Soạn giáo án điện tử ngữ văn 11 KNTT Bài 3 TH tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (tiếp theo)
Giáo án powerpoint ngữ văn 11 kết nối tri thức mới. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Xem hình ảnh về giáo án
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI
KHỞI ĐỘNG
Theo em trong ngôn ngữ văn xuôi có hiện tượng cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Em hiểu hiện tượng đó là như thế nào?
BÀI 3: CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
Thực hành tiếng Việt:
Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
NỘI DUNG BÀI HỌC
Củng cố kiến thức đã học
Luyện tập
HOẠT ĐỘNG 1 CỦNG CỐ KIẾN THỨC ĐÃ HỌC
Dựa vào kiến thức đã học, thực hiện yêu cầu sau:
- Em hãy nhắc lại khái niệm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết?
- Nêu một số lưu ý trong sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết?
KHÁI NIỆM
Ngôn ngữ nói
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, người nói và người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau thay vai luân phiên. Vì vậy, người nói ít có điều kiện gọt giũa lời nói.
Ngôn ngữ viết
Là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.
ĐẶC ĐIỂM
Ngôn ngữ nói
- Có tính biểu cảm tính cụ thể và cá thể cao
- Nếu không có phương tiện hỗ trợ thì nó chỉ tồn tại nhất thời và truyền đi trong phạm vi không gian hạn chế.
- Trong nhiều trường hợp có thể sử dụng cách phát âm địa phương, biệt ngữ.
- Có thể sử dụng phát huy tác dụng của ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để tăng hiệu quả giao tiếp.
Ngôn ngữ viết
- Đòi hỏi người viết phải tuân thủ các quy định về chính tả, từ vựng, ngữ pháp, bố cục, trình bày, phong cách….
- Viết có thể dùng các kiểu câu dài nhiều thành phần phức tạp.
Lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
- Tùy hoàn cảnh và mục đích giao tiếp chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết.
- Nhưng nếu đã sử dụng ngôn ngữ ở dạng nào thì cần đảm bảo sự nhất quán trong cách dùng từ ngữ đặt câu phù hợp với dạng đó.
- Tình trạng lạc phong cách là điều cần phải tránh.
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP
NHIỆM VỤ 1
Hãy tìm trong các bài viết của mình hoặc bạn bè một số trường hợp diễn đạt “giống văn nói” và đề xuất cách chỉnh sửa.
GỢI Ý
Trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận, tình yêu thiên nhiên chắc chắn có dính líu đến lòng yêu nước.
- Câu này lẽ ra phải thể hiện đặc trưng của ngôn ngữ viết tuy nhiên, người viết lại sử dụng cụm từ “chắc chắn có dính líu” nên câu văn bị lạc phong cách (viết như nói).
- Sửa lại: Trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận, tình yêu thiên nhiên cũng là một biểu hiện của lòng yêu nước.
NHIỆM VỤ 2
Tìm trong văn bản Chí Phèo những đoạn có sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
GỢI Ý
Một số đoạn có sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:
- Từ “hắn vừa đi vừa chửi” đến “cả làng Vũ Đại cũng không ai biết”.
- Từ “Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh” đến “Chao ôi là buồn”.
NHIỆM VỤ 3
Chọn một cảnh có hội thoại trong một bộ phim hoặc một chương trình truyền hình và nhận xét đặc điểm của ngôn ngữ nói được thể hiện trong cảnh đó. Hãy đánh giá hiệu quả trình bày, truyền đạt thông tin bằng lời nói ở ví dụ mà bạn đã chọn.
GỢI Ý
Một số câu hỏi để các em có hướng phân tích:
- Đoạn hội thoại tập trung vào vấn đề gì?
- Có những nhân vật nào tham gia vào đoạn hội thoại?
- Từng nhân vật trong đoạn hội thoại lần lượt đưa ra những thông tin cụ thể nào?
- Việc trình bày về vấn đề và đưa ra thông tin cụ thể của từng nhân vật đạt hiệu quả như thế nào? Căn cứ vào đâu bạn đánh giá như vậy?
NHIỆM VỤ 4
Thể hiện nội dung của hội thoại được chọn ở bài tập 3 bằng ngôn ngữ viết và nhận xét sự khác biệt về phương tiện ngôn ngữ biểu đạt trong hai trường hợp.
GỢI Ý
Em có thể giải quyết nhiệm vụ nêu ở câu hỏi trên các khía cạnh:
- Nhìn vào hình thức được ghi thành văn bản, đoạn hội thoại khác với đọa văn viết lại nội dung thoại ở những điểm nào?
- Có sự khác nhau như thế nào về đặc điểm từ ngữ, câu và phương tiện biểu hiện tình thái giữa đoạn hội thoại và đoạn văn viết lại?
- Việc truyền đạt nội dung thông tin ở đoạn hội thoại và đoan văn viết lại có gì khác nhau?
NHIỆM VỤ 5
Phân tích những ưu thế và giới hạn của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết?
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức
Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 11 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 11 cánh diềuGiáo án tất cả các môn lớp 11 chân trời sáng tạo