Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 5: Thất nghiệp
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Kinh tế pháp luật 11 Bài 5: Thất nghiệp - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 3: THẤT NGHIỆP, LẠM PHÁT
BÀI 5. THẤT NGHIỆP
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm thất nghiệp.
- Liệt kê được các loại hình thất nghiệp.
- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp.
- Mô tả được hậu quả của thất nghiệp đối với nền kinh tế và xã hội.
- Nêu được vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.
- Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin liên quan đến vấn đề giải quyết; biết tổng hợp các nguồn thông tin độc lập để tăng độ tin cậy cho ý tưởng mới.
Năng lực đặc thù:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của mỗi công dân trong thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước để kiềm chế thất nghiệp; ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được kiến thức về thất nghiệp; đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp; giải thích được một cách đơn giản một số hiện tượng kinh tế về thất nghiệp; vận dụng được kiến thức đã học để phân tích vấn đề thất nghiệp trong trường hợp cụ thể.
- Phẩm chất:
- Tự giác, tích cực học tập và định hướng đúng nghề nghiệp để không rơi vào tình trạng thất nghiệp, ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.
- Trung thực và có trách nhiệm trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SHS, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
- Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin liên quan đến bài học;
- Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản để sắm vai;
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
- Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, tìm hiểu về thất nghiệp trong kinh tế thị trường.
- Nội dung:
- GV trình chiếu cho HS xem video về vấn đề thực trạng thất nghiệp và thực hiện yêu cầu.
- GV dẫn dắt vào bài học.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS xem video về vấn đề thực trạng thất nghiệp và thực hiện yêu cầu:
Link video: https://www.youtube.com/watch?v=ETlUFZCBXr0
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ:
+ Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vấn đề thất nghiệp mà em biết?
+ Theo em, thất nghiệp sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm đôi, dựa vào hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm HS trình bày câu trả lời:
+ Thất nghiệp là hiện tượng gây ra hậu quả cho nền kinh tế và xã hội, cần sự kiểm soát, kiềm chế của Nhà nước.
+ Một số hậu quả do thất nghiệp gây ra:
- Làm người lao động không có thu nhập, đời sống khó khăn.
- Sản lượng nền kinh tế ở dưới mức thấp.
- Lãng phí lao động xã hội
- Tệ nạn xã hội.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét các ý kiến và kết luận.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế-xã hội thường xảy ra trong nền kinh tế thị trường và là mối quan tâm của toàn xã hội.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 5. Thất nghiệp.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thất nghiệp
- Mục tiêu: HS nêu được khái niệm thất nghiệp.
- Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin trong SHS tr.31-32 và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về khái niệm thất nghiệp.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm thất nghiệp.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 1-2 HS đọc thông tin SHS tr.31-32 và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ: Từ hai thông tin trên, em hãy cho biết tình trạng một bộ phận lao động trong lực lượng lao động không có việc làm được gọi là gì? - GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận về khái niệm thất nghiệp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin SHS tr.31-32 và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về khái niệm thất nghiệp theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm lần lượt trả lời câu hỏi: Từ hai thông tin trên, em hãy cho biết tình trạng một bộ phận lao động trong lực lượng lao động không có việc làm được gọi là thất nghiệp. - GV mời HS nêu khái niệm thất nghiệp. - Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu khái niệm thất nghiệp Là tình trạng người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại hình thất nghiệp và nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp
- Mục tiêu: HS giải thích được các loại hình thất nghiệp và nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp.
- Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc các trường hợp SHS tr.32 và thực hiện yêu cầu.
- GV rút ra kết luận về các loại hình thất nghiệp và nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các loại hình thất nghiệp và nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 1-2 HS đọc các trường hợp SHS tr.32 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết nguồn gốc dẫn đến thất nghiệp trong từng trường hợp trên là gì? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Theo em có những loại hình thất nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc các trường hợp SHS và thực hiện nhiệm vụ. - HS rút ra kết luận về các loại hình thất nghiệp và nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp theo hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi: Nguồn gốc dẫn đến thất nghiệp trong từng trường hợp: + Trường hợp 1: thay đổi công việc + Trường hợp 2: áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. + Trường hợp 3: Kinh tế suy thoái, doanh nghiệp nhiều nơi đóng cửa. - GV mời HS nêu các loại hình và nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp. - Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Tìm hiểu các loại hình thất nghiệp và nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp Các loại hình thất nghiệp: + Căn cứ vào nguồn gốc thất nghiệp, thất nghiệp: Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kì. + Theo đặc trưng của người thất nghiệp: Thất nghiệp theo giới tính, lứa tuổi, thất nghiệp theo vùng, lãnh thổ, theo ngành nghề,... + Theo tính chất thất nghiệp: Thất nghiệp tự nguyện, không tự nguyện, thời vụ, trá hình,...
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu hậu quả của thất nghiệp
- Mục tiêu: HS mô tả được hậu quả của thất nghiệp đối với nền kinh tế và xã hội.
- Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin, trường hợp SHS tr.33-34 và trả lời các câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về hậu quả của thất nghiệp đối với nền kinh tế và xã hội.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về hậu quả của thất nghiệp đối với nền kinh tế và xã hội.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu các nhóm đọc các thông tin, trường hợp SHS tr.33-34 và trả lời câu hỏi: + Nhóm 1, 2: Từ thông tin trên em hãy cho biết thất nghiệp ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của nền kinh tế. + Nhóm 3, 4: Từ trường hợp trên, theo em thất nghiệp gây ảnh hưởng gì về mặt xã hội? - GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận về hậu quả của thất nghiệp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, đọc thông tin, trường hợp SHS tr.33-34, thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về hậu quả của thất nghiệp đối với nền kinh tế và xã hội theo hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm đưa ra câu trả lời: + Thông tin: Lực lượng lao động giảm so với cùng kì năm, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng điều này làm ảnh hưởng đến tới kinh tế. + Trường hợp: Ảnh hưởng của thất nghiệp tới xã hội: lạm phát tăng cao, tư vật liệu tăng mạnh, đời sống người lao động khó khăn,... - GV mời HS nêu hậu quả của thất nghiệp đối với nền kinh tế và xã hội. - Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 3. Tìm hiểu hậu quả của thất nghiệp - Đối với nền kinh tế: + Giảm tiêu dùng, thu hẹp sản xuất, gây lãng phí nguồn lực sản xuất. + Sản lượng sụt giảm, ngân sách thất thu thuế; ảnh hưởng khả năng hỗ trợ phát triển kinh tế của Nhà nước. - Đối với xã hội: + Người lao động giảm thu nhập, cuộc sống khó khăn, đời sống tinh thần bị ảnh hưởng. + Xuất hiện tệ nạn xã hội.
|
Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của Nhà nước trong kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp
- Mục tiêu: HS nêu được vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.
- Nội dung:
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều