Soạn giáo án công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức Bài 19: Các cơ cấu trong động cơ đốt trong
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án công nghệ cơ khí 11 Bài 19: Các cơ cấu trong động cơ đốt trong sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 19: CÁC CƠ CẤU TRONG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Mô tả được cấu tạo và nguyên lí làm việc của các cơ cấu trong động cơ đốt trong.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp.
- Giao tiếp hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hoặc theo nhóm, trao đổi tích cực với GV và các bạn trong lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
Năng lực công nghệ
- Năng lực nhận thức công nghệ: Trình bày được các kiến thức cơ bản, tổng quan về các cơ cấu trên động cơ đốt trong.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ và có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, SBT Công nghệ Cơ khí 11.
- Hình vẽ và tranh ảnh trong SGK: hình ảnh cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, hình ảnh cấu tạo pít-tông, hình ảnh cấu tạo thanh truyền,…
- Máy chiếu, máy tính (nếu có).
- Đối với học sinh:
- SGK, SBT Công nghệ Cơ khí 11.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu:
- Hoạt động này giúp tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức, kích thích sự tò mò hứng thú của HS trong việc tìm hiểu các nội dung tiếp theo.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS nêu những phát biểu ban đầu về các cơ cấu trong động cơ đốt trong.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình 19.1 (SGK – tr93) và trả lời câu hỏi:
+ Nhận biết chi tiết xu páp trên hình 19.1.
+ Xu páp đóng, mở được thực hiện như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Gợi ý:
+ Trên hình 19.1, GV chỉ cho HS biết chi tiết xu páp của cơ cấu phối khí trên động cơ đốt trong.
+ Thông qua bộ truyền dẫn xích từ trục khuỷu tới trục cam, trục khuỷu sẽ kéo trục cam quay khi động cơ làm việc. Trên trục cam có các vấu cam, do vậy khi trục cam quay sẽ làm vấu cam quay theo và tì lên bộ truyền dẫn nén lò xo của cơ cấu lại để mở xu páp, sau khi vấu cam không tì lên bộ truyền dẫn nữa thì xu páp đóng lại nhờ hồi vị lò xo của cơ cấu.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Để trả lời câu hỏi này, chúng ta vào bài học ngày hôm nay - Bài 19. Các cơ cấu trong động cơ đốt trong.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số khái niệm cơ bản
- Mục tiêu: Giúp HS biết được vai trò của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, nhiệm vụ và cấu tạo các chi tiết của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK, nêu được các nhiệm vụ và cấu tạo của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
- Sản phẩm học tập: HS nêu được nhiệm vụ và cấu tạo của các chi tiết pít-tông, thanh truyền, trục khuỷu trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1.Tìm hiểu về cấu tạo chung cơ cấu trục khuỷu thanh truyền Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh cơ cấu trục khuỷu thanh truyền (hình 19.2) cho HS quan sát, yêu cầu HS kết hợp nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: + Nêu các chi tiết chính và chuyển động của các chi tiết trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền khi động cơ làm việc. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Khám phá (SGK – tr93) Quan sát hình 19.2 và cho biết thanh truyền được kết nối với pít-tông và trục khuỷu như thế nào? - GV tổng kết về cấu tạo chung cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi *Khám phá + Pít-tông lắp với một đầu (đầu nhỏ) của thanh truyền bằng chốt pít-tông, đầu còn lại (đầu to) của thanh truyền lắp với chốt khuỷu của trục khuỷu để truyền lực từ pít-tông đến trục khuỷu và ngược lại. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận về cấu tạo chung cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. - GV chuyển sang hoạt động mới. | I. CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN - Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền trong động cơ đốt trong gồm các chi tiết chính: pít-tông, thanh truyền, trục khuỷu, bánh đà. - Khi động cơ làm việc, pít-tông chuyển động tịnh tiến truyền lực cho thanh truyền và làm trục khuỷu quay. |
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về pít-tông Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh cấu tạo pít-tông (hình 19.3) cho HS quan sát, yêu cầu HS kết hợp nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: + Nêu nhiệm vụ và cấu tạo của pít-tông. - GV nêu nhiệm vụ và cấu tạo của pít-tông, chú ý nhấn mạnh vai trò nhiệm vụ của từng phần của pít-tông. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Kết nối năng lực (SGK – tr94) Em hãy tìm hiểu và cho biết nhiệm vụ của xéc măng. Có mấy loại xéc măng? Đó là những loại nào? - GV tổng kết tìm hiểu về pít-tông. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi *Kết nối năng lực + Xéc măng có nhiệm vụ bao kín buồng cháy. + Có 2 loại xéc măng, gồm xéc măng khí và xéc măng dầu. Trong đó xéc măng khí ngăn không cho khí cháy lọt từ buồng chảy xuống các te, còn xéc măng dầu ngăn không cho dầu bôi trơn từ các te lọt vào buồng cháy. + Ngoài ra xéc măng khí còn giúp tản nhiệt từ đỉnh pít-tông để làm mát đỉnh pít-tông tránh hiện tượng giãn nở quá nhiệt gây bó kẹt giữa pít-tông và xilanh. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận về pít-tông. - GV chuyển sang hoạt động mới. | 1. Pít-tông - Pít-tông cùng với xi lanh và nắp máy tạo thành không gian làm việc; pít-tông nhận lực đẩy của khí cháy truyền cho trục khuỷu trong kì nổ và nhận lực từ trục khuỷu trong các kì nạp, nén và thải. - Pít-tông có cấu tạo gồm 3 phần chính là đỉnh, đầu và thân. + Đỉnh pít-tông là nơi trực tiếp nhận lực đẩy của khí cháy. + Đầu pít-tông có các rãnh để lắp xéc măng khí và xéc măng dầu. + Thân pít-tông có nhiệm vụ dẫn hướng cho pít-tông chuyển động trong xi lanh. |
Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu về thanh truyền. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh cấu tạo thanh truyền (hình 19.4) cho HS quan sát, yêu cầu HS kết hợp nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: + Nêu nhiệm vụ và cấu tạo thanh truyền. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Kết nối năng lực (SGK – tr94) Tưởng tượng cắt ngang thân thanh truyền, hãy vẽ tiết diện mặt cắt và giải thích về hình dáng của tiết diện đó. - GV tổng kết tìm hiểu về thanh truyền. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi *Kết nối năng lực + Khi cắt ngang thanh truyền trên hình 19.4 sẽ cho tiết diện mặt cắt hình chữ I, với hình dáng này sẽ tăng tính cứng của thân thanh truyền. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận về thanh truyền. - GV chuyển sang hoạt động mới. | 2. Thanh truyền - Thanh truyền là chi tiết nối pít-tông và trục khuỷu, thực hiện truyền lực giữa các chi tiết đó. - Thanh truyền có cấu tạo gồm đầu nhỏ, thân và đầu to: + Đầu nhỏ thanh truyền lắp với chốt pít-tông. + Thân thanh truyền nối đầu nhỏ với đầu to. + Đầu to thanh truyền lắp với chốt khuỷu của trục khuỷu. |
Nhiệm vụ 4. Tìm hiểu về trục khuỷu Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh cấu tạo trục khuỷu (hình 19.6) cho HS quan sát, yêu cầu HS kết hợp nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: + Nêu nhiệm vụ và cấu tạo trục khuỷu. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Khám phá (SGK – tr95) Quan sát và cho biết trục khuỷu trên hình 19.5 dùng cho động cơ có bao nhiêu xi lanh? Nêu nhận xét về vị trí giữa các cổ khuỷu với chốt khuỷu. - GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung trong hộp Thông tin bổ sung (SGK – tr95). - GV tổng kết tìm hiểu về thanh truyền. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi *Khám phá + Trục khuỷu trên hình 19.5 sử dụng cho động cơ 4 xi lanh, vì trên đó có 4 chốt khuỷu, vị trí để lắp đầu to thanh truyền. + Giữa các cổ khuỷu sẽ có một chốt khuỷu và hai má khuỷu. Trong đó chốt khuỷu để lắp đầu to thanh truyền, còn má khuỷu kết nối giữa cổ khuỷu với chốt khuỷu. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận về trục khuỷu. - GV chuyển sang hoạt động mới. | 3. Trục khuỷu - Trục khuỷu nhận lực từ thanh truyền và tạo ra mô men quay để truyền đến các máy công tác. - Cấu tạo trục khuỷu gồm đầu trục, cổ khuỷu, chốt khuỷu, má khuỷu, đối trọng, đuôi trục: + Đầu trục dẫn động một số cơ cấu và hệ thống của động cơ. + Cổ khuỷu là trục quay của trục khuỷu. + Chốt khuỷu là nơi lắp đầu to thanh truyền. + Má khuỷu là phần nối giữa cổ khuỷu và chốt khuỷu. + Đối trọng là phần gắn liền với má khuỷu hoặc ghép với má khuỷu bằng bu lông nhằm cân bằng chuyển động của động cơ. + Đuôi trục lắp với bánh đà và cơ cấu truyền lực tới máy công tác. |
Nhiệm vụ 5. Tìm hiểu bánh đà Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: + Nêu vai trò và đặc điểm cấu tạo của bánh đà. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận về bánh đà. - GV chuyển sang hoạt động mới. | 4. Bánh đà - Bánh đà có vai trò giữ cho độ không đồng đều của động cơ nằm trong giới hạn cho phép. - Bánh đà là nơi lắp các chi tiết của cơ cấu khởi động. - Bánh đà thường có kết cấu như dạng đĩa, dạng vành, dạng chậu hoặc dạng vành có nan hoa. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cơ cấu phối khí
- Mục tiêu: Giúp HS biết được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo và nguyên lí của cơ cấu phối khí dùng xu páp.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK, nêu được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo và nguyên lí của cơ cấu phối khí.
- Sản phẩm học tập: HS nêu được những nội dung về cơ cấu phối khí.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí và phân loại cơ cấu phối khí gồm hai loại chính. - GV chiếu hình ảnh sơ đồ cấu tạo của cơ cấu phối khí dùng xu páp treo (hình 19.6) cho HS quan sát, yêu cầu HS kết hợp với nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau: + Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu phối khí xu páp treo. + Khám phá (SGK – tr96): Quan sát hình 19.6 và cho biết: Khi đũa đẩy chuyển động theo chiều đi lên (theo chiều mũi tên) thì xu páp và pít tông chuyển động theo chiều đi lên hay đi xuống. - GV tổng kết về nội dung cơ cấu phối khí. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và thực hiện hộp chức năng Luyện tập (SGK – tr97) Dựa vào nguyên lí của cơ cấu phối khí dùng xu páp treo, em hãy trình bày nguyên lí của cơ cấu pha phối khí dùng xu páp đặt. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Kết nối năng lực (SGK – tr97) Em hãy tìm hiểu và cho biết thêm những cách dẫn động trục cam từ trục khuỷu khác. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi *Khám phá + Khi đũa đẩy chuyển động đi lên thì xu páp sẽ chuyển động đi xuống (mở xu páp) và pít-tông chuyển động đi xuống. *Luyện tập + Trục khuỷu quay sau đó nhờ cặp bánh răng tác động làm trục cam quay, cam tác động vào con đội, con đội tác động vào đũa đẩy, đũa đẩy tác động vào cò mổ, cò mổ tác động vào xu páp. Sau đó nhờ lò xo xu páp mà cửa nạp (thải) được đóng mở. *Kết nối năng lực + Hiện nay thường có ba cách dẫn động trục cam từ trục khuỷu, gồm: dẫn động bằng dây đai răng, dẫn động bằng xích, dẫn động bằng bánh răng. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận về cơ cấu phối khí. - GV chuyển sang hoạt động mới. | II. CƠ CẤU PHỐI KHÍ 1. Nhiệm vụ và phân loại - Nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí là đóng – mở các cửa nạp và cửa thảo đúng thời điểm để động cơ thực hiện quá trình nạp khí mới vào xi lanh và thảo khí đã cháy từ xi lanh ra ngoài. - Phân loại cơ cấu phối khí gồm hai loại chính: cơ cấu phối khí dùng van trượt và cơ cấu phối khí dùng xu páp. 2. Cấu tạo và nguyên lí của cơ cấu phối khí dùng xu páp - Cơ cấu phối khí xu páp treo: Xu páp đặt trên nắp máy và được dẫn động bởi cam phối khí thông qua con đội, đũa đẩy và cần mở. Trục cam đặt trong thân máy, máy được dẫn động từ trục khuỷu thông qua bộ truyền xích. - Đối với cơ cấu phối khí dùng xu páp treo, khi động cơ làm việc, trục khuỷu quay kéo trục cam quay, làm đóng, mở các xu páp nạp và thải. - Cơ cấu phối khí xu páp đặt: Xu páp được đặt trong thân máy nên con đội trực tiếp dẫn động xu páp mà không cần các chi tiết trung gian như đũa đẩy và cần mở. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức
Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 11 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 11 cánh diềuGiáo án tất cả các môn lớp 11 chân trời sáng tạo