Soạn giáo án HĐTN 8 (bản 2) chân trời sáng tạo Chủ đề 8 Tuần 27: Hoạt động 1

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 (bản 2) Chủ đề 8 Tuần 27: Hoạt động 1 - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

CHỦ ĐỀ 8: TÌM HIỂU HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP 

VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP, RÈN LUYỆN

 

MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

  • Nêu được việc làm đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của những nghề phổ biến trong xã hội hiện đại.
  • Nêu được những thách thức, phẩm chất và năng lực cần có của người làm nghề trong xã hội hiện đại.
  • Tự đánh giá được việc rèn luyện phẩm chất và năng lực của người lao động trong xã hội hiện đại. 
  • Lập được danh mục những nghề phổ biến trong xã hội hiện đại.

 

NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Gợi ý tiến trình hoạt động: 

- GV phối hợp với cán bộ Đoàn, Đội để xây dựng kế hoạch sinh hoạt dưới cờ:

+ Trao đổi về kế hoạch học tập hướng nghiệp.

+ Tham gia hoạt động định hướng nghề nghiệp.

+ Giao lưu với những người làm nghề tiêu biểu ở địa phương.

+ Báo cáo kết quả khảo sát về hứng thú nghề nghiệp của HS trong trường.

 

NỘI DUNG SINH HOẠT LỚP

Gợi ý tiến trình hoạt động: 

- GV tổ chức các hoạt động liên quan đến hành chính sư phạm lớp học: sơ kết tuần, đánh giá thi đua, kế hoạch hoạt động tiếp theo của lớp,…

- Gợi ý tổ chức hoạt động giáo dục:

 

  • Thảo luận về kế hoạch học tập trong hè, chuẩn bị cho năm học cuối cấp Trung học cơ sở.
  • Chia sẻ về cách rèn luyện tính kiên trì và sự chăm chỉ.
  • Chuẩn bị tổng kết năm học.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

TUẦN 27: HOẠT ĐỘNG 1

XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHẢO SÁT HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRONG TRƯỜNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết cách xây dựng kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp của HS trong trường.
  • Thực hiện khảo sát kế hoạch hứng thú nghề nghiệp của HS trong trường.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • Xây dựng kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp phù hợp với HS trong trường.
  1. Phẩm chất: Trách nhiệm và chăm chỉ.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
  • Bút, giấy khổ lớn.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bản 2.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
  2. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; hiểu được sự cần thiết của chủ đề đối với bản thân; chỉ rõ được những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
  3. Nội dung: Trò chơi khởi động và định hướng nội dung của chủ đề.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra
  5. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động 1: Khởi động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, tổ chức trò chơi Đuổi hình đoán nghề.

- GV phổ biến luật chơi: Các hình ảnh về nghề sẽ được trình chiếu nhanh trong 30 giây. Sau đó, trong 1 phút, các đội viết tên nghề mình nhìn thấy trong video clip vào giấy khổ lớn. Đội nào viết được đúng, nhiều tên nghề trong video clip nhất sẽ giành chiến thắng.

- GV trình chiếu cho HS quan sát ảnh về nghề:

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

Hình 5

Hình 6 

Hình 7

Hình 8

Hình 9 

Hình 10

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh/video và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi.

+ Hình 1: Nghề bác sĩ.

+ Hình 2: Nghề công nghệ thông tin.

+ Hình 3: Nghề công an.

+ Hình 4: Nghề bác sĩ tâm lí.

+ Hình 5: Nghề nhà thiết kế thời trang.

+ Hình 6: Nghề thiết kế đồ họa.

+ HÌnh 7: Nghề nghiên cứu sinh.

+ Hình 8: Nghề dược sĩ.

+ Hình 9: Nghề công nhân.

+ Hình 10: Nghề giáo viên.

- GV mời HS khác nhận xét, góp ý nếu có.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV khen ngợi sự tham gia tích cực của HS.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

Hoạt động 2: Giới thiệu chủ đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu ý nghĩa, sự cần thiết của chủ đề: Xã hội hiện đại đang ngày một phát triển mạnh mẽ kéo theo nhiều ngành nghề mới cũng như đào thải những ngành nghề đã lỗi thời, lạc hậu. Các em có bao giờ thắc mắc có bao nhiêu ngành nghề cũng như tất cả các nghề nghiệp hiện nay như thế nào không? Chủ đề ngày hôm nay sẽ giúp các em định hướng nên làm nghề gì trong tương lai cũng như có thể chuẩn bị kiến thức, kĩ năng cần thiết chính xác cho công việc.

- GV yêu cầu HS đọc các nội dung cần thực hiện của chủ đề.

- GV trình chiếu tranh chủ đề và giới thiệu chủ đề:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS mở SGK, lắng nghe những chia sẻ của GV.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chia sẻ những thông tin, hiểu biết về hứng thú nghề nghiệp và định hướng học tập, rèn luyện trước khi vào bài học.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Chủ đề 8 – Tìm hiểu nhiệm vụ 1.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Xây dựng và thực hiện kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp của học sinh trong trường

  1. Mục tiêu: Giúp HS biết cách xây dựng kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp của HS trong trường. Từ đó, thực hiện và chia sẻ kết quả khảo sát hứng thú nghề nghiệp cả HS trong trường.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS thực hiện, hình thành kiến thức:
  1. Thảo luận về các câu hỏi khảo sát hứng thú nghề nghiệp.
  2. Xác định phương pháp khảo sát.
  3. Lựa chọn hình thức khảo sát.
  4. Xây dựng và thực hiện kế hoạch khảo sát.
  5. Chia sẻ kết quả khảo sát về hứng thú nghề nghiệp của học sinh trong trường.
  1. Sản phẩm học tập: HS biết cách xây dựng kế hoạch khảo sát và thực hiện khảo sát hứng thú nghề nghiệp của HS trong trường.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Thảo luận về các câu hỏi khảo sát hứng thú nghề nghiệp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận về các câu hỏi khảo sát được gợi ý trong SGK tr.70.

+ Bạn có thể chia sẻ về nghề nghiệp mà bạn yêu thích nhất không?

+ Nếu được chọn ba nghề yêu thích nhất, bạn sẽ chọn nghề nào?

+ Bạn thích làm việc với máy móc hay tương tác với con người trong quá trình làm việc?

+ Bạn thích làm việc ở công trường xây dựng, nhà xưởng, văn phòng hay ngoài thiên nhiên?

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Có phù hợp để thực hiện khảo sát cho HS trong trường mình không?

+ Có thêm ý tưởng nào khác về câu hỏi khảo sát hứng thú nghề nghiệp không?

+ ...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp của học sinh trong trường

a. Thảo luận về các câu hỏi khảo sát hứng thú nghề nghiệp

HS xây dựng câu hỏi khảo sát phù hợp với thực tiễn trường học. Có thể tham khảo các câu hỏi khảo sát từ thầy cô, trên sách, báo, Internet,...











Nhiệm vụ 2. Xác định phương pháp khảo sát

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện các phương pháp khảo sát hứng thú nghề nghiệp. Từ đó đánh giá xem nên chọn phỏng vấn hay khảo sát bằng bảng hỏi, hình thức nào sẽ phù hợp với bản thân hơn.

- GV gợi ý cho HS phương pháp khảo sát: Trình bày dưới Hoạt động 1.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Xác định phương pháp khảo sát

- HS lựa chọn phương pháp khảo sát phù hợp. 

- Một số phương pháp khảo sát HS có thể lựa chọn:

+ Phương pháp điều tra – khảo sát.

+ Phỏng vấn trực tiếp.

+ Phỏng vấn qua điện thoại.

+ Phỏng vấn qua thư.

+ Phỏng vấn trực tuyến.

- Tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế, HS lựa chọn phương pháp khảo sát phù hợp nhằm có kết quả dữ liệu chính xác nhất.



Nhiệm vụ 3. Lựa chọn hình thức khảo sát

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu: Thảo luận về những điều cần chuẩn bị; thuận lợi, khó khăn của khảo sát trực tiếp và khảo sát trực tuyến.

- GV gợi ý cho HS:

+ Khảo sát trực tiếp: chuẩn bị bảng hỏi, sổ ghi chép, thiết bị ghi âm (nếu được sự đồng ý của người khảo sát),...

+ Khảo sát trực tuyến: chuẩn bị bảng hỏi trên Google Forms hoặc các phần mềm khác.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

c. Lựa chọn hình thức khảo sát

HS thực hiện khảo sát theo hình thức đã chọn. Trong quá trình thực hiện, lưu ý những thuận lợi, khó khăn giữa các hình thức khảo sát.

Nhiệm vụ 4. Xây dựng và thực hiện kế hoạch khảo sát

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS xây dựng và thực hiện khảo sát:

+ Xác định đối tượng HS được khảo sát.

+ Xác định thời gian thực hiện khảo sát.

+ Thực hiện khảo sát với công cụ đã thiết kế và hình thức đã lựa chọn.

- GV lưu ý HS cần xin phép để có được sự đồng ý của người được khảo sát trước khi tiến hành thực hiện.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

d. Xây dựng và thực hiện kế hoạch khảo sát

HS xây dựng và thực hiện kế hoạch khảo sát như thảo luận. Lưu ý xin phép người được khảo sát và được sự đồng ý mới tiến hành khảo sát.

Nhiệm vụ 5. Chia sẻ kết quả khảo sát về hứng thú nghề nghiệp của học sinh trong trường

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn thêm HS (nếu cần) để giúp HS thực hiện khảo sát thuận lợi hơn.

- GV căn dặn HS thực hiện khảo sát về hứng thú nghề nghiệp của HS trong trường theo kế hoạch đã lập.

- GV yêu cầu HS ghi chép và chuẩn bị báo cáo kết quả trải nghiệm theo thời gian đã quy định. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

e. Chia sẻ kết quả khảo sát về hứng thú nghề nghiệp của học sinh trong trường

HS thu thập kết quả khảo sát được, sau đó hoàn thiện bản báo cáo. Trong bản báo cáo cần thể hiện rõ câu hỏi khảo sát, hình thức khảo sát, những điều đạt được cũng như những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện khảo sát.

PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

* Phương pháp khảo sát:

- Phỏng vấn:    

- Khảo sát bằng bảng hỏi: 

* Công cụ khảo sát:

Phiếu khảo sát

Lời dẫn: ..............................................................................................................................

Thông tin cá nhân: .............................................................................................................

Hãy đánh dấu vào mức độ phù hợp nhất với bạn.

1. Bạn thích làm việc với máy tính:

Thích

  

Bình thường

  

Không thích

 

2. Bạn mong muốn được làm việc trong sự hợp tác và chia sẻ:

Thường xuyên

  

Thỉnh thoảng

  

Hiếm khi

 
  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập phần luyện tập.
  3. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận.
  4. Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đâu không phải là kênh phương tiện để tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp?

  1. Trò chơi điện tử.
  2. Sách báo.
  3. Internet.
  4. Các buổi tọa đàm.

Câu 2. Nghề nào có vai trò lên kế hoạch, thiết kế, giám sát các dự án kiến trúc cho công trình từ lúc bắt đầu khởi công đến khi dự án hoàn thành? 

  1. Thợ mộc. 
  2. Công nhân. 
  3. Kĩ thuật viên. 
  4. Kiến trúc sư.

Câu 3. Nghề nào dưới đây không góp phần xây dựng nên một ngôi nhà? 

  1. Kiến trúc sư.  
  2. Kĩ sư điện tử. 
  3. Thợ xây. 
  4. Thợ mộc.

Câu 4. Trong giờ làm văn, cô giáo yêu cầu cả lớp viết về gia đình mình và chọn một vài bài hay để đọc trước lớp. N được cô giáo gọi đứng lên đọc bài nhưng cả lớp đều phá lên cười khi bạn chia sẻ bố của mình làm nghề xe ôm? Nếu em là bạn thân của N, em sẽ làm gì trong trường hợp này? 

  1. Yêu cầu các bạn tôn trọng N và bố của N, không cười nữa để lắng nghe bạn chia sẻ. 
  2. Tỏ ra không quan tâm. 
  3. Bỏ ngoài tai, tập trung viết bài của mình. 
  4. Cười cùng với các bạn trong lớp.

Câu 5. Khảo sát trực tiếp cần chuẩn bị những dụng cụ gì?

  1. điện thoại, sổ ghi chép, thiết bị ghi âm. 
  2. bảng hỏi, sổ ghi chép, thiết bị ghi âm.
  3. sổ ghi chép, máy ảnh, thiết bị ghi âm. 
  4. tranh ảnh, sổ ghi chép, bút viết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

A

D

B

A

B

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS vận dụng được tri thức, kinh nghiệm mới đã tiếp thu được vào đời sống thực tiễn.
  3. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS về nhà thực hiện.
  4. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà: Em hãy xây dựng và thực hiện kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp của học sinh trong trường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV đánh giá mức độ hiểu nhiệm vụ của HS.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV kết thúc bài học.

  1. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Hoàn thành nhiệm vụ được giao ở phần Vận dụng.

- Đọc và tìm hiểu trước Nhiệm vụ 2, 3  – Chủ đề 8 – SGK tr.71 – 73.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 28: HOẠT ĐỘNG 2, 3

ĐỊNH HƯỚNG CÁC MÔN HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LIÊN QUAN ĐẾN HƯỚNG NGHIỆP

XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HỌC TẬP HƯỚNG NGHIỆP

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được các nhóm môn học ở trường Trung học phổ thông phù hợp với định hướng nghề nghiệp của mình.
  • Xây dựng được kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp và biết cách thực hiện kế hoạch đó.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • Nhận biết được môn học ở trường Trung học phổ thông liên quan đến hướng nghiệp.
  • Lập được kế hoạch học tập hướng nghiệp cho bản thân.
  1. Phẩm chất: Trách nhiệm và chăm chỉ.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
  • Giấy nhớ/giấy màu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bản 2.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
  2. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; hiểu được sự cần thiết của chủ đề đối với bản thân; chỉ rõ được những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
  3. Nội dung: GV cho HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi sau:

+ Em hãy nêu lợi ích và ý nghĩa của việc tìm hiểu nghề/nhóm nghề.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi: 

+ Lợi ích của việc tìm hiểu nghề/nhóm nghề:

 

  • Xác định hướng đi, mục tiêu nghề nghiệp.
  • Tạo dựng một cuộc sống chất lượng hơn.
  • Tăng năng suất lao động, hiệu quả làm việc.
  • Tạo năng lượng mới cho mỗi ngày làm việc.

 

+ Ý nghĩa của việc tìm hiểu nghề/nhóm nghề:

 

  • Giúp phân phổ nguồn nhân lực đồng đều.
  • Tránh lãng phí và thiếu hụt nguồn lực.
  • Góp phần đưa đất nước phát triển kinh tế xã hội.

 

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Chủ đề 8 – Tìm hiểu nhiệm vụ 2, 3.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Định hướng các môn học ở trường Trung học phổ thông liên quan đến hướng nghiệp

  1. Mục tiêu: Giúp HS xác định được các nhóm học ở trường Trung học phổ thông phù hợp với định hướng nghề nghiệp của mình.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS thực hiện, hình thành kiến thức:
  1. Tìm hiểu các môn học lựa chọn ở trường Trung học phổ thông liên quan đến hướng nghiệp.
  2. Tư vấn lựa chọn môn học liên quan đến hứng thú nghề nghiệp của nhân vật trong tình huống.
  3. Chia sẻ định hướng các môn học ở trường Trung học phổ thông liên quan đến hướng nghiệp của bản thân.
  1. Sản phẩm học tập: HS nêu được các nhóm học ở trường Trung học phổ thông phù hợp với định hướng nghề nghiệp của mình.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu các môn học lựa chọn ở trường Trung học phổ thông liên quan đến hướng nghiệp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Vương quốc nghề nghiệp.

- GV chia lớp thành 3 nhóm:

+ Nhóm 1: Tìm những nghề phù hợp với nhóm môn học Khoa học xã hội (Lịch sử và Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật).

+ Nhóm 2: Tìm những nghề phù hợp với nhóm môn học Khoa học tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh học).

+ Nhóm 3: Tìm những nghề phù hợp với nhóm môn học Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Mĩ thuật, Âm nhạc).

- GV yêu cầu các nhóm trình bày theo hình thức sáng tạo.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày về các nghề trong Vương quốc nghề nghiệp của mình tương ứng với nhóm môn học được phân phối.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV nhấn mạnh: HS xác định các nhóm nghề phù hợp dựa vào đặc trưng và tính ứng dụng của từng môn học trong thực tế. Mỗi ngành nghề thường có sự kết hợp của nhiều môn học khác nhau nhưng vẫn sẽ có những môn học đặc thù gần với nghề nhất.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Định hướng các môn học ở trường Trung học phổ thông liên quan đến hướng nghiệp

a. Tìm hiểu các môn học lựa chọn ở trường Trung học phổ thông liên quan đến hướng nghiệp

HS liên hệ thực tiễn, kể tên những môn học trong chương trình giáo dục phù hợp đến hướng nghiệp.

Ví dụ: 

Nghề

Môn học

Bác sĩ

Sinh học

Nhà khoa học

Hóa, toán

Phiên dịch viên

Tiếng Anh

Nhiệm vụ 2. Tư vấn lựa chọn môn học liên quan đến hứng thú nghề nghiệp của nhân vật trong tình huống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm và giải quyết tình huống:

Tình huống: M có hứng thú với những nghề thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, hãy tư vấn cho M lựa chọn các môn học để rèn luyện.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm giải quyết tình huống: Bạn nên học chăm chỉ môn: Toán, Tin học và Ngoại ngữ.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết và đưa ra những tư vấn lựa chọn nhóm môn học liên quan đến hứng thú nghề nghiệp của nhân vật trong tình huống.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Tư vấn lựa chọn môn học liên quan đến hứng thú nghề nghiệp của nhân vật trong tình huống

Ngành Công nghệ thông tin là ngành học sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lí, truyền và thu thập thông tin. Mục đích của khối khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

Để theo nghề công nghệ thông tin cần học tốt các môn học như Toán, Tin học, Hóa học, Địa hoặc tiếng Anh.

Nhiệm vụ 3. Chia sẻ định hướng các môn học ở trường Trung học phổ thông liên quan đến hướng nghiệp của bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phát cho mỗi HS một tờ giấy nhớ/giấy màu đã chuẩn bị để viết nghề nghiệp mong muốn của bản thân.

- GV hướng dẫn HS lần lượt dán các tờ giấy màu đó để lấp đầy Bảng nghề nghiệp của lớp.

- GV cho HS tham khảo mẫu sau:

- GV tập hợp những HS có chung nghề/nhóm nghề mong muốn thành các nhóm để tổ chức hoạt động và thảo luận.

- GV tổ chức cho các nhóm thảo luận để xác định các môn học mà mình dự định chọn ở trường Trung học phổ thông phù hợp với nghề mong muốn.

Gợi ý:

+ Xác định tên nghề/nhóm nghề mà mình hứng thú.

+ Xác định các môn học liên quan đến nghề mà mình muốn chọn.

+ Xác định điểm mạnh của bản thân trong học tập các môn học. 

+ Định hướng lựa chọn các môn học phù hợp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ về việc lựa chọn các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp của nhóm.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết và góp ý về việc lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp của nhóm.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

c. Chia sẻ định hướng các môn học ở trường Trung học phổ thông liên quan đến hướng nghiệp của bản thân

HS tìm hiểu nghề muốn theo đuổi và chỉ ra được các môn cần học liên quan tới nghề đó.

Hoạt động 3: Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập hướng nghiệp

  1. Mục tiêu: Giúp HS xây dựng được kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp và biết cách thực hiện kế hoạch đó.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS thực hiện, hình thành kiến thức:
  1. Xây dựng kế hoạch học tập hướng nghiệp theo các bước.
  2. Thực hiện kế hoạch học tập hướng nghiệp.
  3. Chia sẻ những thuận lợi, khó khăn của em khi thực hiện kế hoạch học tập hướng nghiệp.
  1. Sản phẩm học tập: HS xây dựng được kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp và biết cách thực hiện kế hoạch đó.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Xây dựng kế hoạch học tập hướng nghiệp theo các bước

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS xây dựng kế hoạch học tập hướng nghiệp sáng tạo theo các bước: 

+ Bước 1: Xác định tên các nghề mà mình hứng thú và yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nghề đó.

+ Bước 2: Xác định mục tiêu học tập hướng nghiệp của bản thân:

  • Chỉ ra điểm mạnh của bản thân trong học tập các môn học.
  • Lựa chọn các môn học hướng nghiệp.
  • Đặt mục tiêu cần đạt của các môn học hướng nghiệp.

+ Bước 3: Liệt kê những thuận lợi, khó khăn khi học tập các môn học hướng nghiệp.

+ Bước 4: Đề xuất các hoạt động học tập để phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn.

+ Bước 5: Lập thời khóa biểu, sắp xếp các hoạt động học tập một cách khoa học, có tính khả thi.

+ Bước 6: Lựa chọn công cụ, tìm sự hỗ trợ của mọi người để thực hiện các hoạt động học tập hướng nghiệp.

- GV yêu cầu HS đọc kĩ và lần lượt thực hiện các bước lên ý tưởng xây dựng kế hoạch học tập hướng nghiệp chi tiết.

- GV gợi ý một số mẫu cho HS tham khảo để hoàn thành kế hoạch học tập của bản thân một cách sáng tạo:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ về kế hoạch học tập hướng nghiệp của mình.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét dựa trên các yếu tố:

+ Hình thức trình bày: sáng tạo, khoa học, dễ hiểu.

+ Nội dung: cụ thể, chi tiết, xác định được những môn học hướng nghiệp phù hợp với định hướng nghề nghiệp.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập hướng nghiệp

a. Xây dựng kế hoạch học tập hướng nghiệp theo các bước

HS xác định hướng nghiệp theo các bước GV hướng dẫn. Có thể tìm hiểu thêm trên sách, báo, Internet,... để hoàn thiện kế hoạch học tập hướng nghiệp của bản thân.

Nhiệm vụ 2. Thực hiện kế hoạch học tập hướng nghiệp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thực hiện kế hoạch học tập hướng nghiệp dựa vào những gợi ý ở Nhiệm vụ 1.

- GV nhắc nhở HS lưu ý:

+ Cần có kế hoạch phù hợp với mục tiêu của bản thân.

+ Xác định đúng các môn học hướng nghiệp.

+ Xây dựng thời khóa biểu phải khoa học, khả thi và thực hiện nghiêm túc theo thời khóa biểu đã đặt ra.

- GV nhắc nhở HS linh hoạt trong cách thực hiện để phù hợp với những thuận lợi, khó khăn của bản thân.

- GV yêu cầu HS thực hiện theo kế hoạch và ghi chép lại để có thể báo cáo kết quả trải nghiệm theo thời gian quy định.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Thực hiện kế hoạch học tập hướng nghiệp

HS thực hiện học tập hướng nghiệp theo kế hoạch đã đề ra. Kế hoạch học tập hướng nghiệp cần phù hợp với năng lực của bản thân, khoa học.

Nhiệm vụ 3. Chia sẻ những thuận lợi, khó khăn của em khi thực hiện kế hoạch học tập hướng nghiệp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV căn dặn HS thực hiện tốt kế hoạch học tập hướng nghiệp của bản thân.

- GV nhắc nhở HS ghi chép và chuẩn bị báo cáo kết quả trải nghiệm vào thời gian quy định.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

c. Chia sẻ những thuận lợi, khó khăn của em khi thực hiện kế hoạch học tập hướng nghiệp

Trong quá trình thực hiện kế hoạch học tập hướng nghiệp, HS ghi chép lại những thuận lợi, khó khăn và trao đổi với thầy cô, bạn bè. Lắng nghe những đóng góp ý kiến để hoàn thiện bản kế hoạch tốt hơn.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập phần luyện tập.
  3. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận.
  4. Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1. “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” là câu tục ngữ nói về nghề nào? 

  1. Thợ điện. 
  2. Nông dân.
  3. Kinh doanh. 
  4. Tài xế.

Câu 2. Định hướng nghề nghiệp làm nhà văn, nhà báo cần học những môn học nào?

  1. địa lí, giáo dục kinh tế và pháp luật.
  2. vật lí, hóa học.
  3. địa lí, công nghệ, tin học.
  4. sinh học, giáo dục kinh tế và pháp luật.

Câu 3. Định hướng nghề nghiệp làm kĩ thuật viên xây dựng công trình cần học những môn học nào?

  1. địa lí, giáo dục kinh tế và pháp luật.
  2. vật lí, hóa học, sinh học, công nghệ.
  3. địa lí, công nghệ, tin học.
  4. sinh học, giáo dục kinh tế và pháp luật.

Câu 4. Xây dựng kế hoạch học tập hướng nghiệp gồm có mấy bước?

  1. 1.
  2. 3.
  3. 7.
  4. 6.

Câu 5. Lập thời khóa biểu, sắp xếp các hoạt động học tập một cách khoa học, có tính khả thi thuộc bước mấy trong xây dựng kế hoạch học tập hướng nghiệp?

  1. bước 3.
  2. bước 4.
  3. bước 5.
  4. bước 6.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

B

A

B

D

C

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS vận dụng được tri thức, kinh nghiệm mới đã tiếp thu được vào đời sống thực tiễn.
  3. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS về nhà thực hiện.
  4. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà: Em hãy xây dựng kế hoạch học tập hướng nghiệp và thực hiện kế hoạch đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, báo cáo vào tuần sau.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV đánh giá mức độ hiểu nhiệm vụ của HS.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV kết thúc bài học.

  1. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Hoàn thành nhiệm vụ được giao ở phần Vận dụng.

- Đọc và tìm hiểu trước Nhiệm vụ 4  – Chủ đề 8 – SGK tr.73, 74.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 29: HOẠT ĐỘNG 4

RÈN LUYỆN SỨC KHỎE, ĐỘ BỀN, TÍNH KIÊN TRÌ VÀ SỰ CHĂM CHỈ TRONG CÔNG VIỆC

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thực hiện các phương pháp, cách thức phù hợp để rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ trong công việc.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • Tự giác rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ trong công việc.
  1. Phẩm chất: Trách nhiệm và chăm chỉ.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bản 2.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
  2. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; hiểu được sự cần thiết của chủ đề đối với bản thân; chỉ rõ được những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn.
  5. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video và trả lời câu hỏi:

https://youtu.be/KAEHU7pyEcA?si=hOsw-xGa0lcEPo_m 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn? Giải thích vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn là do sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ.

+ Giải thích: Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi, là những vật thể sống có sự phát triển, sinh trưởng theo quy luật nhất định. Do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và sự hạn chế trong việc phát triển ngành nghề nên vào thời gian nông nhàn người dân không có việc làm dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn nước ta.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Chủ đề 8 – Tìm hiểu nhiệm vụ 4.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 4: Rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ trong công việc

  1. Mục tiêu: Giúp HS có những phương pháp, cách thức phù hợp để rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ trong công việc.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS thực hiện, hình thành kiến thức:
  1. Chia sẻ về các biện pháp rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ trong công việc.
  2. Đề xuất các biện pháp rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ trong công việc ở các tình huống.
  3. Chia sẻ kết quả rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ của em.
  4. Tư vấn cách rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ cho các bạn.
  1. Sản phẩm học tập: HS thực hiện rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ trong công việc.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Chia sẻ về các biện pháp rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ trong công việc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ các biện pháp rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ trong công việc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết và khuyến khích HS tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện sức khỏe thường xuyên và rèn luyện nhằm nâng cao độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ trong công việc.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

4. Rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ trong công việc

a. Chia sẻ về các biện pháp rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ trong công việc

- Rèn luyện sức khoẻ thường xuyên thông qua các hoạt động: 

+ Duy trì chế độ ăn uống hợp lí, cân bằng giữa các loại thực phẩm, uống đủ nước và hạn chế dùng thực phẩm đông lạnh, đồ ăn nhanh có chứa chất bảo quản,... 

+ Tập thể dục thường xuyên: chạy bộ, đạp xe, đi bơi,...

+ Nghỉ ngơi đầy đủ, chế độ sinh hoạt hợp lí.

- Rèn luyện nâng cao độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ thông qua các hoạt động:

+ Nâng cao dần cường độ tập thể dục.

+ Thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập, tích cực tìm kiếm các tài liệu học tập.

Nhiệm vụ 2. Đề xuất các biện pháp rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ trong công việc ở các tình huống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm, thực hiện đóng vai các tình huống trong SGK.

+ Nhóm 1 + 2: Đóng vai giải quyết tình huống 1.

  • Phân công các bạn đóng vai các nhân vật T, H.
  • H có thể đưa ra những lời động viên với T (nhấn mạnh vào năng lực, ý nghĩa của hoạt động vẽ tranh tuyên truyền phòng chống dịch).
  • Đưa ra lời khuyên để giúp T có thêm động lực rèn luyện tính kiên trì, hoàn thành nhiệm vụ của nhóm: nhắc nhở T về giá trị và ý nghĩa của sản phẩm sau khi hoàn thành,...

+ Nhóm 3 + 4: Đóng vai giải quyết tình huống 2.

  • Có thể xây dựng tình huống nói chuyện của A và bác sĩ (hoặc A và mẹ).
  • Bác sĩ hoặc mẹ A sẽ đưa ra các biện pháp để giúp A rèn luyện sức khỏe như: ăn những thực phẩm tốt cho mắt, chăm chỉ tập nhìn vào trọng tâm, sử dụng thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ,...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.

- HS phân vai giải quyết tình huống.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

+ Tình huống 1: Nếu là T em sẽ cố gắng ở lại làm nốt rồi mới về để hoàn thiện bài cho xong.

+ Tình huống 2: Nếu là A em sẽ bổ sung thêm nhiều vitamin A cho mắt, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử để bảo vệ mắt.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết trên các tiêu chí:

+ Diễn xuất: ngôn từ, cách thể hiện gương mặt, cảm xúc.

+ Nội dung: đưa ra được những giải pháp phù hợp để giải quyết tình huống.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Đề xuất các biện pháp rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ trong công việc ở các tình huống

HS liên hệ với bản thân để giải quyết tình huống. Từ đó, HS có thêm kinh nghiệm trong quá trình rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ trong công việc.

Nhiệm vụ 3. Chia sẻ kết quả rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ của em

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tự xây dựng một cuốn sổ tay chia sẻ theo tuần về những biện pháp mình đã sử dụng để rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ.

- GV khuyến khích HS sáng tạo trong cách trình bày.

Gợi ý:

- GV căn dặn HS ghi chép lại quá trình rèn luyện và sự tiến bộ của mình theo thời gian quy định.

- GV lưu ý HS cần có kế hoạch cụ thể để rèn luyện bản thân mỗi ngày một tốt hơn, ghi chép cụ thể từng biện pháp để theo dõi có phù hợp hay không.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV nhắc nhở HS chuẩn bị nội dung cho buổi báo cáo kết quả trải nghiệm.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

c. Chia sẻ kết quả rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ của em

HS thiết kế cuốn sổ tay về những biện pháp để rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ của bản thân. HS cần thực hiện nghiêm túc những biện pháp đã đề ra.

Nhiệm vụ 4. Tư vấn cách rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ cho các bạn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ:

+ Một bạn trong nhóm chia sẻ về việc rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ của bản thân mình trong các hoạt động học tập.

+ Bạn còn lại sẽ đóng vai người tư vấn rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ.

+ Hai bạn lần lượt đổi vai cho nhau để cả hai đều được chia sẻ và tư vấn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm thực hiện đóng vai trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và tổng kết: Việc rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ là nền tảng cơ bản giúp HS đạt được những mục tiêu học tập đã đề ra.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

d. Tư vấn cách rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ cho các bạn

HS chia sẻ với các bạn những biện pháp của bản thân về cách rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ. HS lắng nghe các bạn khác đóng góp ý kiến, hoàn thiện bản thân.


=> Xem toàn bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo bản 2

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án HĐTN 8 (bản 2) chân trời sáng tạo Chủ đề 8 Tuần 27 Hoạt động 1, Tải giáo án trọn bộ HĐTN 8 (bản 2) chân trời sáng tạo, Giáo án word HĐTN 8 (bản 2) chân trời sáng tạo Chủ đề 8 Tuần 27 Hoạt động 1

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án KHTN 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử KHTN 8 chân trời sáng tạo


Giáo án Công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Tin học 8 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Công dân 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công dân 8 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN LỚP 8 CÁC MÔN CÒN LẠI