Soạn giáo án Khoa học 4 cánh diều Bài 16: Nấm men và nấm mốc
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Khoa học 4 Bài 16: Nấm men và nấm mốc - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 16: NẤM MEN VÀ NẤM MỐC
(2 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Khám phá được ích lợi của một số nấm men trong chế biến thực phẩm.
- Nhận biết được tác hại của một số nấm mốc gây hỏng thực phẩm.
- Vận dụng được kiến thức về nguyên nhân gây hỏng thực phẩm, nêu được một số cách bảo quản thực phẩm.
- Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
- Nhận biết được tác hại của một số nấm mốc gây hỏng thực phẩm thông qua thí nghiệm hoặc quan sát tranh ảnh, video.
- Khám phá được ích lợi của một số nấm men trong chế biến thực phẩm (ví dụ: làm bánh mì,...) thông qua thí nghiệm thực hành hoặc quan sát tranh ảnh, video.
- Vận dụng được kiến thức về nguyên nhân gây hỏng thực phẩm, nêu được một số cách bảo quản thực phẩm (làm lạnh, sấy khô, ướp muối,...).
- Có ý thức không ăn những thực phẩm bị nhiễm nấm mốc để phòng tránh bệnh.
- Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Đối với giáo viên:
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
- Các tranh ảnh về bài học.
- Sưu tầm một số loại nấm khác nhau.
- Đối với học sinh:
- SHS, VBT.
- Sưu tầm một số loại nấm khác nhau.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG:
- Tiết 1: Khởi động đến hoạt động 4.
- Tiết 2: Hoạt động 5.
- Tiết 3: Hoạt động 6.
- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||
TIẾT 1 – TỪ MỞ ĐẦU ĐẾN HẾT HOẠT ĐỘNG 4 | |||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức thực hiện: - GV chiếu một số hình ảnh và nêu yêu cầu: Hãy cho biết tên các nguyên liệu để làm bánh mì.
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, khuyến khích HS chia sẻ suy nghĩ của mình.
- GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài 16 – Nấm men và nấm mốc. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Lập kế hoạch thu thập thông tin về ích lợi của một số nấm a. Mục tiêu: Khám phá được ích lợi của một số nấm men trong chế biến thực phẩm (ví dụ: làm bánh mì,...) thông qua thí nghiệm thực hành hoặc quan sát tranh ảnh, video. b. Cách thức thực hiện: - GV chia lớp thành các nhóm 6 HS. - GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận để đề xuất cách thu thập thông tin và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của nhóm theo gợi ý ở hình 1, 2, 3 trang 67 SGK. - GV mời đại diện một số nhóm báo cáo kết quả trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có kế hoạch cụ thể, hợp lý. Hoạt động 2: Thực hiện kế hoạch a. Mục tiêu: - Thực hiện thu thập thông tin theo cách đã được phân công. - Ghi chép lại những thông tin đã sưu tầm được. b. Cách thức thực hiện: - GV tổ chức HS thực hiện theo kế hoạch thu thập thông tin của nhóm. - GV yêu cầu HS ghi lại những thông tin đã sưu tầm được. Hoạt động 3: Tổng hợp và chia sẻ thông tin đã thu thập được a. Mục tiêu: - Hình thành được kĩ năng phân tích, tổng hợp. - Trình bày được kết quả thu thập thông tin. b. Cách thức thực hiện: - GV hướng dẫn các nhóm thảo luận và hoàn thành bài báo cáo: + Từng thành viên báo cáo các thông tin đã thu thập được. + Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận để lựa chọn thông tin và cách giới thiệu trình bày báo cáo kết quả của nhóm mình. + Tham khảo hình 4, 5 trang 67, 68 SGK. + Hoàn thành bài báo cáo. - GV mời các nhóm trưng bày và giới thiệu kết quả trước lớp. Các nhóm nhận xét chéo nhau. - GV nhận xét và bổ sung thông tin cho HS: + Nấm men bánh mì còn được gọi là “nấm ăn đường”. Trong quá trình trộn men vào bột mì cùng với nước và muối, nấm men hoạt động bằng cách tiêu thụ đường trong bột, hình thành các bọt khí trong bột giúp bột nở ra, phồng, xốp. Quá trình này được gọi là lên men. + Nấm men rượu được dùng làm rượu nếp, rượu nho,... Ngoài ra, còn được dùng để làm bánh. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Hoạt động 4: Giới thiệu một số thực phẩm có sử dụng nấm men bánh mì hoặc nấm men rượu a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã được học về ích lợi của nấm men trong chế biến thực phẩm. b. Cách thức thực hiện: Nhiệm vụ 1. Trả lời các câu trắc nghiệm - GV tổ chức cho HS làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Đây là hình ảnh của A. Men rượu. B. Men khô bánh mì. C. Men tươi bánh mì. D. Men giấm. Câu 2: Đây là hình ảnh của A. Men rượu. B. Men khô bánh mì. C. Men tươi bánh mì. D. Men giấm. Câu 3: Nấm men giúp bánh mì A. Phồng và xốp. B. Teo nhỏ. C. Đặc ruột bánh hơn. D. Cứng hơn. Câu 4: Đây là hình ảnh của A. Men rượu. B. Men khô bánh mì. C. Men tươi bánh mì. D. Men giấm. Câu 5: Trong quá trình sản xuất rượu người ta sử dụng A. Nấm men. B. Nấm mốc. C. Nấm độc. D. Nấm hương. - GV mời HS trả lời, cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời đúng. Nhiệm vụ 2. Giới thiệu một số thực phẩm có sử dụng nấm men bánh mì hoặc nấm men rượu - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi thực hiện: Kể tên một số thức ăn, đồ uống có sử dụng nấm men trong quá trình chế biến. - GV gọi một số HS trả lời. Cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và kết luận: + Nấm men bánh mì và nấm men rượu đều có thể được sử dụng để làm nhiều loại bánh như bánh quy, bánh bao, bánh bông lan,... + Nấm men rượu có thể được dùng để làm rượu nếp, rượu nho,.. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Đọc và chuẩn bị trước tiết sau. |
- HS quan sát hình, suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.
- HS trả lời: Để làm bánh mì cần những nguyên liệu: bột mì, men nở, nước ấm, muối, giấm, đường, sữa tươi, dầu ăn. - HS lắng nghe. - HS theo dõi, ghi bài mới.
- HS chia theo nhóm. - Các nhóm thực hiện theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm xung phong báo cáo: + Bạn A: Hỏi người thân trong gia đình. + Bạn B: Hỏi người làm bánh tại cửa hàng hoặc nơi sản xuất bánh mì. + Bạn C: Tra cứu trên in-tơ-nét. … - HS chú ý lắng nghe, sửa kế hoạch.
- HS thực hiện theo kế hoạch của nhóm. - HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn và thực hiện theo nhóm.
- Các nhóm xung phong trình bày.
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chọn đáp án:
- HS thực hiện theo cặp.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.
- HS rút kinh nghiệm.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 chân trời sáng tạo