Soạn giáo án Âm nhạc 5 kết nối tri thức Tiết 7: Ôn nhạc cụ, Thường thức âm nhạc Đàn nhị

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Âm nhạc 5 Tiết 7: Ôn nhạc cụ, Thường thức âm nhạc Đàn nhị sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

TIẾT 7:

- ÔN NHẠC CỤ: NHẠC CỤ THỂ HIỆN TIẾT TẤU

VÀ NHẠC CỤ THỂ HIỆN GIAI ĐIỆU

- THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: ĐÀN NHỊ

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thực hiện được hình tiết tấu kết hợp gõ đệm cho bài hát Lí đất giồng.
  • Thực hiện được mẫu luyện âm trên ri-coóc-đơ hoặc nét giai điệu trong bài luyện tập trên kèn phím.
  • Nhận biết được hình dáng và cấu tạo của đàn nhị. Biết cảm thụ về âm sắc và tính chất của tác phẩm khi nghe độc tốc đàn nhị bài Tình quê hương của nhạc sĩ Thao Giang.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Biết lắng nghe, chia sẻ ý kiến trong các hoạt động âm nhạc.
  • Biết phối hợp cùng các bạn khi tham gia các hoạt động học tập.

Năng lực âm nhạc:

  • Nhận biết được hình dáng và cấu tạo của đàn nhị.
  • Biết cảm thụ âm sắc và tính chất của tác phẩm khi nghe đàn nhị độc tấu bài Tình quê hương của nhạc sĩ Thao Giang.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức trách nhiệm trong học tập.
  • Biết yêu quý, trân trọng và giữ gìn di sản âm nhạc dân tộc.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án Âm nhạc 5 – Kết nối tri thức.
  • Đàn phím điện tử, các phương tiện nghe nhìn, các file học liệu điện tử.
  • Nhạc cụ thể hiện tiết tấu (song loan, thanh phách), nhạc cụ thể hiện tiết tấu tự tạo, nhạc cụ thể hiện giai điệu (ri-coóc-đơ hoặc kèn phím).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, Vở bài tập Âm nhạc 5 – Kết nối tri thức.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn.

- GV phổ biến luật chơi:

+ GV đưa ra 4 nhạc cụ dân tộc (tam thập lục, sáo trúc, đàn bầu, đàn nhị) và 4 nhạc cụ nước ngoài (pi-a-nô, ghi-ta, vi-ô-lông, kèn trôm-pét)

+ HS nhanh chóng chọn 3 nhạc cụ thuộc nhạc cụ dân tộc và 3 nhạc cụ thuộc nhạc cụ nước ngoài.

- GV đưa nhạc cụ ra trước lớp:

              

   
   
   
   

- GV mời đại diện một số HS đưa ra lựa chọn trước lớp và trình bày hiểu biết của cá nhân về một trong số những nhạc cụ này. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV tuyên dương, khích lệ HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các loại nhạc cụ của nước ta rất đa dạng, có đến hàng trăm loại nhạc cụ khác nhau. Có những nhạc cụ được sáng tạo tại chỗ, mang tính đặc trưng bản địa. Có những nhạc cụ được du nhập từ nhiều con đường khác nhau, được dân tộc hóa, bản địa hóa cho phù hợp với văn hóa âm nhạc Việt Nam. Đàn nhị là dòng đàn có tuổi thọ lâu đời trong âm nhạc dân gian truyền thống của nước ta, đóng góp vai trò quan trọng trong dàn nhạc dân tộc Việt Nam từ trước đến nay. Vậy, hình dáng và cấu tạo của đàn nhị như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Tiết 7:

+ Ôn nhạc cụ: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu và nhạc cụ thể hiện giai điệu.

+ Thường thức âm nhạc: Đàn nhị.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ôn nhạc cụ - Nhạc cụ thể hiện tiết tấu và nhạc cụ thể hiện giai điệu.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Thực hiện được hình tiết tấu kết hợp gõ đệm cho bài hát Lí đất giồng.

- Thực hiện được mẫu luyện âm trên ri-coóc-đơ hoặc nét giai điệu trong bài luyện tập trên kèn phím.

b. Cách tiến hành

a. Nhạc cụ thể hiện tiết tấu

- GV chia HS cả lớp thành 2 nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Gõ đệm cho bài hát Lí đất giồng.

+ Nhóm 1: thực hiện tiết tấu 1 với nhạc cụ song loan.

+ Nhóm 2: thực hiện tiết tấu 2 với nhạc cụ thanh phách.

- GV hướng dẫn các nhóm thực hiện luân phiên 2 hình tiết tấu từ 2 – 3 lần.

- GV bắt nhịp cho 2 nhóm hát bài hát Lí đất giồng kết hợp với gõ đệm 2 hình tiết tấu.

- GV cho HS thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo hình thức nhóm/ cặp đôi.

- GV mời đại diện một số nhóm/ cặp đôi thể hiện trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).

- GV khích lệ, động viên HS làm tốt, chỉnh sửa cho HS làm chưa tốt (nếu có).

b. Nhạc cụ thể hiện giai điệu

- GV cho HS ôn lại bài luyện tập Chú cừu nhỏ của bạn Ma-ry:

+ GV hướng dẫn HS thực hiện hát nốt và vỗ phách trước khi thực hiện trên ri-coóc-đơ.

+ GV bắt nhịp cho HS thực hiện cùng nhạc đệm.

- GV tiếp tục hướng dẫn HS thực hiện bài luyện tập kèn phím.

+ GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm/ cá nhân.

+ GV cho HS chơi nối tiếp kết hợp cùng nhạc đệm.

- GV mời đại diện nhóm/ HS thực hành nhạc cụ thể hiện giai điệu trước lớp.

- GV khích lệ, động viên HS làm tốt, chỉnh sửa cho HS làm chưa tốt (nếu có).

Hoạt động 2: Thường thức âm nhạc – Đàn nhị

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.

 

 

 

 

- HS quan sát, lựa chọn nhạc cụ đúng yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

- HS lựa chọn và giới thiệu về nhạc cụ.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm.

 

 

 

 

- HS thực hành.

 

- HS thực hành.

 

- HS hát kết hợp gõ đệm.

 

- HS biểu diễn trước lớp.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu nhiệm vụ.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe GV nêu nhiệm vụ.

 

 

 

- HS luyện tập.

 

- HS biểu diễn trước lớp.

 

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án âm nhạc 5 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Âm nhạc 5 kết nối tri thức, giáo án Tiết 7: Ôn nhạc cụ, Thường thức âm Âm nhạc 5 kết nối tri thức, giáo án Âm nhạc 5 KNTT Tiết 7: Ôn nhạc cụ, Thường thức âm

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác