Soạn giáo án Khoa học 4 cánh diều Bài Ôn tập chủ đề năng lượng

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Khoa học 4 Bài Ôn tập chủ đề năng lượng - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay sau khi đặt

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, Tiếng Việt: 450k/môn
  • Các môn còn lại: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn Powerpoint  5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí: 1000k

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ NĂNG LƯỢNG

(1 tiết)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hệ thống lại những kiến thức đã học về Chủ đề Năng lượng.
  • Dựa vào kiến thức về năng lượng giải thích một số hiện tượng trọng cuộc sống.
  • Vận dụng kiến thức về năng lượng vào thực tiễn.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Hệ thống lại những kiến thức đã học về Chủ đề Năng lượng.
  • Dựa vào kiến thức về năng lượng giải thích một số hiện tượng trọng cuộc sống.
  • Vận dụng kiến thức về năng lượng vào thực tiễn.
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Tranh ảnh về các thiết bị, đồ dùng ứng dụng trong đời sống liên quan tới sử dụng âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
  1. Đối với học sinh:
  • SHS, VBT.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG:

  • Bài này dạy trong 1 tiết.
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức thực hiện:

- GV chiếu hình ảnh và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi xác định các vật truyền nhiệt tốt thuộc nhóm a hay nhóm b.

- GV gọi HS xung phong trả lời. Cả lớp nhận xét, góp ý.

 

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Ôn tập chủ đề chất.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành sơ đồ

a. Mục tiêu: 

- Hệ thống lại những kiến thức đã học về ánh sáng, âm thanh, nhiệt.

- Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin.

b. Cách thức thực hiện:

- GV chia HS thành các nhóm theo 6 HS.

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện:

Lựa chọn một trong các nội dung về ánh sáng, âm thanh hoặc nhiệt. Chuẩn bị thông tin (có thể dựa vào sơ đồ gợi ý trong SGK).

- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm chuẩn bị tốt, đầy đủ, trình bày khoa học.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các ứng dụng liên quan tới âm thanh, ánh sáng, nhiệt

a. Mục tiêu:  Vận dụng kiến thức về âm thanh, ánh sáng, nhiệt.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 2 trang 50 SGK.

Hãy tìm hiểu tên và cách sử dụng các thiết bị, đồ dùng có vai trò sau và chia sẻ với các bạn kết quả tìm được.

+ Tạo ra ánh sáng vào ban đêm.

+ Ngăn ánh sáng vào phòng.

+ Làm không khí trong phòng ấm hơn khi trời lạnh hoặc mát hơn khi trời nóng.

+ Làm nóng hoặc làm nguội thức ăn.

+ Phát ra những âm thanh ưa thích.

+ Phát ra âm thanh để báo hiệu.

- GV chia lớp thành các nhóm 6 HS.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, trao đổi về nội dung tìm hiểu và trình bày kết quả tìm hiểu (có thể gồm tranh ảnh, lời giới thiệu,...).

- GV mời các nhóm trưng bày sản phẩm và đại diện các nhóm thuyết trình, giải thích về sản phẩm của nhóm. Cả lớp lắng nghe, trao đổi và nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV lưu ý HS: Đưa ra những phân tích, giải thích dựa vào các kiến thức khoa học đã học (ở mức độ phù hợp) khi các em trình bày kết quả, trao đổi.

- GV lắng nghe các nhóm thuyết trình, nhận xét và tuyên dương các nhóm trình bày tốt.

Hoạt động 3: Tự đánh giá việc bảo vệ sức khoẻ để tránh tác hại liên quan tới ảnh sáng, âm thanh, nhiệt

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về âm thanh, ánh sáng, nhiệt để bảo vệ sức khoẻ.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc và thực hiện yêu cầu bài 3 trang 50 SGK.

Hãy tự đánh giá việc bảo vệ sức khỏa của em để tránh tác hại liên quan đến ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ.

- GV gợi ý HS sử dụng bảng để trình bày kết quả:

Việc làm bảo vệ sức khoẻ để tránh tác hại liên quan tới ánh sáng, âm thanh, nhiệt

Thực hiện tốt

 

Có lúc chưa thực hiện tốt

 

Bảo vệ đôi mắt khỏi bị tác hại do ánh sáng gây ra

 

 

Tránh bị ảnh hưởng của tiếng ồn

 

 

Tránh bị nóng, lạnh ảnh hưởng tới sức khoẻ

 

 

- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn bên cạnh về việc tự đánh giá của bản thân

- GV yêu cầu một số em báo cáo kết quả. Cả lớp nhận xét, góp ý.

- GV nhận xét, nhắc các em từ kết quả đánh giá, đưa ra và thực hiện biện pháp để khắc phục những điểm còn hạn chế trong bảo vệ sức khoẻ để tránh tác hại liên quan tới ánh sáng, âm thanh và nhiệt.

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học trong chủ đề Năng lượng.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1: Vật chỉ cho một phần ánh sáng truyền qua là

A. Tấm bìa.

B. Tấm kính trong.

C. Tấm kính mờ.

D. Tấm gương.

Câu 2: Mặc dù được chiếu sáng nhưng ta vẫn thấy một số vật màu đen vì

A. Vật phát ra ánh sáng màu đen.

B. Vật phản xạ ánh sáng màu xanh.

C. Vật phản xạ toàn bộ ánh sáng được chiếu vào.

D. Vật hấp thụ toàn bộ ánh sáng chiều vào.

Câu 3: Vật không cho ánh sáng truyền qua là

A. Ly thủy tinh.

B. Nước sạch.

C. Không khí.

D. Miếng sắt.

Câu 4: Để tránh các tác hại của ánh sáng quá mạnh gây ra, ta có thể

A. Nhìn vào tia lửa hàn

B. Nhìn trực tiếp vào Mặt Trời

C. Không để điện thoại quá gần mắt

D. Xem TV ở khoảng cách gần để nhìn rõ hơn

Câu 5: Các chất rắn, lỏng, khí được sắp xếp theo thứ tự tăng dần về tốc độ truyền của âm thanh là

A. Rắn → lỏng → khí

B. Khí → lỏng → rắn

C. Rắn → khí → lỏng

D. Lỏng → rắn → khí

Câu 6: Đâu không phải vai trò của ánh sáng?

A. Giúp thực vật quang hợp.

B. Giúp động vật sưởi ấm.

C. Giúp con người làm việc, học tập, vui chơi.

D. Ánh sáng mặt trời làm tổn thương mắt nếu nhìn trực tiếp.

Câu 7: Xoong, nồi thường làm bằng kim loại còn bát, đĩa thường làm bằng sành sứ vì

A. Để dễ rửa.

B. Để tăng tính thẩm mỹ.

C. Đó đều là những chất dẫn nhiệt tốt.

D. Xoong, nồi dùng để nấu nên làm bằng kim loại để chúng dẫn nhiệt tốt, bát đĩa làm bằng sành sứ để hạn chế sự dẫn nhiệt từ thức ăn xuống.

Câu 8: Khi ngồi học, ta nên

A. Sử dụng ánh sáng yếu để đỡ chói mắt

B. Dùng ánh sáng mạnh để nhìn rõ hơn

C. Dùng ánh sáng vừa đủ, không quá mạnh cũng không quá yếu

D. Để mắt thật xa sách vở để tránh cận thị

Câu 9: Đặc điểm chung của các vật phát ra âm thanh là

A. đều có khối lượng lớn.

B. hầu hết ở thể lỏng.

C. đều rung động.

D. đều chiếm nhiều thể tích.

Câu 10: Bạn Tùng nghe thấy tiếng chuông đồng hồ to hơn bạn Tú. Điều này chứng tỏ

A. Tùng ngồi gần đồng hồ hơn Tú

B. Tú ngồi gần đồng hồ hơn Tùng

C. Tai Tùng thính hơn tai Tú

D. Không khí ở chỗ Tùng trong lành hơn

- GV mời HS trả lời, cả lớp nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, chốt đáp án, tuyên dương các HS trả lời tốt.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Đọc và chuẩn bị trước bài sau: Bài 13 – Nhu cầu sống của động vật và chăm sóc cây trồng.

 

 

 

 

- HS quan sát hình, thảo luận nhóm đôi.

 

 

 

 

- HS trả lời: Các vật truyền nhiệt tốt thuộc nhóm a. Nhóm b là các vật cách nhiệt.

 

 

 

- HS theo dõi, ghi bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm xung phong trình bày.

Lựa chọn nội dung: Nhiệt.

1. Nhiệt độ: được hiểu là thang đo độ "nóng" và "lạnh" của vật nào đó. 

2. Đo nhiệt độ: bật nguồn và đo. Tùy vào từng dụng cụ mà cách đo sẽ khác nhau. 

3. Sự truyền nhiệt: nhiệt có thể được truyền qua lại giữa các vật. Nhiệt truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí. 

4. Có vật dẫn nhiệt tốt (thường được làm tù kim loại) và có vật dẫn nhiệt kém (thường được làm bàng cao su hoặc nhựa).

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc và suy nghĩ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu.

 

 

- Các nhóm trưng bày sản phẩm và trình bày về sản phẩm.

+ Tạo ra ánh sáng vào ban đêm: Đèn pin, đèn bàn, bóng đèn điện. 

+ Ngăn ánh sáng vào phòng: Rèm cửa, tấm kính mờ. 

+ Làm không khí trong phòng ấm hơn khi trời lạnh hoặc mát hơn khi trời nóng: Điều hòa.

+ Làm nóng hoặc làm nguội thức ăn: Lò vi sóng làm nóng thức ăn, tủ lạnh làm nguội thức ăn.

+ Phát ra những âm thanh ưa thích: Đàn, sáo

+ Phát ra âm thanh để báo hiệu: Đèn báo cháy

- HS lắng nghe lưu ý.

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu

 

 

 

 

- HS lắng nghe gợi ý.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ nhóm đôi.

 

- HS xung phong báo cáo kết quả.

 

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chọn đáp án:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

C

D

D

C

B

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

D

D

C

C

A

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

 

 

- HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV.


=> Xem toàn bộ Giáo án Khoa học 4 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Khoa học 4 cánh diều Bài Ôn tập chủ đề năng lượng, Tải giáo án trọn bộ Khoa học 4 cánh diều, Giáo án word Khoa học 4 cánh diều Bài Ôn tập chủ đề năng lượng

Xem thêm giáo án khác