Soạn giáo án Khoa học 4 cánh diều Bài 19: Thực phẩm an toàn

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Khoa học 4 Bài 19: Thực phẩm an toàn - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay sau khi đặt

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, Tiếng Việt: 450k/môn
  • Các môn còn lại: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn Powerpoint  5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí: 1000k

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

BÀI 19: THỰC PHẨM AN TOÀN

(2 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được tóm tắt thế nào là thực phẩm an toàn và lí do cần phải sử dụng thực phẩm an toàn.
  • Nhận biết được một số dấu hiệu thực phẩm an toàn.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Nêu được tóm tắt thế nào là thực phẩm an toàn và lí do cần phải sử dụng thực phẩm an toàn.
  • Nhận biết được một số dấu hiệu đặc thù giúp phân biệt thực phẩm an toàn và thực phẩm không an toàn.
  • Có ý thức thực hiện sử dụng thực phẩm an toàn.
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Các tranh ảnh liên quan đến bài học.
  1. Đối với học sinh:
  • SHS, VBT.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG:

  • Tiết 1: Khởi động đến hết hoạt động 2.
  • Tiết 2: Hoạt động 3.
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1 – TỪ MỞ ĐỘNG ĐẾN HẾT HOẠT ĐỘNG 2

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức thực hiện:

- GV chiếu hình ảnh và dẫn dắt đặt câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta ăn phải thực phẩm còn chứa thuốc trừ sâu hoặc bị nhiễm nấm mốc?

 

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, khuyến khích HS chia sẻ suy nghĩ của mình.

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học mới: Bài 19 – Thực phẩm an toàn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về thực phẩm an toàn

a. Mục tiêu: Nêu được tóm tắt thế nào là thực phẩm an toàn.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp lần lượt thay nhau nêu các công đoạn để có được thực phẩm an toàn trong hình 1 trang 80 SGK.

- GV lưu ý HS: Phân tích kĩ các việc nên hoặc không nên làm để đảm bảo sản xuất an toàn ở hình la và các việc cần làm để chế biến thực phẩm hợp vệ sinh ở hình lc.

- GV yêu cầu một số cặp trình bày trước lớp về các công đoạn để có được thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Cả lớp nhận xét, góp ý.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS trình bày tốt.

- GV dẫn dắt, đặt câu hỏi: Thế nào là thực phẩm an toàn?

- GV gọi một số HS trả lời, các nhóm nhận xét chéo nhau.

 

 

 

- GV nhận xét, chốt đáp án và tuyên dương HS trả lời tốt.

- GV gọi 1 – 2 HS đọc nội dung thứ nhất trong logo chìa khóa ở trang 81 SGK.

Thực phẩm được sản xuất, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh; không chứa chất gây hại cho sức khỏe con người là thực phẩm an toàn.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự cần thiết phải sử dụng thực phẩm an toàn

a. Mục tiêu: Nêu được lí do phải sử dụng thực phẩm an toàn.

b. Cách thức thực hiện:

- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, dựa vào sơ đồ gợi ý trang 81 SGK để trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta cần phải sử dụng thực phẩm an toàn?

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, chốt đáp án, tuyên dương các nhóm làm tốt.

- GV gọi 1 HS đọc nội dung trong kí hiệu con ong ở trang 81 SGK.

+ Thực phẩm được sản xuất, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh; không chứa chất gây hại cho sức khoẻ con người là thực phẩm an toàn.

+ Sử dụng thực phẩm an toàn để đảm bảo sức khoẻ và tính mạng của mỗi chúng ta.

- GV nhận xét và nêu thêm một số bệnh nặng khó chữa khác đối với người bị ngộ độc thức ăn lâu dài như:

+ Thoái hoá gan, thận và ống tiêu hoá.

+ Bệnh liên quan đến cơ quan thần kinh.

+ Các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học về thực phẩm an toàn.

b. Cách thức thực hiện:

Nhiệm vụ 1. Nêu những việc gia đình em thường làm để giữ thực phẩm được an toàn.

- GV dẫn dắt và nêu yêu cầu:

Nêu những việc gia đình em thường làm để giữ thực phẩm được an toàn.

- GV gọi một số HS trả lời. Cả lớp nhận xét, góp ý với bạn.

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS tích cực chia sẻ với cả lớp.

- Gv gọi 1 HS đọc nội dung thứ hai trong logo chìa khóa trang 81 SGK.

Sử dụng thực phẩm an toàn để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của mỗi chúng ta.

Nhiệm vụ 2. Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

- GV tổ chức cho HS làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1: Đâu không phải là cách sản xuất thực phẩm an toàn?

A. Không lạm dụng thuốc trừ sâu.

B. Không lạm dụng phân bón hóa học với cây trồng.

C. Không sử dụng thuốc tăng trọng đối với vật nuôi.

D. Sử dụng thuốc kích thích để rau củ nhanh lớn.

Câu 2: Nếu sử dụng thực phẩm không an toàn trong thời gian dài có thể gây ra

A. Viêm da.

B. Ung thư và các bệnh khó chữa.

C. Tiêu chảy.

D. Bệnh sốt rét.

Câu 3: Thực phẩm an toàn là gì?

A. Thực phẩm an toàn là thực phẩm được sản xuất, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh; không chứa chất gây hại cho sức khỏe con người.

B. Thực phẩm an toàn là thực phẩm được sản xuất và chế biến chưa hợp vệ sinh; có chứa chất gây hại cho sức khỏe con người.

C. Thực phẩm an toàn là thực phẩm được sản xuất, bảo quản và chế biến chưa hợp vệ sinh; có chứa chất gây hại cho sức khỏe con người.

D. Thực phẩm an toàn là thực phẩm được sản xuất và chế biến hợp vệ sinh; không chứa chất gây hại cho sức khỏe con người.

Câu 4: Đâu không phải biểu hiện của ngộ độc thực phẩm?

A. Nôn.

B. Tiêu chảy.

C. Suy hô hấp.

D. Nấm da đầu.

Câu 5: Đa số các loại rau củ quả ăn trong tuần nên bảo quản ở đâu để tránh hư hỏng?

A. Ngăn đông đá tủ lạnh.

B. Ngăn mát tủ lạnh.

C. Lò vi sóng.

D. Lò nướng.

 - GV mời HS trả lời, cả lớp nhận xét.

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời đúng.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Đọc và chuẩn bị trước tiết sau.

 

 

 

 

- HS quan sát hình, suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xung phong trả lời:

Nếu chúng ta ăn phải thực phẩm còn chứa thuốc trừ sâu hoặc bị nhiễm nấm mốc thì sẽ bị ngộ độc với các triệu chứng xuất hiện như: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt....thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. 

- HS theo dõi, ghi bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo nhóm đôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe lưu ý.

 

 

 

- HS xung phong trình bày.

+ Sản xuất thực phẩm an toàn như: không lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hoá học với cây trồng hoặc thức ăn tăng trọng đối với vật nuôi,... Quá trình sản xuất không gây hại đến môi trường.

+ Đóng gói, vận chuyển và bảo quản đảm bảo chất lượng thực phẩm.

+ Sử dụng thực phẩm an toàn.

+ Chế biến thực phẩm hợp vệ sinh.

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

- HS trả lời:

Thực phẩm an toàn là thực phẩm được sản xuất, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh; không chứa chất gây hại cho sức khỏe con người.

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS thực hiện đọc, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm trình bày:

Chúng ta cần phải sử dụng thực phẩm an toàn vì:

+ Phòng tránh dị ứng.

+ Đảm bảo nguồn thực phẩm sạch, lành mạnh cho sức khỏe con người.

+ Đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội.

- HS lắng nghe.

 

- HS đọc, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

- HS trả lời:

+ Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học được ủ từ lá cây để phun cho rau, củ, quả. 

+ Sau khi phun thuốc trừ sâu thì ít nhất 1 tháng mới thu hoạch. 

+ Không sử dụng rau, củ, quả bị héo úa, hư hỏng. 

+ Bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh. 

+ ...

- HS lắng nghe.

 

- HS đọc, ghi nhớ.

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chọn đáp án:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

D

B

A

D

A

- HS lắng nghe.

 

- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu.


=> Xem toàn bộ Giáo án Khoa học 4 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Khoa học 4 cánh diều Bài 19 Thực phẩm an toàn, Tải giáo án trọn bộ Khoa học 4 cánh diều, Giáo án word Khoa học 4 cánh diều Bài 19 Thực phẩm an toàn

Xem thêm giáo án khác