Soạn giáo án Khoa học 4 cánh diều Bài Ôn tập chủ đề nấm

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Khoa học 4 Bài Ôn tập chủ đề nấm - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay sau khi đặt

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, Tiếng Việt: 450k/môn
  • Các môn còn lại: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn Powerpoint  5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí: 1000k

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ NẤM

(1 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức về nấm và một số nấm được dùng làm thức ăn.
  • Củng cố kiến thức về nấm men và nấm mốc.
  • Vận dụng được kiến thức đã học vào các tình huống thực tế.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Hệ thống lại những kiến thức đã học về Chủ đề Nấm.
  • Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin, phân tích vấn đề và xử lí tình huống.
  • Giải thích được vì sao không ăn thức ăn bị nhiễm nấm mốc.
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Các tranh ảnh liên quan đến chủ đề.
  1. Đối với học sinh:
  • SHS, VBT.
  • Chuẩn bị thông tin và hình ảnh (nếu có) về một số nấm để làm bộ sưu tập nấm.

III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG:

  • 1 tiết
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức HS thảo luận nhóm đôi để:

Nêu tên một loại thực phẩm sử dụng nấm men và cho biết cách bảo quản loại thực phẩm ấy.

- GV gọi một số HS trả lời. Cả lớp nhận xét, bổ sung.

 

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học Ôn tập chủ đề nấm.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Làm bộ sưu tập nấm

a. Mục tiêu: 

- Hệ thống lại những kiến thức đã học về nấm.

- Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thực hiện làm một “Bộ sưu tập nấm” theo gợi ý trang 71 SGK.

- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS.

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện:

 + Từng HS giới thiệu bộ sưu tập nấm của mình với cả nhóm.

+ Tập hợp lại thành bộ sưu tập chung của cả nhóm.

+ Tạo ra một không gian để triển lãm “Bộ sưu tập nấm” của nhóm mình.

- GV tổ chức cho HS các nhóm đi tham quan “Bộ sưu tập nấm” của nhóm bạn. Sau đó đưa ra nhận xét và đánh giá lẫn nhau.

- GV trình chiếu cho HS tham khảo loại nấm đùi gà theo sơ đồ:

- GV nhận xét và tuyên dương các nhóm có “Bộ sưu tập” phong phú, trình bày đẹp, giới thiệu hay

Hoạt động 2: Xác định một số thực phẩm và cách bảo quản thực phẩm đó

a. Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức đã học về một số cách bảo quản thực phẩm.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành câu 2 ở trang 45 SGK.

Nêu tên một số thực phẩm được bảo quản bằng những cách dưới đây.

Cách bảo quản thực phẩm

Tên thực phẩm

Làm khô

?

Làm lạnh

?

Ướp muối

?

Ướp đường

?

Đóng hộp

?

- GV gọi một số HS trình bày trước lớp, cả lớp nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV thu một số bài làm của HS để chấm bài, lấy điểm.

Hoạt động 3: Đóng vai

a. Mục tiêu: Giải thích được vì sao không ăn thức ăn bị nhiễm nấm mốc.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc, quan sát tình huống trong tranh 2 trang 71 SGK và trả lời câu hỏi:

Nếu là bạn An, em sẽ làm gì trong tình huống dưới đây?

- GV chia lớp thành các nhóm 6 HS.

- GV hướng dẫn và yêu cầu HS thực hiện:

+ Lần lượt từng HS đưa ra cách xử lí tình huống và giải thích lí do.

+ Nhóm thảo luận chọn ra cách xử lí hiệu quả nhất.

+ Tổ chức đóng vai theo cách xử lí được chọn.

- GV gọi một số nhóm lên đóng vai trước lớp. HS nhận xét, góp ý lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm làm tốt.

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học về nấm.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1: Nấm rơm có thể sống ở

A. Đất ẩm.

B. Rơm rạ mục.

C. Thức ăn.

D. Hoa quả.

Câu 2: Nấm cần phải quan sát bằng kính hiển vi là

A. Nấm mốc, nấm men.

B. Nấm hương, nấm rơm.

C. Nấm tai mèo, nấm kim châm.

D. Nấm linh chi đỏ, nấm men.

Câu 3: Tại sao không nên ăn thức ăn có nấm mốc?

A. Thức ăn có nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm.

B. Thức ăn có nấm mốc tăng thêm mùi vị của món ăn.

C. Thức ăn có nấm mốc mất tăng thêm sự bắt mắt của món ăn.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Sự khác nhau giữa nấm men và nấm ăn là

A. Nấm ăn có kích cỡ nhất định còn nấm men thì không.

B. Nấm ăn có màu sắc nhất định còn nấm men thì không.

C. Hầu hết nấm ăn đều có thể quan sát bằng mắt thường còn nấm men phải quan sát bằng kính hiển vi.

D. Nấm ăn có hình dạng cố định còn nấm men thì không.

Câu 5: Tại sao trong khi làm bánh mì, người làm bánh phải ủ men?

A. Để làm nấm men sinh trưởng và phát triển

B. Để làm nấm men thích nghi với môi trường bên trong bánh

C. Để làm nấm men tiếp xúc với không khí

D. Để làm nấm men có đủ hơi nước.

 - GV mời HS trả lời, cả lớp nhận xét.

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời đúng.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Đọc và chuẩn bị trước Bài 17. Các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể.

 

 

 

 

- HS làm việc theo cặp.

 

 

- HS trả lời:

+ Bánh mì: Cần đóng gói kín, bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm ướt,...

- HS theo dõi, ghi bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm thực hiện theo tổ chức của GV.

 

- HS chú ý quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xung phong trình bày:

Cách bảo quản thực phẩm

Tên thực phẩm

Làm khô

Thóc, ngô, lạc, …

Làm lạnh

Sữa chua, kem, thịt, cá,…

Ướp muối

Cá, thịt, măng, …

Ướp đường

Mơ, dâu, me, sấu…

Đóng hộp

Thịt, cá, pate,…

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

- Các nhóm xung phong trình bày.

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chọn đáp án:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

B

A

A

C

A

 

 

- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

 

 

- HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV.


=> Xem toàn bộ Giáo án Khoa học 4 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Khoa học 4 cánh diều Bài Ôn tập chủ đề nấm, Tải giáo án trọn bộ Khoa học 4 cánh diều, Giáo án word Khoa học 4 cánh diều Bài Ôn tập chủ đề nấm

Xem thêm giáo án khác