Soạn giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều bài: Thực hành tiếng việt trang 20

Giáo án powerpoint Ngữ văn 10 Cánh diều mới bài bài: Thực hành tiếng việt trang 20. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!


Nội dung giáo án

TIẾT…: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

CHÀO MỪNG THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ TIẾT HỌC MÔN NGỮ VĂN 10

KHỞI ĐỘNG

Trò chơi: Ai nhanh hơn?

Nội dung: Mỗi bạn hãy ghi nhớ họ và tên các bạn trong lớp. Khi người quản trò chỉ đến ai, hãy đọc đúng tên của bạn HS đó. Trong thời gian 1 phút, bạn nào kể nhanh và đúng được nhiều nhất sẽ giành phần thắng.

TIẾT…: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Lần lượt triển khai các đại ý chính có trong bài học. Trong đại ý lần lượt đưa ra các luận điểm, luận cứ…

  1. Liệt kê

Câu hỏi:

+ Liệt kê là gì?

TL:

- Là biện pháp tu từ, theo đó, người nói, người viết kể ra nhiều sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất, trạng thái,... trong cùng một câu, một đoạn.

- Hiệu quả: tạo nên ấn tượng mạnh, hiệu quả cao trong miêu tả, kể chuyện hoặc biểu lộ tình cảm, cảm xúc.

- Phép liệt kê dược dùng trong cả văn xuôi và văn vần.

CH: Liệt kê được phân thành những loại nào? Dựa vào các văn bản đã học, hãy tìm ví dụ dẫn chứng.

Trả lời:

- Xét theo cấu tạo, các sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất, trạng thái,... có thể được liệt kê theo từng cặp hoặc không theo từng cặp.

- Xét theo ý nghĩa, các sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất, trạng thái,... có thể được liệt kê theo kiểu tăng tiến hoặc không tăng tiến.

Câu hỏi: Quan sát ví dụ và chỉ ra biện pháp tu từ liệt kê trong câu sau

  1. “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.” (Hồ Chí Minh)
  2. “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp, cứu nước.” (Hồ Chí Minh)

Đáp án:

  1. Liệt kê sự vật theo từng cặp: “tinh thần và lực lượng”, “tính mạng và của cải”. à làm nổi bật quyết tâm của dân tộc ta bảo vệ nền độc lập.
  2. Liệt kê sự vật theo thứ tự tăng dần, từ những vũ khí chuyên dùng để chiến đấu như “súng”, “gươm” đến những vật dụng hằng ngày “cuốc”, “thuổng”, “gậy gộc” à động viên toàn dân tham gia đảnh giặc, giữ nước.

CH: Bài tập nhanh

Thảo luận cặp đôi: Tìm và chỉ ra các phép liệt kê trong các ví dụ sau:

  1. a) Trong miêu tả, người ta thường hay so sánh. So sánh thì vô cùng: Cậu ta mới chừng ấy tuổi mà trông như một cụ già. Đấy là so sánh người với người. Có khi so sánh người với các con vật: Trông anh ta như một con gấu. Có khi so sánh người với cây, với hoa: Cô gái vẻ mảnh mai, yểu điệu như một cây liễu.
  2. b) Trong tiếng gió thổi ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vọng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng.
  3. c) Lúc ấy

Cả công trường đang ngủ cạnh dòng sông

Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ

Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ

Chỉ có tiếng đàn ngân nga

Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.

Đáp án:

  1. a) Liệt kê: mảnh mai, yểu điệu à Liệt kê không theo từng cặp, không tăng tiến.
  2. b) Liệt kê: tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran, tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục à Liệt kê không theo từng cặp, không tăng tiến.
  3. c) Liệt kê: xe ủi, xe ben à Liệt kê không theo từng cặp, không tăng tiến.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Bài 1

CH:  Phân tích hai câu in đậm trong đoạn trích Đại cáo bình Ngô để khẳng định chủ quyền quốc gia và nền độc lập của nước ta, đồng thời chi ra cách sắp xếp tên các triều đại Việt Nam, Trung Hoa.

Đáp án:

- Trật tự trong đoạn trích là Triệu, Đinh, Lý, Trần; Hán, Đường, Tống, Nguyên được sắp xếp theo trật tự thời gian và không gian.

à Liệt kê tăng tiến

- Tac dụng: nhấn mạnh tính nhất quán trong phân định ranh giới của Việt Nam qua nhiều triều đại phong kiến trong lịch sử khi “núi sông bờ cõi đã chia”.

Bài 2

    CH: Đoạn trích trong SGK để xác định những đoạn thơ, khổ thơ có sử dụng phép liệt kê trong SGK.

- Thảo luận nhóm

         + Nhóm 1: ý a                                    + Nhóm 4: ý d

         + Nhóm 2: ý b                                    + Nhóm 5: ý e

         + Nhóm 3: ý c

  1. a) Lên án giặc ngoại xâm

- Từ ngữ được liệt kê: trong trích đoạn thứ (2) của SGK (trang 12) như Nướng dân đen, Vùi con đỏ, Doi trời, lừa dân, Gây binh, kết oản,...

- Tác dụng: chỉ ra các hành động vô luân, xâm phạm đến chủ quyền, tính mạng nhân dân ta.

  1. b) Thể hiện quyết tâm giành lại non sông của chủ tướng Lê Lợi

- Từ ngữ được liệt kê: trong đoạn trích 3a của SGK (trang 13) như: há đội trời chung, thề không cùng sống, Đau lòng nhức óc, Nấm mật nằm gai, Quên ăn vì giận,...

- Tác dụng: Nhấn mạnh thêm những trằn trọc, quyết tâm giành lại non sông đất nước của Lê Lợi thông qua miêu tả các hành động cụ thể của vị chủ tướng.

à Cách liệt kê này làm tăng tính hình tượng và biểu cảm.

  1. c) Nói lên khó khăn và thử thách mà nghĩa quân đã trải qua

- Từ ngữ được liệt kê: được dùng nhiều trong đoạn trích 3a của SGK (trang 13) như: lương hết mấy tuần, quân không một đội.

- Tác dụng: đánh giá được đóng góp của ngòi bút Nguyễn Trãi trên phương diện đỉnh cao nghệ thuật, có tác dụng biểu cảm trong diễn đạt.

  1. d) Miêu tả thất bại thảm hại của quân giặc

- Từ ngữ được liệt kê: trong đoạn trích 3b của SGK (trang 15,16) như: nghe hơi mà mất vỉa, nín thở cầu thoát thân,...

- Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,

  Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu.

       Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong,

       Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn.

- Tác dụng: biểu cảm trong diễn đạt, tăng tính hình tượng trong cách miêu tả hành động thất bại của quân giặc.

  1. e) Ca ngợi chiến thắng vang dội của quân ta

- Từ ngữ được liệt kê: trong đoạn trích 3b của SGK (trang 14, 16) như:

- Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật

Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.

- Đánh một trận, sạch không kình ngạc,

Đánh hai trận tan tác chim muông.

- Tác dụng: hình ảnh về chiến thắng vang dội của quân ta được liệt kê đầy đủ, hào hùng, có tính hình tượng và biểu cảm cao.


=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử Ngữ văn 10 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án điện tử Ngữ văn 10 Cánh diều, giáo án powerpoint Ngữ văn 10 Cánh diều bài: Thực hành tiếng việt trang 20, bài giảng điện tử Ngữ văn 10 Cánh diều

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU