Soạn giáo án Âm nhạc 5 kết nối tri thức Tiết 15: Thường thức âm nhạc Câu chuyện về bản xô-nát Ánh trăng, Ôn nhạc cụ
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Âm nhạc 5 Tiết 15: Thường thức âm nhạc Câu chuyện về bản xô-nát Ánh trăng, Ôn nhạc cụ sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
TIẾT 15:
- THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: CÂU CHUYỆN VỀ
BẢN XÔ-NÁT ÁNH TRĂNG
- ÔN NHẠC CỤ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Hiểu được ý nghĩa nội dung và xuất xứ ra đời của bản xô-nát Ánh trăng, cảm thụ được vẻ đẹp của giai điệu âm nhạc trong việc khắc hoạ hình tượng âm nhạc.
Thể hiện hoạt động hát và gõ đệm nhịp nhàng theo nhịp điệu bài hát Duyên dáng mùa xuân. Thể hiện đúng gam Đô trưởng và mẫu luyện âm trên kèn phím hoặc thổi đúng nốt Đô 2 và các mẫu luyện âm với ri-coóc-đơ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tích cực tham gia và tương tác cùng bạn trong hoạt động nhóm.
Biết phối hợp với các bạn trong các hoạt động nhóm, tập thể, cặp đôi, cá nhân.
Biết chia sẻ ý kiến cá nhân, đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập.
Năng lực âm nhạc:
Hiểu được ý nghĩa nội dung và xuất xứ ra đời của bản xô-nát Ánh trăng, cảm thụ được vẻ đẹp của giai điệu âm nhạc trong việc khắc hoạ hình tượng âm nhạc.
Biết thực hành thổi nốt Đô 2 và mẫu âm trên ri-coóc-đơ hoặc gam Đô trưởng và mẫu luyện tập trên kèn phím.
3. Phẩm chất
Biết thể hiện tình cảm nhân ái, yêu thương với bạn bè và mọi người, biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 5.
Đàn phím điện tử, bài giảng điện tử, loa bluetooth, file mp3/mp4, nhạc đệm/ nhạc cụ theo điều kiện của địa phương.
File hình ảnh về khung cảnh sân trường có các nhóm HS đang vui chơi hoặc hình ảnh trang đầu của chủ đề ở SGK.
2. Đối với học sinh
SHS Âm nhạc 5.
Nhạc cụ thể hiện tiết tấu hoặc nhạc cụ thể hiện tiết tấu tự tạo, nhạc cụ giai điệuu phù hợp với điều kiện địa phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||
MỞ ĐẦU | |||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với hoạt động học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS quan sát các bức tranh về câu chuyện âm nhạc đã học ở các lớp dưới
- GV đàm thoại và gợi mở về các hình tượng âm nhạc qua âm thanh trong các câu chuyện trên: + Em nhận thấy trong các bức tranh, con vật nào phát ra âm thanh? + Âm thanh của các con vật đó có thể được thể hiện bằng nhạc cụ nào mà em biết? + Con vật nào được lấy làm cảm hứng cho một bài hát thiếu nhi nổi tiếng? - GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án hợp lí: + Con vật phát ra âm thanh: con chim, con ngựa, con cá heo, con vịt, con mèo, con sói + Một số âm thanh của động vật có thể mô phỏng bằng nhạc cụ:
+ Chú voi được lấy cảm hứng cho ca khúc nổi tiếng “Chú voi con ở Bản Đôn”. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về câu chuyện âm nhạc mới qua Tiết 15: Thường thức âm nhạc: Câu chuyện bản xô-nát Ánh trăng và ôn nhạc cụ. |
- HS quan sát.
- HS đàm thoại.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe vào bài mới.
|
------------
……Còn tiếp……
Giáo án Âm nhạc 5 kết nối tri thức, giáo án Tiết 15: Thường thức âm nhạc Câu chuyện Âm nhạc 5 kết nối tri thức, giáo án Âm nhạc 5 KNTT Tiết 15: Thường thức âm nhạc Câu chuyện
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác