Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Kinh tế pháp luật 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo- sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 12. QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC TÔN GIÁO

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
  • Nhận biết được ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo đối với đời sống con người và xã hội.
  • Đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trong các tình huống đơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn.
  • Thực hiện được quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động trong giao tiếp, kiểm soát, thái độ khi thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích các nguồn thông tin độc lập để nhận biết ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo đối với đời sống con người và xã hội.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trong các tình huống đơn giản, cụ thể của đời sống thực tiễn; Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ người khác khi thực hiện được quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Lí giải được quyền và nghĩa vụ công dân khi nêu các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
  1. Phẩm chất:

 

  • Nhân ái: Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của những người khác giới, giới tính.
  • Trách nhiệm: Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới.

 

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin liên quan tới bài học;
  • Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản để sắm vai;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS tạo hứng thú học tập, giao tiếp và hợp tác với các bạn, phát biểu được vấn đề liên quan đến quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
  3. Nội dung:
  • GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” chủ đề những hoạt động thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
  •  GV dẫn dắt vào bài học.
  1. Sản phẩm học tập: Một số quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.
  • Chia lớp thành các đội chơi, mỗi đội có 5 thành viên; được phát 1 bảng nhóm, trong thời gian 5 phút, các đội ghi tên các hoạt động thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. Sau thời gian quy định, đội nào ghi được nhiều nhất và đúng nhất về hoạt động thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo sẽ trở thành đội thắng cuộc.
  • Sau khi kết thúc trò chơi, GV lựa chọn một quyền mà HS tìm được và gọi khoảng 3 - 5 HS nêu hiểu biết về những quyền đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS thực hiện trò chơi.
  • GV quan sát HS chơi trò chơi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • Hết thời gian 5 phút, GV yêu cầu HS treo bảng nhóm vào vị trí quy định.
  • GV hướng dẫn HS xác định đội thắng cuộc, chia sẻ cảm nhận về trò chơi, phỏng vấn đội thắng cuộc…

Gợi ý trả lời:

+ Các dân tộc đều có quyền thảo luận, góp ý dự thảo Hiến pháp năm 2013; có quyền đi học, tham gia vào các mô hình sản xuất kinh doanh…

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV dựa vào câu trả lời của HS để dẫn dắt vào nội dung bài mới: Để hiểu rõ hơn về pháp luật và ý nghĩa của các quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

=>Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 12. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu quyền bình đẳng giữa các dân tộc 

  1. Mục tiêu: Lí giải được quyền và nghĩa vụ công dân khi nêu các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc; Đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong các tình huống đơn giản, cụ thể của đời sống thực tiễn.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin 1, 2 và trường hợp ở mục 1 để trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS: 

+ Tự đọc thông tin 1, 2 ở mục 1a trong SGK trang 84 - 85 và trả lời câu hỏi a, b, c trang 85.

+ Trao đổi theo nhóm để thống nhất câu trả lời cho các câu hỏi a, b, c. Sử dụng kết quả đã thống nhất để cùng thảo luận câu hỏi d và đưa ra phương án trả lời.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lần lượt thực hiện nhiệm vụ cá nhân và nhóm. 

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ kết quả thảo luận.

a) Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực của đời sống.

b) Một số quy định khác: Các dân tộc đều bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển; Nhà nước Việt Nam tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, bảo đảm quyền tự chủ của các dân tộc…; thi đua khen thưởng phải được thực hiện bình đẳng, công bằng, khách quan, tôn trọng các dân tộc, tôn giáo…

c) Biểu hiện về chính trị: Có quyền tham gia vào bộ máy nhà nước, quản lí xã hội, thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước; về kinh tế: Có quyền tham gia các thành phần kinh tế, được tạo cơ hội phát triển kinh tế; về văn hóa: Có quyền dùng ngôn ngữ của mình, có quyền giữ gìn giá trị văn hóa dân tộc mình.

d) Hành vi của các phần tử ở tỉnh X gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, đây là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt theo Điều 116 Bộ luật Hình sự: quy định mức phạt cao nhất của khung hình phạt cơ bản đối với tội phá hoại chính sách đoàn kết là hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá sản phẩm của các nhóm, thái độ làm việc của HS trong nhóm

- GV dựa trên sản phẩm của các nhóm và kết quả thảo luận để hướng dẫn HS kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc

a. Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc

- Về chính trị: Các dân tộc có quyền làm chủ đất nước; tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước; tham gia quản lí nhà nước và xã hội; tham gia vào bộ máy nhà nước.

- Về kinh tế: Các dân tộc có quyền tham gia vào các thành phần kinh tế; được tạo cơ hội, điều kiện để phát triển kinh tế.

- Về văn hoá, giáo dục: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình; được giữ gìn, phát huy phong tục, tập quán, giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình; có cơ hội học tập và bình đẳng trong giáo dục.

- Mỗi dân tộc thực hiện quyền của mình theo quy định của pháp luật, đồng thời có nghĩa vụ tôn trọng quyền của các dân tộc khác, giúp đỡ các dân tộc khác cùng phát triển, cùng xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc. Mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc đều bị xử lí nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 12 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo, Tải giáo án trọn bộ Kinh tế pháp luật 11 cánh diều , Giáo án word Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 12 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU