Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Kinh tế pháp luật 11 Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 20. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN, 

BÁO CHÍ VÀ TIẾP CẬN THÔNG TIN

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
  • Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
  • Hiểu được trách nhiệm của HS trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân.
  • Phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân trong một số tình huống đơn giản.
  • Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để thực hiện những hoạt động học tập.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống pháp luật; phát hiện và nêu được tình huống pháp luật có vấn đề về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được hành vi, việc làm thực hiện đúng hoặc sai quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh được hành vi của mình trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, phù hợp với lứa tuổi.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Giải thích được các hành vi thực hiện đúng và các hiện tượng vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin trong xã hội. Lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết các trường hợp vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin phù hợp với lứa tuổi ở nhà và trong cộng đồng.
  1. Phẩm chất:
  • Trách nhiệm: Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. Tôn trọng và thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án.
  • Video, tranh ảnh liên quan tới bài học.
  • Giấy A3, A4, bút màu, băng keo/nam châm dính bảng.
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS bước đầu nhận biết, làm quen với quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
  3. Nội dung:

- GV cho HS xem video vụ án vi phạm quyền tự do ngôn luận và yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS sau khi xem video.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video liên quan đến vụ án bà Nguyễn Phương Hằng: (từ đầu đến 3p08s)

https://youtu.be/2-ad6V2payM?si=ETKnyJTwMWXYcxM5

- Sau khi xem video, GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Bà Nguyễn Phương Hằng đã có những hành vi trái pháp luật nào? Hành vi của bà Nguyễn Phương Hằng đã dẫn đến hậu quả gì cho bản thân?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát quá trình HS làm việc, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

+ Bà Nguyễn Phương Hằng đã có những hành vi trái pháp luật sau: Tổ chức nhiều buổi livestream phát ngôn những nội dung bịa đặt, thông tin chưa được kiểm chứng, đưa lên không gian mạng những thông tin bí mật cá nhân. xúc phạm uy tín, danh dự của các cá nhân, tổ chức.

+ Hành vi của bà Nguyễn Phương Hằng đã dẫn đến hậu quả là bà Nguyễn Phương Hằng đã bị xét xử và xử phạt 3 năm tù về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bản án của bà Nguyễn Phương Hằng là một bài học đắt giá về quyền tự do ngôn luận của công dân trên không gian mạng.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Để hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận

  1. Mục tiêu: HS biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để hiểu được nội dung quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận nhóm và nêu được nội dung quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận với chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức lớp thành 4 – 6 nhóm. 

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm, thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Cá nhân: Đọc thông tin về Hiến pháp năm 2013, Luật Báo chí năm 2016 và trường hợp, tình huống ở mục 1a trong SGK tr.136.

+ Trao đổi, thảo luận nhóm về trường hợp, tình huống; trả lời các câu hỏi trong SGK tr.136:

a) Từ thông tin Hiến pháp và Luật Báo chí, em hãy cho biết trong trường hợp trên đại diện nhân dân xã V đã thực hiện quyền của mình như thế nào.

b) Theo em, trong tình huống trên, hành vi của Q có phải là thực hiện quyền tự do ngôn luận không? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm:

a) Trong trường hợp, đại diện nhân dân xã V đã góp ý kiến với Hội đồng nhân dân xã về tình hình giáo dục ở xã mình. Nhân dân đã thực hiện đúng quyền công dân về tự do ngôn luận theo quy định của Luật Báo chí.

b) Trong tình huống, hành vi của Q là vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, vì đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xâm phạm uy tín, danh dự của H, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của H.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

a. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận

Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước dưới hình thức bằng lời nói, văn bản bản điện tử (Facebook, Zalo,...), hoặc dưới hình thức khác.

Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận để đóng góp ý kiến với cơ quan, trường học, khu dân cư, nơi sinh sống, học tập và công tác,...; có thể viết bài đăng báo phát biểu ý kiến của mình về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí với cơ quan, tổ chức và cá nhân, cán bộ công chức nhà nước; góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong những lần đại biểu tiếp xúc với cử tri.

Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, công dân có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, thực hiện trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Không ai được lạm dụng quyền tự do ngôn luận để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.

Nhà nước, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm tôn trọng quyền tự do ngôn luận của công dân.

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 20 Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin , Tải giáo án trọn bộ Kinh tế pháp luật 11 cánh diều , Giáo án word Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 20 Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU