Soạn giáo án công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức Bài 6: Vật liệu mới

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án công nghệ cơ khí 11 Bài 6: Vật liệu mới sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 6: VẬT LIỆU MỚI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • - Mô tả được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu mới.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự học: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
  • - Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực công nghệ: 

  • - Năng lực nhận thức công nghệ: Mô tả được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu mới.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, SBT Công nghệ Cơ khí 11.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Một số tranh ảnh/video minh họa các loại vật liệu mới.
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Công nghệ Cơ khí 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Hoạt động này giúp tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức của HS, kích thích sự tò mò, thích thú và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 6.1 SHS tr.29 và trả lời câu hỏi:

+ Vỏ của xe đua làm bằng vật liệu gì?

+ Vật liệu này có những tính chất gì đặc biệt so với các vật liệu thông thường?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi:

+ Vỏ của xe đua làm bằng vật liệu mới.

+ Vật liệu này có những tính chất đặc biệt so với các vật liệu thông thường: có độ bền, độ cứng tốt hơn; chịu nhiệt tốt hơn; thành phẩm tạo ra đa công dụng, linh hoạt; ...

- GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học: Để nâng cao tính năng của vật liệu và sử dụng vật liệu trong những ngành công nghệ cao, trong kĩ thuật và cuộc sống nói chung và ngành cơ khí chế tạo nói chung, người ta sử dụng các loại vật liệu mới. Vậy vật liệu mới là gì, tính chất, công dụng của chúng ra sao? Để trả lời các câu hỏi này, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay - Bài 6 – Vật liệu mới.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khái niệm của vật liệu mới

  1. Mục tiêu: Giúp HS hiểu khái niệm của vật liệu mới.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SHS tr.29 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về khái niệm của vật liệu mới.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm của vật liệu mới.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình 6.1 SHS tr.29 và trả lời câu hỏi:

Em hãy cho biết chiếc xe đua ở hình trên được làm từ các vật liệu gì?

- GV hướng dẫn HS rút ra khái niệm vật liệu mới.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 nhóm HS trả lời câu hỏi:

Vỏ chiếc xe đua Công thức 1 được làm bằng vật liệu composite – một loại vật liệu mới.

- GV rút ra kết luận về khái niệm vật liệu mới.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

1. Khái niệm của vật liệu mới

- Vật liệu mới là những loại vật liệu không nằm trong danh mục vật liệu truyền thống sẵn có đang được sử dụng để sản xuất.

- Thường là những vật liệu có tính chất cơ học như độ bền, độ cứng,...; tính chất vật lí như nhiệt, điện, quang học,... tính chất hoá học vượt trội.

Hoạt động 2: Một số vật liệu mới

  1. Mục tiêu: Giúp HS gọi được tên một số loại vật liệu mới; mô tả được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu mới.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh mục II SHS tr.29-33 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về một số loại vật liệu mới; mô tả được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu mới.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số loại vật liệu mới; mô tả được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu mới.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Vật liệu nano

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II.1 SHS tr.29, quan sát hình 6.2 và trả lời câu hỏi:

Em hãy cho biết vật liệu nano là vật liệu gì?

- GV tiếp tục yêu cầu HS đọc thông tin mục II.1 SHS tr.30 và trả lời câu hỏi:

Em hãy cho biết ứng dụng của vật liệu nano trong lĩnh vực cơ khí.

- GV yêu cầu HS liên hệ, vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi ở hộp chức năng Kết nối năng lực (SHS tr.30):

Tìm hiểu trên internet hoặc qua sách, báo, tài liệu,... hãy kể thêm các ứng dụng khác của vật liệu nano.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục II.1 SHS tr.29-30, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 nhóm trình bày câu trả lời.

Gợi ý:

Các ứng dụng khác của vật liệu nano:

+ Sản xuất màn hình

+ Làm gốm sứ

+ Vật liệu xây dựng

+ ...

Sản xuất màn hình

Làm gốm sứ

- GV rút ra kết luận về khái niệm và ứng dụng của vật liệu nano.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Một số vật liệu mới

2.1. Vật liệu nano

- Khái niệm:

+ Là loại vật liệu có cấu trúc hạt tinh thể có kích thước cỡ nanomet.

+ Một số vật liệu trở nên bền và nhẹ hơn, một số khác dẫn điện, truyền nhiệt hoặc phản xạ ánh sáng tốt hơn do kích thước hoặc cấu trúc của chúng bị thay đổi.

-> thúc đẩy sự phát triển trong mọi lĩnh vực cơ khí, điện tử, y học và các lĩnh vực khác.

- Ứng dụng:

+ Trong công nghiệp hàng không vũ trụ, ô tô (các vật liệu siêu nhẹ – siêu bền dùng cho sản xuất các thiết bị xe hơi, máy bay, tàu vũ trụ).

+ Trong công nghiệp chế tạo robot (chế tạo loại robot mini để ứng dụng trong các lĩnh vực y tế, sinh học,...).

+ Trong chế tạo máy (các lớp phủ lên các bạc trục, các trục để chống mài mòn,...).

Nhiệm vụ 2: Vật liệu composite

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II.2 SHS tr.30 và trả lời câu hỏi:

Em hãy cho biết vật liệu composite là vật liệu gì?

- GV tiếp tục yêu cầu HS đọc thông tin mục II.2 SHS tr.30 và trả lời câu hỏi:

Em hãy cho biết ứng dụng của vật liệu composite trong lĩnh vực cơ khí.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 6.3 và trả lời câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá SHS tr.31:

Em hãy cho biết hình trên là những ứng dụng nào của vật liệu composite trong lĩnh vực cơ khí.

- GV yêu cầu HS liên hệ, vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi ở hộp chức năng Kết nối năng lực (SHS tr.31):

Tìm hiểu trên internet hoặc qua sách, báo, tài liệu,... hãy kể thêm các ứng dụng khác của vật liệu composite.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục II.2 SHS tr.30-31, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 nhóm trình bày câu trả lời.

Gợi ý:

Hình 6.3:

Các ứng dụng:

 

2. Vật liệu composite

- Khái niệm:

+ Là vật liệu được tổ hợp từ hai hay nhiều loại vật liệu thành phần khác nhau, trong đó bao gồm vật liệu cốt và vật liệu nền.

+ Có độ cứng, độ bền cao, khả năng chịu nhiệt, chống mài mòn, chống ăn mòn tốt nhưng có khối lượng riêng nhỏ.

- Ứng dụng:

+ Trong cơ khí động lực (chế tạo vỏ máy bay, ô tô, tàu thuỷ).

+ Trong chế tạo máy (chế tạo các dụng cụ cắt gọt; các trục truyền, bánh răng,...).

+ Trong công nghiệp robot (chế tạo các chi tiết của robot, cánh tay robot,..).

+ Ngoài ra, vật liệu composite còn được dùng để chế tạo các bình chịu áp lực; cánh quạt tua bin gió, ống dẫn 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác