Giáo án dạy thêm toán 4 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 4 - chân trời sáng tạo. Giáo án dạy thêm là giáo án ôn tập và củng cố kiến thức bài học cho học sinh. Phần này dành cho giáo viên dạy vào buổi chiều hoặc các buổi dạy tăng cường. Một số nơi gọi là giáo án buổi 2, giáo án buổi chiều.Hi vọng, giáo án mang tới sự hữu ích cho thầy cô dạy toán 4 chân trời sáng tạo
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Đầy đủ Giáo án toán tiểu học chân trời sáng tạo
- Bài giảng điện tử dạy thêm Toán 5 chân trời sáng tạo
- Bài giảng điện tử Toán 5 chân trời sáng tạo
- Giáo án dạy thêm toán 5 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
- Giáo án Toán 5 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
- Bài giảng điện tử toán 4 chân trời sáng tạo
- Giáo án dạy thêm toán 4 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
- Giáo án toán 4 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
- Tải GA dạy thêm toán 3 chân trời sáng tạo
- Bài giảng Powerpoint toán 3 chân trời sáng tạo
- Tải GA word toán 3 chân trời sáng tạo
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
(3 tiết)
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
- Ôn tập các số trong phạm vi 100 000: lập, đọc, viết số, cấu tạo số, viết số thành tổng theo các hàng; biết so sánh số, sắp xếp các số theo thứ tự và thứ tự các số trên tia số; biết làm tròn các số đến hàng nghìn.
- Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Năng lực giao tiếp toán học.
- Năng lực giải quyết các vấn đề toán học.
- Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học:
- Đối với giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ, máy tính, máy chiếu (nếu có)
- Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi trước khi vào bài ôn tập. b. Cách thức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi “Phản xạ nhanh”: + GV đọc một số bất kì trong phạm vi 100 000. + HS dưới lớp viết nhanh số đó ra bảng con. - GV nhận xét, tuyên dương, chuyển sang nội dung ôn tập.
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Ôn lại mối quan hệ giữa các hàng trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị. - Ôn tập, củng cố kiến thức về đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh các số trong phạm vi 100 000. - Về cấu tạo, phân tích số có sáu chữ số, viết số có sáu chữ số thành tổng các trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, trăm, chục và đơn vị (và ngược lại) - Củng cố kiến thức về sắp xếp các số theo thứ tự các số trên tia số và làm tròn các số đến hàng nghìn. b. Cách thức thực hiện: GV chép bài tập lên bảng để HS theo dõi và thực hiện: Bài tập 1: Viết các số rồi đọc số, biết số đó gồm: a) 5 chục nghìn, 2 nghìn, 3 trăm và 3 đơn vị b) 9 nghỉn, 9 trăm, 9 chục và 9 đơn vị c) 4 chục nghìn, 3 trăm, 2 chục. d) 8 chục nghìn, 2 nghìn và 5 đơn vị.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, thống nhất đáp án, sau đó tự hoàn thành vào vở cá nhân. - GV gọi 4 HS xung phong trình bày kết quả tại chỗ. - GV mời HS nhận xét và chốt đáp án
Bài tập 2: Số? b) Làm tròn số 23 568 đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn. c) Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm hoàn thành bài - GV mời đại diện 3 nhóm HS hoàn thành nhanh nhất trình bày kết quả. - Các nhóm còn lại chú ý nghe, nhận xét. - GV chốt đáp án đúng. Bài tập 3: >, <, = a) 9897 10 000 68 534 68 499 34 000 33 979 b) 8563 8000 + 500 + 60 + 3 45031 40 000 + 5000 + 100 + 30 70 208 60 000 + 9000 + 700 + 9 - GV cho HS thảo luận nhóm đôi. - GV mời đại diện 2 HS lên bảng trình bày đáp án. - GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có). Bài tập 4: Giải bài toán Trong bốn ngày đầu của tuần chiến dịch tiêm chủng mở rộng, thành phố A đã tiêm được số liều vắc-xin phòng COVID-19 như sau: Thứ Hai: 36 785 liều vắc-xin Thứ Ba: 35 952 liều vắc-xin Thứ Tư: 37 243 liều vắc-xin Thứ Năm: 29 419 liều vắc-xin a) Ngày nào thành phố A tiêm được nhiều liều vắc-xin nhất? Ngày nào thành phố A tiêm được ít liều vắc-xin nhất? b) Viết tên các ngày theo thứ tự có số liều vắc-xin đã tiêm được từ ít nhất đến nhiều nhất. - HS thực hiện trao đổi cặp đôi hoàn thành bài tập. - GV mời 2 HS đứng tại chỗ trình bày bài. - GV nhận xét, chốt đáp án. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành phiếu học tập. b. Cách thức thực hiện: - GV phát Phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu (hoàn thành tại nhà nếu hết thời gian). |
- HS tham gia trò chơi.
Đáp án bài 1: a) Viết số: 52 303 Đọc số: Năm mươi hai nghìn ba trăm linh ba. b) Viết số: 9 999 Đọc số: Chín nghìn chín trăm chín mươi chín. c) Viết số: 40 320 Đọc số: Bốn mươi nghìn ba trăm hai mươi. d) Viết số: 82 005 Đọc số: Tám mươi nghìn không trăm linh năm.
- HS chú ý, chữa bài.
Đáp án bài 2:
- HS chữa bài. Đáp án bài 3: a) 9897 < 10 000 68 534 > 68 499 34 000 > 33 979 b) 8563 = 8000 + 500 + 60 + 3 45 031 < 40 000 + 5000 + 100 + 30 70 208 > 60 000 + 9000 + 300 + 9
- HS quan sát, sửa bài.
Đáp án bài 4:
Bài giải: a) Ngày thứ Hai thành phố A tiêm được nhiều liều vắc xin nhất. (36 785 liều) Ngày thứ Năm thành phố A tiêm được ít liều vắc xin nhất. (29 419 liều)
b) Các ngày theo thứ tự có số liều vắc-xin đã tiêm được từ ít nhất đến nhiều nhất: Thứ Năm, Thứ Ba, Thứ Hai, Thứ Tư.
- HS quan sát, nhận xét.
- HS hoàn thành phiếu bài tập theo yêu cầu của GV. |
Trường:..................... Lớp:............................ Họ và tên:................... PHIẾU HỌC TẬP I. Phần trắc nghiệm Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1: Số bé nhất trong các số 20 107, 19 482, 15 999, 18 700 là
Câu 2: Số nào dưới đây có chữ số hàng trăm là 8?
Câu 3: Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 72895; 87925; 29785; 87259 A. 72895; 87925; 29785; 87259 B. 87925, 87259, 72895,29785 C. 29785;72895;87259;87925 D. 29785;72895;87925; 87259 Câu 4: Số tròn chục liền trước số một trăm nghìn viết là:
Câu 5: Số dân của một phường là 12 967 người. Số dân của phường đó làm tròn đến hàng nghìn là:
II. Phần tự luận Bài 1: Số?
Bài 2: Số?
Bài 3. Số? Bài 4: Hà, Sơn, Đức mua các loại bánh ở một tiệm bánh ngọt như sau:
a) Trong ba loại bánh trên, bánh loại nào có giá bán cao nhất, bánh loại nào có giá bán thấp nhất .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. b) Làm tròn các giá tiền đến hàng trăm. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Bài 5. Đố em! Số 28 569 được xếp bởi các que tính như sau: Hãy chuyển chỗ một que tính để tạo thành số bé nhất. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. |
GỢI Ý ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm
II. Phần tự luận Bài 1: Bài 2:
Bài 3. Bài 4. a) Trong ba loại bánh trên, bánh vị dâu có giá bán cao nhất, bánh vị cam giá bán thấp nhất b) Làm tròn các giá tiền đến hàng trăm ta được - Bánh vị cam có giá khoảng 36 600 đồng - Bánh vị dâu có giá khoảng 52 300 đồng - Bánh vị sô cô la có giá khoảng 46 500 đồng.
Bài 5. Kết quả:
|
*Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Về nhà hoàn thành phiếu học tập (nếu chưa xong).
- Đọc và xem lại các dạng bài trong buổi học.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 cánh diều