Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 13: Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Kinh tế pháp luật 11 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội- sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 8. MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
BÀI 13. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN TRONG THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- Phân tích, đánh giá được một số hành vi thường gặp trong đời sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để xác định được quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia quản lí nhà nước và xã hội.
Năng lực đặc thù:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Phân tích, đánh giá được một số hành vi thường gặp trong đời sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Có khả năng tham gia hoạt động thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội phù hợp với lứa tuổi.
- Phẩm chất:
- Yêu nước: Tự giác thực hiện và vận động người khác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- Trách nhiệm: Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
- Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin liên quan tới bài học;
- Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản;
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
- Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu:
- Tạo không khí vui vẻ, háo hức cho HS khi bắt đầu bài học.
- HS bước đầu huy động được kiến thức, hiểu biết của mình để xác định được hoạt động tham gia quản lí nhà nước và xã hội, việc thực hiện quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- Nội dung:
- HS kết hợp hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- GV dẫn dắt vào bài học.
- Sản phẩm học tập: Chia sẻ của HS về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc cá nhân:
+ Chia sẻ một số hoạt động mà nhân dân tham gia đóng góp xây dựng và phát triển địa phương.
+ Trả lời câu hỏi: Theo em, trong các hoạt động đó, hoạt động nào là tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS kết hợp hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát quá trình HS làm việc cá nhân, xác định HS có câu trả lời đúng, đầy đủ trong thời gian được giao.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 3 - 5 HS chia sẻ câu trả lời.
- Dựa trên sản phẩm, GV gợi ý cho HS thảo luận và nhận xét phần trình bày của các bạn trong lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
➢ Để hiểu rõ hơn về nội dung này, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 13. Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
- Mục tiêu: HS biết sử dụng ngôn ngữ, trao đổi, thảo luận, nghiên cứu thông tin và trường hợp để xác định các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- Nội dung:
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân và nhóm, đọc hiểu thông tin, trường hợp mục 1 trang 91 - 92 SGK.
- GV rút ra kết luận về quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- Sản phẩm học tập: Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho HS: + Đọc thông tin, trường hợp trong SGK trang 91, 92. + Thảo luận theo nhóm 2 câu hỏi SGK trang 93: a) Từ các thông tin trên, em hãy xác định một số nội dung quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. b) Căn cứ vào các thông tin trên, em hãy nhận xét việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở trường hợp 1, 2, 3. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, trao đổi, thảo luận theo nhóm để thống nhất câu trả lời. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận: a) Bản mô tả nội dung quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội được thể hiện trong thông tin về Hiến pháp năm 2013 và Luật trưng cầu ý dân năm 2015. b) Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở 3 trường hợp: + Trường hợp 1: Anh M đã tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng hình thức dân chủ trực tiếp được quy định trong Hiến pháp năm 2013 thể hiện ở việc trực tiếp đóng góp ý kiến cho bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. + Trường hợp 2: Chị B tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng hình thức dân chủ gián tiếp bằng cách gửi các ý kiến đóng góp (có thể thông qua hòm thư góp ý hoặc qua các đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã). + Trường hợp 3: Chị gái K đã thực hiện quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng hình thức dân chủ trực tiếp thông qua việc tích cực bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. - Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV dựa vào kết quả thảo luận của HS và phần sản phẩm để đưa ra nhận xét, đánh giá về quá trình HS thực hiện nhiệm vụ - GV kết luận về kiến thức cần ghi nhớ. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 1. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội - Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân trong tham gia bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội, thảo luận các công việc chung của đất nước, của địa phương, của cơ quan, đơn vị, tổ chức; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước, xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương và đất nước. - Công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ khi tham gia quản lí nhà nước và xã hội thông qua tổ chức tự quản cộng đồng để quản lí những công việc của cộng đồng dân cư, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự, góp phần phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương. Công dân thực hiện quyền bầu cử, tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tham gia thảo luận, cho ý kiến trực tiếp đối với các vấn đề ở tầm quốc gia khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, đấu tranh với thói quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và những hiện tượng tiêu cực trong bộ máy nhà nước và hoạt động công vụ; tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; tham gia bàn và quyết định trực tiếp những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở; khiếu nại, tố cáo những việc làm trái pháp luật của các cơ quan và công chức nhà nước. - Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội không tách rời nghĩa vụ công dân nhằm xây dựng bộ máy nhà nước, phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác