Soạn giáo án Âm nhạc 5 kết nối tri thức Tiết 1: Lí thuyết âm nhạc Trọng âm, phách, vạch nhịp, ô nhịp; Đọc nhạc Bài số 1

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Âm nhạc 5 Tiết 1: Lí thuyết âm nhạc Trọng âm, phách, vạch nhịp, ô nhịp; Đọc nhạc Bài số 1 sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

GIỚI THIỆU BỘ GIÁO ÁN WORD:

  • Soạn chi tiết, đầy đủ các bài học trong chương trình học mới
  • Khung soạn giáo án theo mẫu công văn mới nhất
  • Giáo án thiết kế nhiều hoạt động, bài tập hấp dẫn thú vị 
  • File tải về chuẩn font chữ, không lỗi chính tả giáo viên tùy ý chỉnh sửa thêm

LỊCH BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh

  • Giáo án word: 650k- Đặt bây giờ: 450k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 1200k  - Đặt bây giờ: 900k/môn

2. Với các môn còn lại

  • Giáo án word: 500k - Đặt bây giờ: 300k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 800k  - Đặt bây giờ: 600k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì

  • Giáo án word: 1800k - Đặt bây giờ: 1500k
  • Giáo án Powerpoint: 2000k - Đặt bây giờ: 1700k
  • Trọn bộ word + PPT: 3600k  - Đặt bây giờ: 3000k

=> Lưu ý:

  • Đây bây giờ, chỉ gửi trước 50%  đến lúc nhận đủ học kì 1 gửi số còn lại
  • Khi đặt, tặng miễn phí các tài liệu hỗ trợ giảng dạy : bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: KHÚC CA NGÀY MỚI

 

  • Lí thuyết âm nhạc: Trọng âm, phách, vạch nhịp, ô nhịp.
  • Đọc nhạc: Bài số 1.
  • Hát: Chim sơn ca.
  • Thường thức âm nhạc: Một số hình thức biểu diễn nhạc cụ.
  • Vận dụng – Sáng tạo.

 

TIẾT 1:

- LÍ THUYẾT ÂM NHẠC: TRỌNG ÂM, PHÁCH, VẠCH NHỊP, Ô NHỊP

- ĐỌC NHẠC: BÀI SỐ 1

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết khái niệm về trọng âm, phách, vạch nhịp, ô nhịp. Biết vận dụng khi thực hành đọc nhạc Bài số 1.
  • Bước đầu đọc đúng cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 1, biết đọc kết hợp vỗ tay theo phách.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tích cực tham gia và tương tác cùng bạn trong hoạt động nhóm.
  • Biết phối hợp với các bạn trong các hoạt động nhóm, tập thể, cặp đôi, cá nhân. Tích cực tương tác cùng nhóm bạn trong hoạt động Vận dụng – Sáng tạo.
  • Biết chia sẻ ý kiến cá nhân, đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập.

Năng lực âm nhạc:

  • Biết khái niệm về trọng âm, phách, vạch nhịp, ô nhịp.
  • Biết vận dụng lí thuyết âm nhạc vào thực hành bài đọc nhạc số 1 và học hát.
  1. Phẩm chất
  • Biết thể hiện tình cảm nhân ái với bạn bè.
  • Có ý thức trách nhiệm trong học tập.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án Âm nhạc 5 – Kết nối tri thức.
  • Đàn phím điện tử, các phương tiện nghe nhìn, các file học liệu điện tử.
  • Nhạc cụ thể hiện tiết tấu, nhạc cụ thể hiện giai điệu (ri-coóc-đơ hoặc kèn phím).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, Vở bài tập Âm nhạc 5 – Kết nối tri thức.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS cả lớp nghe và vận động theo nhịp điệu bài hát Bài ca đi học (Nhạc và lời: Phan Trần Bảng).

https://www.youtube.com/watch?v=vGY7tawVDco

- GV gợi ý cho HS hát lời ca kết hợp vận động theo lời ca 1, lời ca 2 kết hợp vỗ tay theo hướng dẫn.

- GV nêu câu hỏi: Em có cảm nhận gì sau khi nghe và vận động theo nhịp điệu bài hát Bài ca đi học?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Bài ca đi học là một hành khúc vui tươi, rộn ràng, nói lên tình cảm gắn bó của học sinh với mái trường, biết kính trọng thầy cô và yêu quý bạn bè trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta vừa được lắng nghe và vận động theo bài hát Bài ca đi học, ngày hôm nay, cô và các em sẽ cùng đi vào tiết học đầu tiên trong chương trình Âm nhạc lớp 5 – Tiết 1:

+ Lí thuyết âm nhạc: Trọng âm, phách, vạch nhịp, ô nhịp.

+ Đọc nhạc: Bài số 1.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Lí thuyết âm nhạc – Trọng âm, phách, vạch nhịp, ô nhịp

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết khái niệm về trọng âm, phách, vạch nhịp, ô nhịp.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS nghe và cảm nhận những âm vang lên mạnh hơn trong bài hát Đàn gà trong sân (nhạc Pháp, lời Việt sưu tầm).

https://www.youtube.com/watch?v=kcliGXbvwB0

Nhiệm vụ 1: Trọng âm và phách

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, đọc thông tin mục 1 SGK tr.6 và trả lời câu hỏi:

+ Trọng âm là những âm thanh vang lên như thế nào?

+ Phách là khoảng thời gian ngân, nghỉ như thế nào? Phách có trọng âm là phách gì? Phách không có trọng âm là phách gì?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Trọng âm là những âm thanh vang lên mạnh hơn trong giai điệu.

+ Phách là khoảng thời gian ngân, nghỉ bằng nhau trong 1 ô nhịp. Phách có trọng âm là phách mạnh, phách không có trọng âm là phách nhẹ.

- GV lấy ví dụ và đàn cho HS cảm nhận rõ hơn:

Đọc lời ca và vỗ tay theo phách:

- GV mời đại diện một số HS đọc lời ca và thực hiện vỗ tay theo phách.

- GV nhận xét và tuyên dương HS.

Nhiệm vụ 2: Vạch nhịp và ô nhịp

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 HS, đọc thông tin mục 2 SGK tr.7 và trả lời câu hỏi:

+ Vạch nhịp là gì?

+ Vạch nhịp kép là gì?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Vạch nhịp là vạch thẳng đứng nằm trong khuông nhạc dùng để phân chia khuông nhạc thành các ô nhịp.

+ Vạch nhịp kép là một vạch nhạt và một vạch đậm dùng để kết thúc bản nhạc.

- GV kẻ mẫu vạch nhịp, vạch nhịp kép và cho HS thực hành vào vở ghi bài.

- GV kiểm tra, nhận xét một số HS kẻ vạch nhịp, vạch nhịp kép, tuyên dương, chỉnh sửa cho HS (nếu cần).

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm, đọc thông tin mục 2 SGK tr.7 và trả lời câu hỏi: Ô nhịp là gì?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Ô nhịp là khoảng cách từ vạch nhịp này đến vạch nhịp tiếp theo.

- GV kẻ mẫu ô nhịp và cho HS thực hành vào vở ghi bài.

- GV kiểm tra, nhận xét một số HS kẻ ô nhịp, tuyên dương, chỉnh sửa cho HS (nếu cần).

* Luyện tập

- GV hướng dẫn HS thực hành luyện tập theo nhóm (4 – 6 HS/nhóm) và hoàn thành Phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm:………………………..

Nhiệm vụ:

Tìm những ca từ ở phách mạnh và phách nhẹ trong câu hát của bài hát sau:

1. Phách mạnh

…………………………………

2. Phách nhẹ

……………………………………

- GV thu phiếu và mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Phách mạnh: gáy, con, cha.

+ Phách nhẹ: mà, là, gà.

 

- GV khuyến khích HS tìm thêm các kí hiệu đã học thông qua các bài hát được in trong SGK Âm nhạc 5 – Kết nối tri thức.

Hoạt động 2: Đọc nhạc – Bài số 1

 

 

 

 

 

- HS vận động theo bài hát.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, vào bài học mới.

 

 

 

- HS lắng nghe và cảm nhận.

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi.

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, quan sát.

 

 

 

 

 

- HS thực hiện.

 

 

 

- HS thảo luận nhóm.

 

 

 

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS quan sát, thực hành.

 

 

 

 

 

- HS quan sát, sửa bài.

 

- HS thảo luận nhóm.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát.

 

 

 

- HS quan sát, sửa bài.

 

 

- HS thảo luận nhóm, làm Phiếu học tập.

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án âm nhạc 5 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Âm nhạc 5 kết nối tri thức, giáo án Tiết 1: Lí thuyết âm nhạc Trọng âm, Âm nhạc 5 kết nối tri thức, giáo án Âm nhạc 5 KNTT Tiết 1: Lí thuyết âm nhạc Trọng âm,