Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 9: Văn hoá tiêu dùng

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Kinh tế pháp luật 11 Bài 9: Văn hoá tiêu dùng - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 6: VĂN HÓA TIÊU DÙNG

BÀI 9. VĂN HÓA TIÊU DÙNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.
  • Nêu được khái niệm và vai trò của văn hóa tiêu dùng.
  • Mô tả được một số đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam và các biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng.
  • Thực hiện được các hành vi tiêu dùng có văn hóa.
  • Phê phán những biểu hiện không có văn hóa trong tiêu dùng; tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân làm người tiêu dùng có văn hóa.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế. Đồng thời biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày các thông tin, ý tưởng trong thảo luận các vấn đề về văn hóa tiêu dùng.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyện, tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến văn hóa tiêu dùng.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong việc tiêu dùng có văn hóa; xác định được trách nhiệm của bản thân và thực hiện tiêu dùng có văn hóa.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được kiến thức về văn hóa tiêu dùng; vận dụng được kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng trong đời sống xã hội liên quan đến tiêu dùng có văn hóa.
  1. Phẩm chất:
  • Yêu nước, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước trong quá trình xây dựng văn hóa tiêu dùng.
  • Trung thực và có trách nhiệm khi tham gia các hoạt động trong đời sống xã hội để trở thành người tiêu dùng có văn hóa.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin về văn hóa tiêu dùng;
  • Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản để sắm vai;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ phần Mở đầu SHS tr.59.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những nét đặc trưng của văn hóa tiêu dùng trong dịp Tết ở mỗi vùng miền ở nước ta.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ hiểu biết của em về những nét đặc sắc của văn hóa tiêu dùng trong dịp Tết ở mỗi vùng miền ở nước ta (mâm cỗ, mâm ngũ quả ngày Tết của ba miền; các loại hoa trang trí, trang phục ngày Tết,... ).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết bản thân, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 nhóm HS trả lời câu hỏi:

+ Dịp Tết là khoảng thời gian người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền vào nhiều nhóm sản phẩm, như: quần áo, giày dép, thực phẩm, bánh kẹo, hoa quả, cây cảnh, đồ trang trí,...

+ Một số mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết như: lương thực, thực phẩm tươi sống và bánh, mứt, kẹo, rượu, bia các loại, các loại đồ uống đóng hộp,...

+ Các gia đình ở miền Nam, mâm ngũ quả được bày biện với các loại quả như: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài,… trang trí nhà cửa với hoa mai, cúc vạn thọ,…

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Văn hoá tiêu dùng là một trong những yếu tố tác động đến quyết định tiêu dùng sản phẩm của mỗi người. Khi tham gia vào hoạt động tiêu dùng, mỗi cá nhân, cộng đồng và dân tộc có đặc trưng riêng về văn hóa tiêu dùng.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 9. Văn hóa tiêu dùng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế

  1. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc trường hợp trong SHS tr.59-60 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình ảnh, đọc trường hợp trong SHS tr.59-60 và trả lời câu hỏi:

Em hãy cho biết mỗi hình ảnh và trường hợp trên đề cập đến hoạt động tiêu dùng sản phẩm nào?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Theo em, việc tiêu dùng đó có vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế của đất nước?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát hình ảnh, đọc trường hợp SHS tr.59-60 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi:

+ Hình ảnh 1: tiêu dùng sản phẩm thực phẩm

+ Hình ảnh 2: tiêu dùng sản phẩm năng lượng (điện Mặt Trời).

+ Trường hợp: tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, như: năng lượng xanh, sản phẩm tái chế, nông sản sạch,…

- GV mời HS nêu vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Tìm hiểu vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế

- Tiêu dùng là đầu ra của sản xuất, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.

- Góp phần định hướng cho hoạt động sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú về số lượng và đảm bảo chất lượng, hướng tới phát triển kinh tế bền vững.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu văn hóa tiêu dùng và vai trò của văn hóa tiêu dùng

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm và vai trò của văn hóa tiêu dùng.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin, trường hợp SHS tr.60-61 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về khái niệm và vai trò của văn hóa tiêu dùng.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm và vai trò của văn hóa tiêu dùng.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc thông tin, trường hợp SHS tr.60-61 và trả lời câu hỏi:

a) Em hãy cho biết những giá trị, chuẩn mực tiêu dùng của một số quốc gia châu Á được thể hiện như thế nào ở thông tin trên.

b) Em hãy làm rõ vai trò của văn hóa tiêu dùng được thể hiện ở mỗi thông tin và trường hợp trên.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm và vai trò của văn hóa tiêu dùng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin, trường hợp SHS tr.60-61, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về khái niệm và vai trò của văn hóa tiêu dùng theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

a. Giá trị, chuẩn mực tiêu dùng của một số quốc gia châu Á được thể hiện qua đoạn thông tin trên:

+ Nhật Bản: hàng năm thường ăn trứng cá trích, rong biển, bán cám khoai lang nghiền, hạt dẻ....

+ Hàn Quốc: canh bánh gạo, mì khoai lang với thịt và rau củ, sườn lợn sốt,..

+ Việt Nam: trong dịp tết Nguyên đán, người Việt thường gói bánh chưng, bánh dày,...

b. Vai trò của văn hóa tiêu dùng

+ Thông tin: văn hóa tiêu dùng góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị, chuẩn mực, tập quán tiêu dùng tốt đẹp, bền vững từ thế hệ này sang thế hệ khác.

+ Trường hợp 1: văn hóa tiêu dùng tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là chiến lược về sản phẩm.

+ Trường hợp 2: Văn hóa tiêu dùng góp phần định hướng cho sản xuất và thay đổi phong cách tiêu dùng.

+ Trường hợp 3: văn hóa tiêu dùng tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế về giá bán sản phẩm.

- GV mời HS nêu khái niệm văn hóa tiêu dùng.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Tìm hiểu văn hóa tiêu dùng và vai trò của văn hóa tiêu dùng

- Khái niệm văn hóa tiêu dùng:

Là nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, biểu hiện qua hành vi tiêu dùng.

- Vai trò của văn hóa tiêu dùng:

+ Đối với lĩnh vực văn hóa – xã hội: góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị, chuẩn mực, tập quán tiêu dùng tốt đẹp, bền vững từ thế hệ này sang thế hệ khác và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc.

+ Đối với lĩnh vực kinh tế: tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là chiến lược về sản phẩm; về giá cả, về phân phối; hỗ trợ thương mại.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm văn hóa tiêu dùng Việt Nam

  1. Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm của văn hóa tiêu dùng ở Việt Nam.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, quan sát hình ảnh, đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.62-63 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về đặc điểm của văn hóa tiêu dùng Việt Nam

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về đặc điểm của văn hóa tiêu dùng Việt Nam.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát hình ảnh kết hợp đọc thông tin, trường hợp SHS tr.62-63 và trả lời câu hỏi:

Em hãy cho biết những hình ảnh, thông tin và trường hợp trên đề cập đến đặc điểm văn hóa tiêu dùng nào?

- GV yêu cầu HS vận dụng thực tế, hiểu biết bản thân để trả lời câu hỏi: Ngoài những đặc điểm trên, theo em, văn hóa tiêu dùng Việt Nam còn có những đặc điểm nào?

- GV rút ra kết luận về đặc điểm văn hóa tiêu dùng Việt Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin, trường hợp SHS tr.62-63, thảo luận đôi và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về đặc điểm văn hóa tiêu dùng Việt Nam theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi:

+ Hình ảnh và đoạn thông tin: phản ánh văn hóa tiêu dùng Việt Nam có tính kế thừa những truyền thống của dân tộc.

+ Trường hợp 1: phản ánh văn hóa tiêu dùng Việt Nam mang tính hợp lí.

+ Trường hợp 2: phản ánh văn hóa tiêu dùng Việt Nam mang tính thời đại.

- GV mời HS nêu đặc điểm văn hóa tiêu dùng Việt Nam.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. Tìm hiểu đặc điểm văn hóa tiêu dùng Việt Nam

- Khái niệm: Là những giá trị xã hội tốt đẹp trong tiêu dùng, được tích lũy theo thời gian, hình thành nên nhân thức và niềm tin, thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế, xã hội gắn với bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

- Một số đặc điểm cơ bản:

+ Tính kế thừa: kế thừa những truyền thống của dân tộc, mang bản sắc văn hóa Việt Nam.

+ Tính giá trị: hướng tới giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ.

+ Tính thời đại: Thói quen, hình thức, cách thức thành toán đa dạng, phù hợp.

+ Tính hợp lí: Người tiêu dùng biết cân nhắc, lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, chi tiêu có kế hoạch, phù hợp với nhu cầu bản thân và trách nhiệm với cộng đồng.

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu các biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng

  1. Mục tiêu: HS nêu được các biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng; biết phê phán những biểu hiện không có văn hóa trong tiêu dùng; tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân làm người tiêu dùng có văn hóa.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.64 và  trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về các biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng.
  2. Tổ chức hoạt động:

 

 

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác