Soạn giáo án Thể dục 4 kết nối tri thức Chủ đề 3 Bài 3: Bài tập rèn luyện kĩ năng bật cao

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Thể dục 4 Chủ đề 3 Bài 3: Bài tập rèn luyện kĩ năng bật cao sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay sau khi đặt

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, Tiếng Việt: 450k/môn
  • Các môn còn lại: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn Powerpoint  5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí: 1000k

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG BẬT CAO

(6 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết và thực hiện vệ sinh đảm bảo an toàn trong giờ tập luyện của môn GDTC.
  • Biết quan sát và tìm hiểu động tác qua tranh ảnh, động tác làm mẫu của GV để tập luyện và tự sửa sai động tác của bài tập rèn luyện kĩ năng bật cao.
  • Thực hiện được các bài tập rèn luyện kỉ năng bật cao, trò chơi rèn luyện kĩ năng vận động và phản xạ; xử lí được một số tình huống trong tập luyện và vận dụng được vào trong các hoạt động tập thể.
  • Biết điều khiển tổ, nhóm tập luyện và giúp đỡ bạn trong tập luyện
  • Hoàn thành lượng vận động của bài tập.
  • Thể hiện sự yêu thích và thường xuyên tập luyện TDTT.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Biết phối hợp với bạn bè khi tập luyện theo nhóm, tổ.
  • Biết lắng nghe, sửa sai và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.

Năng lực riêng:

  • Bước đầu biết điều khiển tổ, nhóm tập luyện và giúp đỡ bạn trong tập luyện.
  • Tham gia tích cực các trò chơi vận động và bài tập phát triển thể lực.
  • Hoàn thành lượng vận động của bài tập.
  1. Phẩm chất
  • Nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
  • Thể hiện sự yêu thích, hình thành thói quen thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
  • Vui vẻ, hòa đồng với mọi người.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
  • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Kẻ, vẽ sân tập theo nội dung bài học.
  • Còi, cờ, tranh ảnh, băng đĩa hình, dụng cụ tập luyện,…
  1. Đối với học sinh
  • Trang phục thể thao, giày tập hoặc dép quai hậu.
  • Đảm bảo vệ sinh và an toàn trong tập luyện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS giãn cơ, làm nóng cơ thể, tăng khả năng phản xạ, tạo hứng thú để tiếp nhận nội dung bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS thực hiện xoay các khớp; kiễng và hạ gót chân, gập thân về trước và ngả thân ra sau, nghiêng lườn sang hai bên.

• Xoay các khớp:

• Kiễng và hạ gót chân.

• Gập thân về trước và ngả thân ra sau.

• Nghiêng lườn sang hai bên.

- GV cho HS chạy theo vòng tròn xuôi chiều và ngược chiều kim đồng hồ.

- GV tổ chức trò chơi Thoát hiểm:

+ Chuẩn bị:

•         Vẽ hình vuông cạnh 5 m.

•         Các em đứng thành hàng ngang trên các cạnh của hình vuông, quay mặt vào trong và điểm số theo chu kì từ 1 đến 4.

•         Hai em đứng ở trong hình vuông để đóng vai “thú dữ”.

+ Cách chơi:

•         Khi có hiệu lệnh, chỉ huy gọi số nào thì những em có số đó di chuyển về phía trước để băng qua “khu rừng rậm” sang bên ven rừng đối diện.

•         Chạy nhanh sang hàng đối diện, lưu ý tránh không để cho “thú dữ” chạm vào người.

•         Hai em đóng vai “thú dữ” chạy đuổi theo để “bắt” (chạm vào người) các em băng — qua “khu rừng rậm.

•         Các em đứng ngoài vỗ tay đọc vẫn điệu cổ vũ các bạn:

“Hỡi các bạn ơi!

Vượt qua rừng sâu,

Về nhà ăn thịt,

Về nhà ăn xôi,

Nhanh nhanh bạn nhé!”

●       Dứt tín hiệu, em nào bị “thú dữ” chạm vào người thì coi như bị bắt. Những em bị bắt sẽ thay các em đuổi bắt được mình.

●       Trò chơi diễn ra 3 lượt thì dừng lại.

- GV làm mẫu một lần với nhóm nhỏ.

- GV yêu cầu cả lớp thực hiện theo lệnh của chỉ huy.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Trò chơi Thoát hiểm bước đầu đã giúp các em làm quen với các động tác khởi động. Để biết và thực hiện kĩ năng bật cao, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay – Bài 1: Bài tập rèn luyện kĩ năng thăng bật cao.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tại chỗ bật xa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các bước và thực hiện tại chỗ bật cao.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS quan sát tranh ảnh, video cách thực hiện tại chỗ bật cao.

- GV làm mẫu động tác tại chỗ bật cao.

- GV đặt câu hỏi:

+ Động tác thầy/cô/bạn bè thực hiện trong tranh thể hiện động tác gì? Em có thường sử dụng động tác đó trong những tình huống nào?

+ Khi muốn lấy một vật trên cao quá tầm với của em nhưng không có vật dụng hỗ trợ,thì em làm gì để lấy được đồ vật đó?

- GV mô tả động tác, phân tích và hướng dẫn cách thực hiện động tác (GV hô nhịp thật chậm để HS quan sát):

+ TTCB: Đứng tự nhiên.

+ Cách thực hiện: Từ TTCB, chùng gối, hai tay đưa ra sau, rồi vung ra trước – lên cao, đồng thời bật nhảy lên cao. Tiếp đất bằng hai nửa trước bàn chân rồi đến cả bàn chân, đồng thời chùng gối để giảm chấn động kết hợp hạ tay để giữ thăng bằng.

- GV hướng dẫn HS tập động tác tại chỗ bật cao.

- GV cho cán sự chỉ huy để quan sát, sửa sai cho HS.

- GV cũng HS nhận xét, đánh giá và có hình thức động viên, cổ vũ phù hợp đối với bạn tập theo mẫu giống nhất.

- GV hướng dẫn cả lớp tập đồng loạt, nhấn mạnh điểm cần lưu ý khi bật lên và rơi xuống đất.

Hoạt động 2: Di chuyển một bước bật cao

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các bước và thực hiện di chuyển một bước bật cao.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS quan sát tranh ảnh, video cách thực hiện di chuyển một bước bật cao.

- GV làm mẫu di chuyển một bước bật cao.

- GV đặt câu hỏi:

+ Động tác thầy/cô/bạn bè thực hiện trong tranh thể hiện động tác gì? Em có thường sử dụng động tác đó trong những tình huống nào?

+ Khi có một đồ vật ở trên cao em muốn lấy nhưng không có dụng cụ hỗ trợ thì em làm gì để lấy được vật đó?

- GV mô tả động tác, phân tích và hướng dẫn cách thực hiện động tác (GV hô nhịp thật chậm để HS quan sát):

+ TTCB: Đứng chân trước chân sau, hai tay buông tự nhiên.

+ Cách thực hiện: Từ TTCB, chân sau bước lên một bước, chân còn lại bước lên đặt ngang chân trước, chùng gối, hai tay đưa ra sau, rồi vung ra trước – lên cao, đồng thời bật nhảy lên cao. Tiếp đất bằng hai nửa trước bàn chân rồi đến cả bàn chân, đồng thời chùng gối, hạ tay để giữ thăng bằng.

- GV hướng dẫn HS tập động tác di chuyển một bước bật cao.

- GV cũng HS nhận xét, đánh giá và có hình thức động viên, cổ vũ phù hợp đối với bạn tập theo mẫu giống nhất.

Hoạt động 3: Thực hiện cả hai động tác

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các bước và thực hiện kĩ năng tại chỗ bật cao, di chuyển một bước bật cao.

b. Cách tiến hành

- GV vừa hô và tập cả hai động tác.

- GV gọi một số HS lên tập liên hoàn hai động tác.

- GV gọi một số bạn nhận xét.

- GV cho tập theo tổ, sửa sai cho từng tổ.

- GV gọi từng tổ lên thực hiện động tác.

- GV biểu dương những tổ làm đúng và sửa động tác cho những tổ làm chưa đúng.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Luyện tập động tác

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện tập nhuần nhuyễn tại chỗ bật cao, di chuyển một bước bật cao.

b. Cách tiến hành

- GV gọi một số HS lên thực hiện liên hoàn hai động tác.

- GV gọi 1, 2 bạn HS nhận xét.

- GV yêu cầu hai bạn đứng cạnh nhau luyện tập theo nhóm và tự nhận xét.

- GV yêu cầu luyện tập theo tổ, tổ trưởng vừa hô vừa tập cùng các bạn trong tổ.

- GV quan sát, sửa lỗi và nhận xét chung.

- Đối với những HS tiếp thu chưa tốt, GV hướng dẫn cho HS luyện tập với tốc độ chậm, kết hợp sửa động tác.

- GV tổ chức cho từng tổ thi đua.

Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi rèn luyện kĩ năng vận động và phản xạ: Trò chơi Bật nhảy theo cặp tiếp sức

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, rèn luyện kĩ năng phản xạ, sự khéo léo, định hướng trong không gian, vận động đa dạng, xử lí tình huống và tăng cường thể lực.

b. Cách tiến hành

- GV chia lớp thành các đội chơi dựa trên sĩ số lớp.

- Chuẩn bị:

+ Kẻ vạch chuẩn bị và vạch xuất phát cách nhau khoảng 50 cm. Cách vạch xuất phát 5 m, kẻ vạch đích.

+ Các đội chơi kết thành từng cặp, xếp thành hàng dọc đứng sau vạch chuẩn bị.

- Cách chơi:

+ Khi có hiệu lệnh, cặp đầu hàng của mỗi đội nắm tay nhau, bật nhảy từ vạch xuất phát đến vạch đích, rồi quay lại bật nhảy về vạch xuất phát, chạm tay vào bạn của cặp tiếp theo và di chuyển xuống cuối hàng.

+ Lần lượt các cặp tiếp theo thực hiện như cặp đầu hàng, đến cặp cuối cùng sau khi thực hiện xong thì giơ tay lên cao và hô “Hết.

+ Đội nào xong trước, thực hiện đúng cách chơi là thắng cuộc.

+ Những trường hợp phạm quy: Xuất phát trước khi có hiệu lệnh hoặc xuất phát trước khi bạn chạm tay vào một người trong cặp của mình; khi bật nhảy không nắm tay nhau hoặc chưa đến vạch đích đã quay về; về vạch xuất phát không chạm tay vào bạn của cặp tiếp theo; cặp đôi cuối cùng thực hiện xong không giơ tay lên cao và hồ “Hết”;...

Hoạt động 3: Tập bài tập phát triển thể lực

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, rèn luyện và nâng cao thể lực.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS tập một số bài tập sau:

+ Bài tập 1: Cả lớp ngồi xổm, hai tay chống hông, nối nhau bật nhảy di chuyển đoạn đường 5 – 8 m; lặp lại 2 lần, sau mỗi lần cần đi lại và hít thở sâu trong vòng 1 phút.

+ Bài tập 2: Chạy theo địa hình quanh sân tập. Khi về đến đích cần đi lại thả lỏng, hít thở sâu trong vòng 1 phút.

+ Bài tập 3: Hai em một cặp cầm tay nhau chạy đoạn đường 8 – 10 m; lặp lại 2 lần, sau mỗi lần cần đi lại và hít thở sâu trong vòng 1 phút.

- GV cần lưu ý một số trường hợp không nên tập thể lực: có bệnh về xương, về mạch máu, mới phục hồi sau chấn thương,…

- GV cần quan sát khi luyện tập và thực hiện bài tập thể lực, nếu HS gặp phải các dấu hiệu như: tái mặt, choáng váng, chóng mặt, đau thắt vùng ngực, khó thở, đau ở vùng lưng, vùng gối,... thì cần cho HS dừng lại ngay để nghỉ ngơi hoặc được chăm sóc y tế.

- GV cần lưu ý một số trường hợp không nên tập thể lực: có bệnh về xương, về mạch máu, mới phục hồi sau chấn thương,…

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS làm bài tập trong SGK.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS làm các bài 1, 2, 3 trong SGK tr.50.

- GV nêu yêu cầu bài tập:

Bài 1: Trong khi bật cao, khi hai chân tiếp đất thì phải chùng gối kết hợp hạ tay để làm gì?

Bài 2: Em vận dụng động tác bật cao để chạm vào vật trên cao.

Bài 3: Em vận dụng kĩ năng bật cao khi chơi một số môn thể thao

 

* CỦNG CỐ VÀ ĐÁNH GIÁ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát:

+ Hoàn thành tốt: Thực hiện cơ bản đúng các bài tập rèn luyện kĩ năng bật cao; biết được lỗi sai và cơ bản khắc phục được lỗi đó trong luyện tập.

+ Hoàn thành: Thực hiện được ít nhất một bà tập rèn luyện kĩ năng bật cao; biết được lỗi sai trong tập luyện.

+ Chưa hoàn thành: Thực hiện được một bài tập rèn luyện kĩ năng bật cao hoặc chưa thực hiện được bài tập nào.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các động tác đã học hôm nay trong giờ giải lao, hoặc giờ nghỉ ở nhà.

+ Tích cực rèn luyện thể dục thể thao tại nhà.

+ Đọc và chuẩn bị trước Bài 4: Nhảy dây.

 

 

 

 

 

- HS thực hiện vận động.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tích cực tham gia trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát GV làm mẫu.

- HS tham gia trò chơi.

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát GV làm mẫu.

- HS trả lời:

+ Động tác thầy cô thực hiện là động tác tại chỗ bật cao.

 

+ Em sẽ bật cao tại chỗ để lấy được vật đó.

 

- HS lắng nghe và quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tập động tác 2 – 3 lần.

 

 

- HS lắng nghe và vỗ tay.

 

 

- HS tập 1 – 2 lần, lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát GV làm mẫu.

- HS trả lời:

+ Động tác thầy cô thực hiện là động tác giậm nhảy bằng hai chân.

+ Em di chuyển 1 bước bật cao để lấy vật đó.

 

 

- HS lắng nghe và quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tập 2 – 4 lần.

 

- HS lắng nghe và vỗ tay.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cả lớp chú ý quan sát để ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện động tác theo nhịp hô của GV.

 

- HS thực hiện theo cặp.

 

- HS thực hiện theo nhịp hô của tổ trưởng.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

- HS tham gia thi đua.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tập bài tập thể lực theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

 

 

+ Bài 1: Trong bật cao, khi hai chân tiếp đất thì phải chùng gối kết hợp với hạ tay để giữ thăng bằng.

 

 

 

 

 

 

+ Bài 2: Thể hiện động tác bật nhảy.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ HS có thể vận dụng kĩ năng bật cao trong bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông,...

 

- HS lắng nghe.

 

- HS ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS ghi chú.


=> Xem toàn bộ Giáo án thể dục 4 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Thể dục 4 kết nối tri thức Chủ đề 3 Bài 3 Bài tập rèn luyện kĩ năng bật cao, Giáo án word Thể dục 4 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ Thể dục 4 kết nối tri thức Chủ đề 3 Bài 3 Bài tập rèn luyện kĩ năng bật cao

Xem thêm giáo án khác