Soạn giáo án hóa học 10 cánh diều bài 9. Quy tắc octet

Giáo án powerpoint hóa học 10 Cánh diều mới bài bài 9. Quy tắc octet. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!


Nội dung giáo án

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI

Hãy cho biết quá trình trên diễn ra theo xu hướng tạo nên hệ bền hơn (năng lượng thấp hơn) hay kém bền hơn (năng lượng cao hơn).

BÀI 9. QUY TẮC OCTET

NỘI DUNG BÀI HỌC

Quy tắc octet

Vận dụng quy tắc octet trong quá trình hình thành liên kết hóa học của các nguyên tố nhóm A

  1. Quy tắc octet
  • Quy tắc octet là gì?
  • Ai là người đưa ra quy tắc này?
  • Quy tắc này nói về điều gì?
  • Khái niệm: Quy tắc octet là trong các phản ứng hóa học, các nguyên tử có xu hướng hình thành lớp vỏ bền vững như của khí hiếm.
  • Lewis là người đầu tiên đưa ra quy tắc này. Quy tắc này nói về xu hướng các nguyên tử trở nên bền vững hơn trong phản ứng hóa học.

Chia lớp thành các nhóm, thực hiện nhiệm vụ:

Nhóm 1 + 3:

Đặc điểm của quy tắc octet là gì? (lớp vỏ bền vững của khí hiếm là như thế nào?)

Nhóm 2 + 4:

Xu hướng chung của các nguyên tử khi liên kết với nhau là gì? Có những liên kết hóa học nào em đã biết?

  1. Đặc điểm của quy tắc octet là các nguyên tử khí hiếm bền vững hơn rất nhiều so với các nguyên tử khác cùng chu kì nên rất khó tham gia phản ứng hóa học. Điều này do chúng có lớp electron ngoài cùng đã bão hòa với 8 electron (ngoại lệ là He với electron ngoài cùng bão hòa 2 electron)
  2. Xu hướng chung của các nguyên tử liên kết với nhau là tạo ra một lớp electron ngoài cùng như của khí hiếm để mỗi nguyên tử đó trở nên bền vững hơn. Những liên kết hóa học em biết là: liên kết ion, liên kết cộng hóa trị.
  • Cho nguyên tử các nguyên tố sau: Na (Z=11), Cl (Z=17), Ne (Z=10). Ar (Z=18). Những nguyên tử nào trong các nguyên tử trên có lớp electron ngoài cùng bền vững?
  • Câu trả lời:
  • Nguyên tố Ne và Ar có lớp electron ngoài cùng bền vững.
  1. Vận dụng quy tắc octet trong quá trình hình thành liên kết hóa học của các nguyên tố nhóm A.

Hoạt động nhóm

Nhóm 1:

  1. Mô tả sự hình thành liên kết trong ví dụ 1. Thực hiện câu hỏi 2.

2.Thực hiện luyện tập 1.

  1. Các phi kim 5, 6 hoặc 7 electeon ở lớp ngoài cùng có xu hướng nhận thêm lần lượt bao nhiêu electron để đạt cấu hình bền vững?

Nhóm 2:

  1. Mô tả sự hình thành liên kết ví dụ 2.
  2. Thực hiện luyện tập 2.
  3. Các kim loại có 1, 2 và 3 electron lớp ngoài cùng có xu hướng nhương đi lần lượt bao nhiêu electron tương ứng để tạo thành ion dương có cấu hình bền vững?

Nhóm 3:

  1. Mô tả sự hình thành liên kết trong ví dụ 3.
  2. Mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử N2
  3. Thực hiện luyện tập 3.

Nhóm 4:

1, Mô tả sự hình thành liên kết của phân tử NaCl và phân tử HCl.

  1. Thực hiện bài tập 3 trang 52.

Nhóm 1

  1. Nguyên tử chlorine có 7 electron ở lớp vơ ngoài cùng, vì vậy khi hình thành liên kết hóa học, chlorine nhận thêm 1 electron để đạt lớp vỏ 8 electron ở lớp ngoài cùng như của khí hiếm Ar.
  2. Trả lời luyện tập 1 :

 O và F đều có tính phi kim

⇒ Xu hướng cơ bản của nguyên tử O và F trong các phản ứng hóa học là nhận electron.

Trong đó O (Z = 8) có cấu hình electron là 1s22s22p4

⇒ Nguyên tử O sẽ nhận thêm 2 electron để được lớp vỏ có 8 electron lớp ngoài cùng bền vững.

F (Z = 9) có cấu hình electron là 1s22s22p5

⇒ Nguyên tử F sẽ nhận thêm 1 electron để được lớp vỏ có 8 electron lớp ngoài cùng bền vững.

  1. Các phi kim 5, 6 hoặc 7 electeon ở lớp ngoài cùng có xu hướng nhận thêm lần lượt 3, 2, 1 electron để đạt cấu hình bền vững.

Nhóm 2

  1. Nguyên tử Na có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng, vậy nên khi hình thành liên kết hóa học Na thường có xu hướng nhường đi 1 electron để đạt cấu hình lớp vỏ có 8 electron ở lớp ngoài cùng như của khí hiếm Ne.
  2. Trả lời luyện tập 2:
  3. a) K (Z = 19), K có 1 electron lớp vỏ ngoài cùng. Nguyên tử K có xu hướng nhường đi 1 electron để trở thành ion mang điện tích dương, kí hiệu là K+.

O (Z = 8) ,O có 6 electron lớp vỏ ngoài cùng nên nguyên tử O có xu hướng nhận thêm 2 electron để trở thành ion mang điện tích âm, kí hiệu là O2-

 


=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử Hóa học 10 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án điện tử hóa học 10 Cánh diều, giáo án powerpoint hóa học 10 Cánh diều bài 9. Quy tắc octet, bài giảng điện tử hóa học 10 Cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU