Giáo án đạo đức 4 mới năm 2023 kết nối tri thức

Bộ giáo án đạo đức 4 kết nối tri thức. Đây là giáo án sách lớp 4 mới năm học 2023-2024. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2. Với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án đạo đức 4 kết nối tri thức là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án đạo đức 4 mới năm 2023 kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 4 mới năm 2023 kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 4 mới năm 2023 kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 4 mới năm 2023 kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 4 mới năm 2023 kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 4 mới năm 2023 kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 4 mới năm 2023 kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 4 mới năm 2023 kết nối tri thức

Xem video về:Giáo án đạo đức 4 mới năm 2023 kết nối tri thức

Đầy đủ Giáo án đạo đức tiểu học kết nối tri thức

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG

BÀI 1: BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG

(4 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được đóng góp của một số người lao động ở xung quanh.
  • Biết vì sao phải biết ơn người lao động.
  • Thể hiện được lòng biết ơn người lao động bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
  • Nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi biết ơn những người lao động.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Năng lực điều chỉnh hành vi, có thái độ, lời nói, việc làm thể hiện lòng biết ơn với người lao động.

  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng lòng nhân ái, yêu mến, kính trọng, biết ơn người lao động.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Đạo đức 4.
  • Bộ tranh về biết ơn người lao động theo Thông tư 37/2021-TT/BGDDT.
  • Bài hát Lớn lên em sẽ làm gì? (sáng tác Trần Hữu Pháp), video Bài hát về việc làm và nghề nghiệp.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

SOẠN GIÁO ÁN ĐẠO ĐỨC 2 KNTT CHUẨN: 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV mời cả lớp xem và hát theo bài hát Lớn lên em sẽ làm gì? (sáng tác Trần Hữu Phước).

https://www.youtube.com/watch?v=JndMLqwe5ew

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Có những nghề gì được nhắc tới trong bài hát?

+ Vì sao các bạn nhỏ trong bài hát ước làm những nghề đó?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Trong bài hát, có những nghề nghiệp: người công nhân xây dựng, người nông dân lái máy cày, người kĩ sư mỏ địa chất, người lái tàu.

+ Các bạn nhỏ trong bài hát mơ ước làm những nghề đó vì người công nhân đi xây dựng những nhà máy mới; người nông dân lái máy cày để cày ruộng, trồng lúa, rau,... cung cấp cho xã hội; người lái tàu đưa người ra Bắc vào Nam; người kĩ sư đi tìm tài nguyên làm giàu cho đất nước.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nhờ có những người lao động, chúng ta mới có những sản phẩm cần thiết cho cuộc sống. Vì vậy, chúng ta cần biết ơn người lao động. Bài học “Biết ơn người lao động” sẽ giúp các em hiểu được vì sao chúng ta cần biết ơn người lao động qua việc tìm hiểu những đóng góp của họ trong cuộc sống. Từ đó, thể hiện lòng biết ơn người lao động bằng những lời nói, việc làm cụ thể.

SOẠN GIÁO ÁN ĐẠO ĐỨC 3 KNTT CHUẨN: 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu những đóng góp của người lao động.

a. Mục tiêu: HS nêu được một số đóng góp của những người lao động ở xung quanh.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS cả lớp đọc thầm bài thơ “Tiếng chổi tre” (sáng tác Tố Hữu).

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Việc làm của chị lao công giúp ích gì cho cuộc sống của chúng ta?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Khi mọi người đã ngủ, chị lao công vẫn cần mẫn quét rác trên đường phố trong những đêm hè vắng lặng và những đêm đông giá rét. Việc làm của chị lao công góp phần giữ sạch, đẹp đường phố, để “Hoa Ngọc Hà/ Trên đường rực nở/ Hương bay xa/ Thơm ngát đường ta. Bởi vậy, chúng ta cần biết ơn việc làm của chị lao công.

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi (sử dụng kĩ thuật tia chớp): Hãy kể thêm một số công việc của người lao động khác mà em biết. Những công việc đó có đóng góp gì cho xã hội?

- GV mời đại diện 3 – 4 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra một số công việc của người lao động và đóng góp của người lao động cho xã hội:

STT

Nghề nghiệp

Đóng góp

1

Nông dân (lái máy gặt)

Tạo ra lúa, gạo cho xã hội.

2

Công nhân (may)

May quần áo cho mọi người.

3

Giáo viên

Dạy kiến thức, đạo đức, kĩ năng cho học sinh.

4

Nhân viên bán hàng

Giúp mọi người mua bán, trao đổi hàng hóa.

5

Bác sĩ

Khám, chữa bệnh cho mọi người.

6

Nhà khoa học

Nghiên cứu khoa học để ứng dụng vào cuộc sống.

- GV nêu một số câu đố vui về nghiệp và yêu cầu HS giải đố:

+      Nghề gì cần đến đục cưa

Làm ra giường, tủ,...sớm trưa ta cần?

+ Nghề gì vận chuyển hàng hóa, hành khách từ nơi này đến nơi khác?

+......

- GV nhận xét và chốt đáp án:

+ Nghề mộc.

+ Nghề vận tải.

SOẠN GIÁO ÁN ĐẠO ĐỨC 4 KNTT CHẤT LƯỢNG KHÁC:

Hoạt động 2: Khám phá vì sao phải biết ơn người lao động?

a. Mục tiêu: HS biết được vì sao phải biết ơn người lao động.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát hình 1 – 4 SHS tr.6 và trả lời câu hỏi:

+ Những sản phẩm đó cần thiết cho cuộc sống của chúng ta như thế nào?

+ Nêu nhận biết của em về công sức của người lao động khi làm ra các sản phẩm đó?

+ Theo em, vì sao chúng ta phải biết ơn người lao động?

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Ảnh

Sản phẩm

Vai trò

Công sức của người lao động

 

Gà, cá, gạo

Lương thực, thực phẩm nuôi sống con người.

Công sức của người nông dân.

 

Quần áo, giày dép, mũ nón

Để mặc.

Để đi.

Để đội.

Công sức của công nhân, nhà thiết kế.

 

Tủ lạnh, máy giặt, xe đạp, ô tô, xe máy

Bảo quản đồ ăn, làm lạnh.

Giặt quần áo.

Phương tiện đi lại.

Công sức của người công nhân, kĩ sư.

 

Tranh ảnh

Đáp ứng nhu cầu tinh thần.

Công sức của những người lao động nghệ thuật.

- GV nêu kết luận: Trong cuộc sống, chúng ta cần có những sản phẩm như lương thực, thực phẩm và những đồ dùng cần thiết khác do người lao động tạo ra. Chúng ta cần có những sản phẩm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần. Vì vậy, chúng ta cần phải biết ơn người lao động.

Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn người lao động.

a. Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để thể hiện lòng biết ơn người lao động.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh a – g SHS tr.7, 8 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu những việc làm thể hiện lòng biết ơn người lao động qua những bức tranh đó.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Trường hợp

Những việc em cần làm để thể hiện lòng biết ơn đối với người lao động

a

Kính trọng, chào hỏi người lao động

b

Trân trọng những sản phẩm do người lao động làm ra.

c

Quan tâm, bày tỏ lòng yêu mến với người lao động bằng lời nói, việc làm phù hợp.

d

Thể hiện sự biết ơn người lao động qua hoạt động vẽ tranh về người lao động.

e

Giúp đỡ người lao động khi họ gặp khó khăn.

g

Mong muốn sẽ làm công việc như người lao động mà em biết ơn, kính trọng.

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi (áp dụng phương pháp đàm thoại và kĩ thuật tia chớp): Theo em, còn việc nào khác để thể hiện lòng biết ơn với người lao động?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Người lao động đã tạo ra những sản phẩm cần thiết để phục vụ cho cuộc sống con người. Vì vậy, chúng ta cần kính trọng, biết ơn người lao động bằng thái độ, lời nói và việc làm phù hợp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về lòng biết ơn đối với người lao động.

b. Cách tiến hành

Bài tập 1: Bày tỏ ý kiến

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc yêu cầu Bài tập 1 SHS tr.9 và dùng thẻ học tập để bày tỏ ý kiến.

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

 

- GV mời đại diện HS phát biểu, nêu ý kiến. Các HS khác lắng, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

a. Đồng tình, vì nhờ có người lao động chúng ta mới có thể duy trì cuộc sống.

b. Không đồng tình, vì dù chúng ta đã trả tiền để mua hàng hoá của người lao động thì chúng ta vẫn cần biết ơn họ vì nếu không có họ thì chúng ta không thể mua hàng hoá được.

c. Không đồng tình, vì cần biết ơn những người lao động xung quanh ta và ở khắp nơi.

d. Không đồng tình, vì cần phải biết ơn mọi người lao động, kể cả người lao động chân tay, vì lao động chân chính nào cũng có đóng góp cho xã hội.

e. Đồng tình, trân trọng thành quả lao động chính là biết ơn người lao động.

Bài tập 2: Nhận xét hành vi

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc yêu cầu bài tập 2 và trả lời câu hỏi: Việc làm của bạn nào dưới đây thể hiện hoặc không thể hiện sự biết ơn người lao động? Vì sao?

 

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

a. Không đồng tình vì Lê không thể hiện thái độ tôn trọng người lao động.

b. Đồng tình vì Châu đã thể hiện tình yêu, thái độ tôn trọng đối với công việc của bố mình.

c. Đồng tình vì Thanh đã có lời nói, việc làm thể hiện sự biết ơn đối với chú công nhân sửa điện cho nhà mình.

d. Đồng tình vì Chi đã không phân biệt đối xử mà yêu quý bác giúp việc như người nhà.

e. Không đồng tình vì Bảo không thể hiện thái độ tôn trọng, lịch sự đối với người giao hàng.

Bài tập 3: Xử lí tình huống

- GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm cho các nhóm:

+ Nhóm 1: Đọc và xử lí tình huống a.

+ Nhóm 2: Đọc và xử lí tình huống b.

+ Nhóm 3: Đọc và xử lí tình huống c.

 - GV khuyến khích HS xây dựng kịch bản, đóng vai và xử lí tình huống.

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi tình huống của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Tình huống 1: Phương nên thuyết phục Khánh qua nhặt đồ giúp bác. Nếu Khánh không đồng ý thì Phương vẫn nên giúp bác.

+ Tình huống 2: Mai nên nói với bạn đó: Mỗi nghề nghiệp đều quan trọng và có vai trò khác nhau trong xã hội. Mai cần nói rõ tầm quan trọng của nghề nghiệp của bố mẹ mình cho bạn đó hiểu hơn.

+ Tình huống 3: Nhung nên xin phép bố mẹ chia sẻ bớt những rau, củ, quả đó cho mọi người xung quanh.

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 4 MỚI:

Bài tập 4: Đưa ra lời khuyên cho bạn

- GV trình chiếu, yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc yêu cầu bài tập: Em có lời khuyên gì dành cho bạn?

- GV mời đại diện 3 – 4 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Tình huống 1: Khuyên Huy không nên làm như vậy vì đó là hành động không tôn trọng thành quả của người lao động; bác lao công đã vất vả lau sạch hành lang, lần sau Huy nên chờ sàn nhà khô rồi hãy bước vào hoặc chọn đi lối khác, không giẫm chân bẩn lên hành lang đã được lau sạch.

+ Tình huống 2: Khuyên bạn không nên lấy quá nhiều đồ ăn vì nếu không ăn hết sẽ lãng phí công sức của người lao động.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS ứng dụng được những điều đã học vào thực tiễn qua những việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với người lao động.

b. Cách tiến hành

Bài tập 1

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Phóng viên nhí”, chia sẻ một số việc bản thân đã làm để thể hiện lòng biết ơn đối với người lao động.

- GV chọn một HS xung phong làm phóng viên, lần lượt hỏi các bạn trong lớp: Bạn đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với người lao động?

- GV hướng dẫn HS làm phóng viên có thể hỏi: Có khi nào bạn chứng kiến những lời nói, việc làm chưa biết ơn người lao động? Bạn có suy nghĩ gì về điều đó?

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài tập 2

- GV chia HS làm các nhóm (4 HS/ nhóm).

- GV hướng dẫn các nhóm trao đổi, thảo luận, sưu tầm ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, tranh ảnh, truyện về người lao động. Giờ học sau sẽ triển lãm và trình bày sản phẩm trước lớp.

Bài tập 3

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Cùng bạn trong nhóm xây dựng và biểu diễn tiểu phẩm về chủ đề “Biết ơn người lao động”.

- GV gợi ý cho HS một số tình huống để xây dựng tiểu phẩm:

+ Tình huống 1: Bác xe ôm chở bạn đi học, đến cổng trường bạn chạy thẳng vào sân trường, không chào bác.

+ Tình huống 2: Một bạn định viết vào sách giáo khoa, bạn khác nhắc nhở không nên làm thế.

+ Tình huống 3: Bác thợ sơn đang sơn tường, nhân lúc bác không để ý, một bạn dùng que vẽ lên bức tường đó.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm biểu diễn tiểu phẩm về chủ đề “Biết ơn người lao động” trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài học Biết ơn người lao động.

+ Thể hiện được lòng biết ơn người lao động bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.

+ Nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi biết ơn những người lao động.

+ Đọc trước Bài 2 – Cảm thông, giúp đỡ người khó khăn (SHS tr.11).

 

 

 

 

- HS xem và hát theo giai điệu bài hát.

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm bài đọc.

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu đố và trả lời.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm đôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả thảo luận.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu bài tập 1, suy nghĩ và trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc cặp đôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm và tình huống được giao.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh minh họa và đọc yêu cầu bài tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS làm việc theo nhóm, nộp sản phẩm vào bài học sau,

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

- HS biểu diễn tiểu phẩm trước lớp.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

ĐÁNH GIÁ HỌC SINH SAU BÀI HỌC

  1. Hoàn thành tốt: Nêu được đóng góp của một số người lao động ở xung quanh; Biết

vì sao phải biết ơn người lao động; Thể hiện được lòng biết ơn người lao động bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi; Nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi biết ơn những người lao động.

  1. Hoàn thành: Thực hiện được các yêu cầu cần đạt của bài nhưng chưa đầy đủ.
  2. Chưa hoàn thành: Chưa thực hiện được các yêu cầu cần đạt của bài.

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án đạo đức 4, giáo án đạo đức kết nối , giáo án lớp 4 kết nối , giáo án môn đạo đức kết nối

Xem thêm giáo án khác