Soạn giáo án HĐTN 8 (bản 2) chân trời sáng tạo Chủ đề 2 Tuần 8: Hoạt động 8, 9

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 (bản 2) Chủ đề 2 Tuần 8: Hoạt động 8, 9 sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 8: NHIỆM VỤ 8, 9:

NHẬN DIỆN KHẢ NĂNG THƯƠNG THUYẾT –

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRẢI NGHIỆM

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận diện được khả năng thương thuyết của bản thân để bảo vệ quan điểm của mình trong một số tình huống.
  • Tự đánh giá được những hoạt động đã thực hiện trong chủ đề 2.
  1. Năng lực

Năng lực chung:                 

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:.

  • Thể hiện được cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với tình huống.
  • Rút ra được những kinh nghiệm khi tham gia các hoạt động.
  1. Phẩm chất:
  • - Trách nhiệm, chăm chỉ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • - SHS, SGV, Giáo án.
  • - Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề
  • - Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • - Chuẩn bị giấy, bút, nam châm,… để trưng bày sản phẩm của HS.
  • - Hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị để tham gia hoạt động trên lớp hiệu quả.
  1. Đối với học sinh
  • - SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bản 1.
  • - Giấy trắng, bút màu.
  • - Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • - Chuẩn bị các sản phẩm tự học cá nhân theo yêu cầu của GV để tham gia các hoạt động trên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái và giới thiệu được nội dung chủ đề hoạt động.
  3. Nội dung: GV cho HS nghe quan điểm và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS tranh biện về vấn đề.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu quan điểm: Học sinh có cần tham gia các lớp rèn luyện kĩ năng mềm.

- GV yêu cầu HS lập luận, tìm ý kiến trong vòng 5 phút và tranh biện.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia tranh biện.

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức cho HS tranh biện.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Tuần 8 – Tiết 2 – Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận diện khả năng thương thuyết - Đánh giá kết quả trải nghiệm

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 8: Nhận diện khả năng thương thuyết

  1. Mục tiêu: HS biết cách thương thuyết, thực hành thương thuyết trong tình huống cụ thể và đánh giá khả năng thương thuyết của bản thân. Từ đó, HS có ý thức rèn luyện nâng cao khả năng thương thuyết để thành công trong học tập và cuộc sống.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS nhận diện và thực hiện thương thuyết trong một số tình huống.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Thảo luận về cách thương thuyết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm: Em hãy thảo luận về cách thương thuyết hiệu quả và những lưu ý khi thương thuyết.

- GV hướng dẫn HS về kĩ năng thương thuyết, trao đổi để HS nhận thức rõ về cách mình nên thể hiện trong quá trình thương thuyết:

+ Tin tưởng vào bản thân.

+ Lòng kiên nhẫn.

+ Tinh thần sẵn sàng xông pha.

- GV đặt câu hỏi: Theo em, làm thế nào để thương thuyết thành công?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1 SHS tr.21 và trả lời.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm HS trả lời, thuyết trình cách thương thuyết hiệu quả và những lưu ý khi thương thuyết mà nhóm đã thảo luận trước lớp:

+ Cách thương thuyết hiệu quả:

• Xác định vấn đề thương thuyết

• Xác định nhu cầu, mong muốn của đối phương.

• Đưa ra các phương án để hai bên cùng có lợi.

• Thống nhất lựa chọn phương án tối ưu.

+ Những lưu ý khi thương thuyết:

• Lắng nghe và thể hiện sự đồng cảm với ý kiến của người khác.

• Nói chân thành, từ tốn với thái độ tôn trọng.

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ về cách thương thuyết thành công:

+ Xác định rõ mục tiêu thương thuyết.

+ Thống nhất trong nhóm.

+ Tìm hiểu kĩ và tôn trọng đối phương.

+ Thái độ tích cực.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung cách thương thuyết hiệu quả và khen ngợi HS tích cực hoạt động, đưa ra được nhiều cách thương thuyết hiệu quả.

- GV chuyển sang HĐ mới.

8. Nhận diện khả năng thương thuyết

a. Trao đổi về cách thương thuyết

Để thương thuyết hiệu quả cần:

- Hiểu rõ mong muốn của đối tượng;

- Đưa ra đề xuất hợp lí cho cả 2 bên

-> Giúp HS có cơ sở rèn luyện và nâng cao khả năng này.

Nhiệm vụ 2. Thực hành thương thuyết trong các tình huống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 HS), đánh số 1, 2, 3 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy thảo luận để xây dựng kịch bản thương thuyết theo các tình huống. Sau đó, lên bảng sắm vai xử lí tình huống.

+ Nhóm 1: Tình huống 1: Anh trai N đi học bằng chiếc xe đạp thể thao do một người họ hàng tặng. N rất thích chiếc xe đạp ấy. Năm nay, N muốn tự mình đi học nên đã đề xuất với bố mẹ mua một chiếc xe đạp như thế nhưng bố mẹ chỉ có thể mua chiếc xe đạp thông thường và báo N tự thương thuyết với anh trai.

+ Nhóm 2: Tình huống 2: Lớp trao đổi về kế hoạch tham gia hội chợ ẩm thực của nhà trường. Trong lớp có hai nhóm ý kiến. Một nhóm đề xuất giới thiệu những món ăn truyền thống đặc sắc của địa phương. Nhóm kia đề xuất lựa chọn những món ăn nhanh cho để thực hiện, Giáo viên chủ nhiệm đề nghị hai nhóm tự thương thuyết, lựa chọn các món ăn phù hợp để tham gia ở hội chợ.

+ Nhóm 3: Tình huống 3: Đầu năm học lớp 8, cô giáo chủ nhiệm yêu cầu các tố đề xuất ý tưởng trang trí lớp học. Mỗi tổ đều đưa ra nhiều ý tưởng rất hay và đều muốn ý tưởng của tổ mình được thực hiện.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 2 SHS tr.21.

- HS làm việc theo nhóm, theo cặp và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV hướng dẫn HS phân vai nhân vật trong các tình huống để thực hiện thương thuyết.

- GV tổ chức cho HS đóng vai thương thuyết trước lớp theo các tình huống. Các nhóm HS khác quan sát và góp ý, bổ sung cho nhóm bạn cách thương thuyết để đạt kết quả cao hơn.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung những cách thương thuyết hiệu quả khác và khen ngợi kết quả thương thuyết của HS.

- GV chuyển sang HĐ mới.

b. Thực hành thương thuyết trong các tình huống

 Ý nghĩa của kĩ năng thương thuyết:

+ Giúp nhà lãnh đạo khẳng định vị thế và năng lực trong tập thể.

+ Giúp bản thân gây dựng ấn tượng, thiện cảm và lòng tin của mình với mọi người xung quanh.

Nhiệm vụ 3. Đánh giá khả năng thương thuyết của bản thân và các bạn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Em hãy chia sẻ trước lớp kết quả tự đánh giá khả năng thương thuyết của bản thân.

- GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các tiêu chí sau:

+ Xác định được vấn đề cần thương thuyết.

+ Lập luận logic và thuyết phục.

+ Xác định được nhu cầu, mong muốn của đối phương.

+ Lựa chọn được phương án tối ưu.

- GV định hướng cho HS trình bày biện pháp nâng cao khả năng thương thuyết của bản thân từ kết quả tự đánh giá.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 

c. Đánh giá khả năng thương thuyết của bản thân và các bạn

- Thương thuyết là năng lực rất cần thiết trong cuộc sống.

- HS cần rèn luyện để hình thành khả năng thương thuyết.

 

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo bản 2

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại được cập nhật liên tục đến 30/01 sẽ có đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác