Soạn giáo án công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức Bài 25: Hệ thống phanh và an toàn khi tham gia giao thông

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án công nghệ cơ khí 11 Bài 25: Hệ thống phanh và an toàn khi tham gia giao thông sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 25: HỆ THỐNG PHANH VÀ AN TOÀN KHI THAM GIA GIAO THÔNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được cấu tạo, nguyên lí hoạt động của hệ thống phanh thưởng gặp.
  • Nhận biết được một số nội dung cơ bản về sử dụng, bảo dưỡng hệ thống phanh.
  • Nhận biết được một số nội dung cơ bản về sử dụng ô tô an toàn.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

    • Năng lực tự học: Có khả năng tự tìm kiếm các nguồn thông tin tài liệu liên quan, chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập và biết kết nối, vận dụng kiến thức và thực tiễn.

 

  • Năng lực giải quyết vấn đề: Biết phân tích thông tin từ quan sát thực tế liên quan đến vấn đề đặt ra trong bài học, kết nối kiến thức với thực tiễn.

 

Năng lực công nghệ

  • Năng lực nhận thức công nghệ: Nhận thức được kiến thức công nghệ thực hiện phanh ô tô từ đó có khả năng lý giải nguyên nhân của việc sử dụng hệ thống phanh an toàn.
  1. Phẩm chất

 

  • Chăm chỉ và có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.

 

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
  2. Đối với giáo viên:

 

  • SGK, SGV, SBT Công nghệ Cơ khí 11.
  • Hình ảnh video hoặc clip được khai thác trên mạng internet về hệ thống phanh
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).

 

  1. Đối với học sinh:
  • SGK, SBT Công nghệ Cơ khí 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: 

- Hoạt động này giúp tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức, kích thích sự tò mò hứng thú của HS trong việc tìm hiểu các nội dung tiếp theo.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS nêu những phát biểu ban đầu về hệ thống phanh
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình 25.1 (SGK – tr130) và trả lời câu hỏi:

- Hai xe trong hình vẽ đang cách nhau 50 mét. Theo em, hai xe có khả năng va chạm vào nhau hay không? Gặp tình huống trên, người lái xe cần phải làm gì?

- Cần lưu ý những gì để sử dụng ô tô an toàn?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Gợi ý:

- Hai xe trong hình vẽ đang cách nhau 50 mét. Theo em, hai xe có khả năng va chạm vào nhau.

Gặp tình huống trên, người lái xe cần phải phanh lại ngay lập tức.

- Cần lưu ý những gì để sử dụng ô tô an toàn:

+ Lái xe với tốc độ được cho phép

+ Chú ý quan sát đường đi thông qua các kính chiếu hộ

+ Phanh xe khẩn cấp khi gặp sự cố như trong hình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Để trả lời câu hỏi này, chúng ta vào bài học ngày hôm nay - Bài 25 Hệ thống phanh và an toàn khi tham gia giao thông 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về  khái quát hệ thống phanh

  1. Mục tiêu: Giúp HS trình bày được Chức năng và vai trò của hệ thống phanh thủy lực và phanh khí nén 
  2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp trực quan, hỏi - đáp kết hợp với kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn HS thảo luận nội dung trong mục I, II SGK, hoàn thành câu hỏi Khám phá
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi được Chức năng và vai trò của hệ thống phanh thủy lực và phanh khí nén
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm,yêu cầu nghiên cứu mục I, II SGK Tìm hiểu về vai trò cấu tạo và nguyên lý của hệ thống phanh 

- Vòng chuyên gia:

Mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau:

Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về nhiệm vụ của hệ thống phanh thủy lực 

Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về cấu tạo của hệ thống phanh khí nén

Yêu cầu các nhóm làm việc trong vòng 5 phút, sau khi tìm hiểu, thống nhất ý kiến, mỗi thành viên phải trình bày trước nhóm mình một lượt, như là chuyên gia.

- Vòng 2: Nhóm mảnh ghép

+ Thành lập nhóm mảnh ghép: mỗi nhóm được thành lập từ ít nhất một thành viên của nhóm chuyên gia

+ Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại cho cả nhóm kết quả tìm hiểu ở nhóm chuyên gia.

+ Nhóm mảnh ghép thảo luận và hoàn thành bảng


Bộ phận

Cấu tạo

Nguyên lí hoạt động

Hệ thống phanh thủy lực

  

Hệ thống phanh khí nén

  

- HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Khám phá (trang 130 - 133 SGK):

1.  Hãy đọc mục I và cho biết các bộ phận chính của hệ thống giảm phanh?

2. Hãy quan sát sơ đồ Hình 25.3 kết hợp với đọc mục 2 và cho biết:

Vì sao má phanh ép chặt được vào đĩa phanh?

Việc thiết kế hai pít tông (số 3 và 4) trong xi lanh chính nhằm mục đích gì?

3. Hãy quan sát sơ đồ Hình 25.4 và cho biết: Má phanh ép vào trống phanh dưới tác dụng của lực nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi

Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận 

- GV chuyển sang hoạt động mới.

I. HỆ THỐNG PHANH THUỶ LỰC

1. Cấu tạo

- Hệ thống phanh thuỷ lực gồm hai phần:

+ Các cơ cấu phanh (cơ cấu phanh trước (3), cơ cấu phanh sau (4)).

+ Bộ phận dẫn động điều khiển phanh (bao gồm cụm xi lanh chính (1) và các đường ống thuỷ lực (2)).

Trả lời câu hỏi Khám phá (trang 130 SGK):

Các bộ phận chính của hệ thống phanh:

- Các cơ cấu phanh:

+ Cơ cấu phanh trước

+ Cơ cấu phanh sau

- Bộ phận dẫn động điều khiển phanh:

+ Cụm xilanh chính

+ Các đường ống thủy lực

2. Nguyên lí hoạt động

- Hệ thống phanh thuỷ lực sử dụng cơ cấu phanh đĩa trên Hình 25.3.

+ Người lái tác dụng lực điều khiển lên bàn đạp phanh (1) -> lực đẩy pít tông sơ cấp (3) -> dịch chuyển dầu thuỷ lực trong khoang A theo đường ống thuỷ lực đến các cơ cấu phanh.

+ Xi lanh chính có 2 pít tông (3 và 4) -> tạo 2 khoang dầu (A và B) -> nối đến các cơ cấu phanh trên bánh xe nhất định -> tăng độ tin cậy và tính năng an toàn.

+ Áp suất dầu trong xi lanh công tác (6) -> áp lực đẩy pít tông (7) và má phanh (8) ép chặt vào đĩa phanh (9) -> ma sát giữa đĩa phanh và các má phanh tạo ra mô men phanh bánh xe.

- Cơ cấu phanh được thiết kế tự động điều chỉnh khe hở giữa má phanh và đĩa phanh để tránh mòn và ảnh hưởng đến hiệu quả phanh.

Trả lời câu hỏi Khám phá (trang 131 SGK):

- Má phanh ép chặt vào đĩa phanh do áp suất dầu trong xilanh công tác tạo ra áp lực đẩy pit tông và má phanh ép chặt vào đĩa phanh.

- Mục đích của việc thiết kế hai pit tông trong xilanh là để tạo ra hai khoang dầu, mỗi khoang nối đến các cơ cấu phanh trên một số bánh xe nhất định, giúp tăng độ tin cậy và tính năng an toàn.

II. HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN

1. Cấu tạo

- Hệ thống phanh khí nén bao gồm các cơ cấu phanh (6) và hệ thống dẫn động điều khiển.

2. Nguyên lí hoạt động

- Máy nén khí đẩy khí nén qua đường ống đến bình chứa.

- Khi đạp bàn đạp phanh, van phân phối mở và khí nén đi đến cơ cấu phanh.

- Khí nén trong bầu phanh tạo áp lực làm quay cam ép, hai guốc phanh và ép vào trống phanh.

- Cơ cấu phanh không tự động điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống phanh.

- Khe hở cần được kiểm tra và điều chỉnh trong khi bảo dưỡng thường xuyên.

Trả lời câu hỏi Khám phá (trang 130 - 133 SGK):

Má phanh ép vào trống phanh dưới tác dụng của khí nén trong bầu phanh.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách sử dụng và bảo dưỡng hệ thống phanh

  1. Mục tiêu: Giúp HS trình bày được cách sử dụng và bảo dưỡng hệ thống phanh
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK, trả lời câu hỏi hoàn thành nhiệm vụ học tập

=> Xem toàn bộ Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức Bài 25 Hệ thống phanh và an toàn khi tham gia giao thông, Giáo án word công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức , Tải giáo án trọn bộ Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức Bài 25 Hệ thống phanh và an toàn khi tham gia giao thông

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức

Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức

Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức

Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI