Soạn giáo án công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức Bài 24: Hệ thống lái
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án công nghệ cơ khí 11 Bài 24: Hệ thống lái sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 24: HỆ THỐNG LÁI
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lí hoạt động của hệ thống lái.
- Nhận biết được một số nội dung cơ bản về sử dụng và bảo dưỡng hệ thống lái.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Có khả năng tự tìm kiếm các nguồn thông tin tài liệu liên quan, chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập và biết kết nối, vận dụng kiến thức và thực tiễn.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết phân tích thông tin từ quan sát thực tế liên quan đến vấn đề đặt ra trong bài học, kết nối kiến thức với thực tiễn.
Năng lực công nghệ
- Năng lực nhận thức công nghệ: Nhận thức được kiến thức công nghệ thực hiện việc định hướng chuyển động của ô tô áp dụng trong hệ thống lái, từ đó có khả năng nhận thức tầm quan trọng của việc sử dụng bảo dưỡng hệ thống lái
- Phẩm chất
- Chăm chỉ và có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, SBT Công nghệ Cơ khí 11.
- Hình ảnh video hoặc clip được khai thác trên mạng internet về hệ thống lái
- Máy chiếu, máy tính (nếu có).
- Đối với học sinh:
- SGK, SBT Công nghệ Cơ khí 11.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu:
- Hoạt động này giúp tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức, kích thích sự tò mò hứng thú của HS trong việc tìm hiểu các nội dung tiếp theo.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS nêu những phát biểu ban đầu về hệ thống lái
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình 24.1 (SGK – tr125) và trả lời câu hỏi:
Khi người lái quay vành lái sẽ tác động đến bánh xe sau hay bánh xe trước? Tác động như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Gợi ý:
Khi người lái quay vành lái sẽ tác động đến bánh xe trước.
Người lái quay vành lái sang trái thì bánh xe trước quay sang trái, người lái quay vành lái sang phải thì bánh xe trước quay sang phải.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Để trả lời câu hỏi này, chúng ta vào bài học ngày hôm nay - Bài 24 Hệ thống lái
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của hệ thống lái
- Mục tiêu: Giúp HS trình bày được Cấu tạo và nguyên lí hoạt động
- Nội dung: GV sử dụng phương pháp trực quan, hỏi - đáp kết hợp với kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn HS thảo luận nội dung trong mục I SGK, hoàn thành câu hỏi Khám phá
- Sản phẩm học tập: HS ghi được Cấu tạo và nguyên lí hoạt động
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 nhóm,yêu cầu nghiên cứu mục I SGK Tìm hiểu về vai trò cấu tạo và nguyên lý của hệ thống lái - GV yêu cầu và hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Khám phá (trang 125 SGK): Hãy cho biết các bộ phận chính và vai trò của chúng trong hệ thống lái. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm - Vòng chuyên gia: Mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau: Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về nhiệm vụ của Cơ cấu lái Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về cấu tạo của Dẫn động lái Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về cấu tạo của Trợ lực lái Yêu cầu các nhóm làm việc trong vòng 5 phút, sau khi tìm hiểu, thống nhất ý kiến, mỗi thành viên phải trình bày trước nhóm mình một lượt, như là chuyên gia. - Vòng 2: Nhóm mảnh ghép + Thành lập nhóm mảnh ghép: mỗi nhóm được thành lập từ ít nhất một thành viên của nhóm chuyên gia + Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại cho cả nhóm kết quả tìm hiểu ở nhóm chuyên gia. + Nhóm mảnh ghép thảo luận và hoàn thành bảng sau
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận - GV chuyển sang hoạt động mới. | I. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG Cấu tạo chung của hệ thống lái gồm (Hình 24.2) bộ phận cơ cấu lái, bộ phận dẫn động lái và hệ thống trợ lực lái. Cơ cấu lái: người lái có thể dễ dàng quay các bánh xe dẫn hướng đến các góc độ mong muốn khác nhau. Dẫn động lái: truyền chuyển động quay của vành lái đến cơ cấu lái và từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn hướng. Trợ lực lái: giảm nhẹ lực cần tác dụng lên vành lái để điều khiển hướng chuyển động của xe. 1. Cơ cấu lái a) Nhiệm vụ Cơ cấu lái tạo ra tỉ số truyền chính của hệ thống lái để người lái có thể quay bánh xe đến các góc độ khác nhau b) Cấu tạo - Có nhiều loại cơ cấu lái khác nhau, bao gồm cơ cấu lái bánh răng - thanh răng được sử dụng phổ biến trên ô tô con. - Cơ cấu lái bánh răng - thanh răng bao gồm bánh răng và thanh răng lắp chung trong một vỏ hộp để tạo ra tỉ số truyền. c) Nguyên lí hoạt động - Khi quay vành lái, bánh răng quay và làm thanh răng dịch chuyển qua lại. Các thanh đòn sẽ quay bánh xe dẫn hướng sang bên phải hoặc sang bên trái. - Các bánh xe dẫn hướng bên trái và bên phải quay theo cùng chiều, phụ thuộc vào chiều quay vành lái. 2. Dẫn động lái a) Nhiệm vụ Bộ phận dẫn động lái truyền chuyển động quay từ vành lái đến cơ cấu lái và từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn hướng. b) Cấu tạo Bộ phận dẫn động phía trước bao gồm vành lái và các trục quay nối với nhau bằng khớp các đăng. Bộ phận dẫn động phía sau nối đến các bánh xe thông qua các thanh đòn và các khớp cầu. c) Nguyên lí hoạt động Khi người lái xe quay vành lái, mô men quay được truyền qua các trục và khớp các đăng đến cơ cấu lái. Mô men đó được cơ cấu lái biến đổi và truyền qua các thanh đòn cùng khớp cầu đến các bánh xe dẫn hướng, làm quay các bánh xe dẫn hướng. 3. Trợ lực lái a) Nhiệm vụ Hệ thống trợ lực lái giảm lực cần tác dụng lên vành lái để điều khiển xe. b) Cấu tạo - Hệ thống trợ lực lái bằng điện đang được sử dụng nhiều trên ô tô con, nhưng hệ thống trợ lực lái bằng thuỷ lực vẫn phổ biến nhất. - Các bộ phận chính của hệ thống trợ lực lái bằng thuỷ lực gồm: bơm trợ lực, cụm van phân phối, các đường ống dẫn dầu, pít tông trợ lực. c) Nguyên lí hoạt động - Khi xe chuyển động thẳng, dầu từ bơm trợ lực chảy qua các ống dẫn áp suất cao và trở về bơm. - Khi người lái quay vành lái sang trái, cụm van phân phối đóng mở các van thuỷ lực, dầu từ bơm trợ lực tạo lực đẩy pít tông trợ lực sang bên phải, tạo lực trợ lực cùng với lực tác dụng từ vành lái, làm quay các bánh xe dẫn hướng sang bên trái. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách sử dụng và bảo dưỡng hệ thống lái
- Mục tiêu: Giúp HS trình bày được cách sử dụng và bảo dưỡng hệ thống lái
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK, trả lời câu hỏi hoàn thành nhiệm vụ học tập
- Sản phẩm học tập: HS ghi được cách sử dụng và bảo dưỡng hệ thống lái
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tìm hiểu các mục kiểm tra bảo dưỡng hệ thống lái, thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Khám phá (trang 129 SGK): Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi - Các HS khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận - GV chuyển sang hoạt động mới. | II. SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG - Khi nào cần đưa xe đi kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống lái: + Vô lăng bị nặng + Xe bị lệch tay lái + Xe bị nhao lái + Theo đó, xe nên được mang đến trung tâm chăm sóc ô tô chuyên nghiệp, uy tín định kỳ sau 20.000 km. Ngoài ra, với hệ thống lái trợ lực dầu, thời gian sẽ lâu hơn, sau 40.000 km. Điều này cần được thực hiện đúng theo hướng dẫn để đảm bảo chất lượng của xe. Cần tránh trường hợp chỉ đưa xe đi kiểm tra khi gặp vấn đề. Lúc này, hệ thống có thể đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. - Các mục kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống lái: + Hệ thống lái + Cơ cấu lái + Dẫn động lái + Trợ lực lái |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức
Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 11 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 11 cánh diềuGiáo án tất cả các môn lớp 11 chân trời sáng tạo