từ đầu đến 4p58s) https://youtu.be/hVJ0967bh7I?si=Z_ff-7K-jF4GhIK_ |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Mục tiêu: HS biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để nêu được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận nhóm và nêu được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo với chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức lớp thành 4 – 6 nhóm. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm, thực hiện nhiệm vụ sau: + Cá nhân: Đọc thông tin về Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, Bộ luật Hình sự năm 2015 ở mục 2 trong SGK tr.148. + Nhóm: Trao đổi, thảo luận về các trường hợp; trả lời các câu hỏi trong SGK tr.149: a) Dựa vào thông tin, em hãy cho biết các hành vi không thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong mỗi trường hợp trên. b) Theo em, các hành vi vi phạm nêu trên có thể gây ra những hậu quả gì và có thể bị xử lí như thế nào theo quy định của pháp luật? - GV cung cấp thêm video liên quan đến hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo (đính kèm phía dưới Hoạt động 2). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm: a) Ở trường hợp 2, hành vi của một số cá nhân đã lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để lập diễn đàn, hội nhóm trên mạng xã hội nhằm thu lợi bất chính, cùng hành vi bán thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc là hành vi không thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là những hành vi trái pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. b) Hậu quả của các hành vi vi phạm trong trường hợp 2: + Các hành vi vi phạm trong trường hợp 2 có thể gây ra hậu quả xấu đến sức khỏe, tài sản và tính mạng của người dân. + Các hành vi vi phạm này, tùy theo tính chất và mức độ, có thể bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm Hình sự, nếu gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo Các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo và gây khó khăn cho hoạt động quản lí nhà nước; có thể xâm phạm an ninh quốc gia; gây mất trật tự, an toàn xã hội và môi trường; gây hậu quả xấu đến sức khoẻ, tài sản và tính mạng của người dân; xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác. Đối với người có hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. |
Video cảnh giác luận điệu xuyên tạc “Việt Nam không có tự do tôn giáo”: https://youtu.be/cGH_M6C1eXs?si=KZTyZZCYMZ18LXbz Video lợi dụng tôn giáo để chống phá Nhà nước: (lấy từ đầu đến 4p46s) https://youtu.be/E9PVmZ4O_CQ?si=FmPEkVwJXbyg8ysT |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác