Giáo án lịch sử 4 mới năm 2023 chân trời sáng tạo

Bộ giáo án lịch sử 4 chân trời sáng tạo. Đây là giáo án sách lớp 4 mới năm học 2023-2024. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2. Với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án lịch sử 4 chân trời sáng tạo là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án lịch sử 4 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 4 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 4 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 4 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 4 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 4 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 4 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 4 mới năm 2023 chân trời sáng tạo

Xem video về:Giáo án lịch sử 4 mới năm 2023 chân trời sáng tạo

Đầy đủ Giáo án lịch sử và địa lí tiểu học chân trời sáng tạo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 6: MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA Ở VÙNG TRUNG DU

 VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được một số lễ hội văn hóa của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (ví dụ: Lễ hội Gầu Tào, hát Then, múa xòe Thái, lễ hội Lồng Tồng, chợ phiên vùng cao,…).
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp hợp tác: bước đầu sử dụng được ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng về một lễ hội văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: Kể tên được một số lễ hội văn hoá đặc trưng của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Trình bày được mục đích của các lễ hội văn hoá của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • Tìm hiểu lịch sử và địa lí: từ những nguồn tư liệu, nêu được nhận xét về đặc điểm của các lễ hội văn hoá của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: sử dụng được các nguồn tư liệu lịch sử và địa lí để thảo luận về một lễ hội văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước: tôn trọng văn hóa của các dân tộc của đất nước.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, Vở bài tập Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát hình 1, 2 SHS tr.23 và trả lời câu hỏi: Những hình ảnh dưới đây gợi cho em điều gì về đời sống của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Hình 1. Người Thái ở Sơn La đang múa xòe kết hợp nhảy sạp (múa sạp). Múa xòe, nhảy sạp (múa sạp) là các hình thức diễn xướng dân gian, là các loại hình văn hoá mang tính cộng đồng của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Hình 2. Người dân bán thổ cẩm tại chợ phiên. Thổ cẩm là sản phẩm thủ công đặc trưng của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, được dùng làm trang phục, là một mặt hàng trao đổi, buôn bán tại các phiên chợ.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 6 – Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

SOẠN GIÁO ÁN LỊCH SỬ 4 CTST CHẤT LƯỢNG KHÁC:

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về lễ hội truyền thống

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Kể được tên một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Nắm được việc tổ chức của các lễ hội và ý nghĩa của những lễ hội này.

b. Các tiến hành

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

+ Đọc thông tin, quan sát hình 3 – 6 SHS tr.24, kể tên và mô tả các lễ hội truyền thống của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (lễ hội Gầu Tào, lễ hội Lồng Tồng).

+ GV hướng dẫn HS lập bảng so sánh các nội dung chính của hai lễ hội:

Thông tin/ Lễ hội

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Lồng Tồng

Thời gian

 

 

Ý nghĩa

 

 

Hoạt động chính

 

 

- GV lưu ý các đặc trưng tiêu biểu của mỗi lễ hội.

- GV mời đại diện 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Thông tin/ Lễ hội

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Lồng Tồng

Thời gian

Thường được tổ chức vào đầu năm mới.

Thường được tổ chức vào những ngày đầu năm mới.

Ý nghĩa

- Mang tính cộng đồng lớn nhất của người Mông.

- Là dịp để đồng bào

người Mông tụ họp, giao lưu thắt chặt tình đoàn kết.

- Lễ hội mang đậm văn hoá nông nghiệp, phản ánh tâm tư.

- Là nguyện vọng của dân tộc Tày, Nùng với mong ước cả năm được mùa, khoẻ mạnh và một năm mới nhiều tốt lành.

Hoạt động chính

Có các trò chơi dân  gian truyền thống như kéo co, đánh cù, múa khèn, múa ô, thổi sáo, thi hát đối giao duyên,...

- Một người đàn ông có uy tín sẽ đại diện cho dân bản cày đường cày đầu tiên để lấy may mắn cho vụ mùa.

- Chủ lễ và các gia đình trong bản chuẩn bị các mâm lễ và tiến hành nghi thức cúng tế.

- Có các trò chơi dân gian như đánh quay, kéo co, đẩy gậy, thi

cấy lúa,... đặc biệt là thi ném còn.

- GV mở rộng kiến thức:

+ Lễ hội Gầu Tào (có nghĩa là hội chơi ngoài trời); lễ hội Lồng Tồng (có nghĩa là xuống đồng), lễ hội Lồng Tồng cũng thường được gọi là lễ hội Lồng Tông.

+ Với mục đích như vậy, lễ hội Gầu Tào nghiêng về tổ chức nghi lễ cảm tạ trời đất và các trò chơi ngoài trời; lễ hội Lồng Tồng nghiêng về các hoạt động liên quan đến nông nghiệp, các nghi lễ nông nghiệp cổ xưa.

  

Lễ hội Gầu Tào

  

Lễ hội Lồng Tồng

Hoạt động 2: Tìm hiểu về múa hát dân gian

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể được tên một số loại hình múa hát dân gian tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát hình 7, 8 SHS tr.25, kết hợp đọc mục Em có biết và trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số loại hình múa hát dân gian tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Hát Then: Là một loại hình diễn xướng âm nhạc tín ngưỡng dân gian của đồng bào Tày, Nùng, Thái ở vùng núi phía Bắc.

●       Hát Then của người Tày kể về cuộc sống thường ngày ở bản mường, cùng các câu chuyện tình yêu, cưới hỏi, ma chay.

●       Hát Then của người Nùng kể về cuộc hành trình lên thiên giới để cầu xin đấng thần linh giải quyết một vấn đề gì đó cho gia chủ.

●       Hát Then của người Thái bắt nguồn từ cuộc sống lao động, nêu lên những vấn đề về tín ngưỡng, giáo dục đạo đức con người, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước,...

+ Múa xòe Thái:

●       Là loại hình múa truyền thống đặc sắc, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của cộng đồng người Thái ở các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

●       Múa xòe Thái thể hiện tinh thần bình đẳng, không phân biệt giới tính, độ tuổi của người Thái.

●       Nghệ thuật xòe Thái là biểu tượng cho nghệ thuật vũ đạo, âm nhạc, trang phục và ứng xử văn hoá của cộng đồng người Thái.

- GV cho HS nghe thêm video:

+ Hát Then:

https://www.youtube.com/watch?v=iAHrAtQcur8

(0p14 – 2p00)

+ Múa xòe Thái:

https://www.youtube.com/watch?v=LHDcW2BBkRs

(0p12 – 1p00)

- GV kết luận: Múa hát dân gian là những loại hình nghệ thuật độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá, giữ vai trò quan trọng trong đời sống của cộng đồng các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về chợ phiên vùng cao

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Thời gian tổ chức chợ phiên vùng cao.

- Chia sẻ điều em ấn tượng nhất về chợ phiên vùng cao.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, quan sát hình 9, 10, kết hợp đọc thông tin SHS tr.25, 26 và trả lời câu hỏi:

Đọc thông tin và quan sát hình 9, 10, em hãy cho biết:

+ Chợ phiên vùng cao được tổ chức vào thời gian nào?

+ Em ấn tượng nhất điều gì về chợ phiên vùng cao?

- GV hướng dẫn HS khai thác các nội dung:

+ Thời gian tổ chức có gì đặc biệt so với các chợ vùng đồng bằng.

+ Nhận xét các hàng hóa được bán tại chợ phiên: bán những gì, sản phẩm đó có gì đặc biệt?

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Chợ phiên vùng cao được tổ chức mỗi tuần một lần, thường là ngày chủ nhật.

+ Những hàng hoá tại chợ phiên được bày bán một cách rất mộc mạc, không cầu kì, thường là những sản phẩm nông

nghiệp hay thủ công do chính người dân làm ra, mỗi người chọn cho mình một góc và trải hàng ra bán. Tại các phiên chợ, mua và bán diễn ra vui vẻ, thuận mua vừa bán.

+ Những người đến chợ không chỉ mua bán, trao đổi hàng hoá, mà còn để gặp gỡ bạn bè, giao duyên, giao lưu văn hoá giữa các dân tộc,...

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về chợ phiên vùng cao:

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về một số nét văn hóa ở trung du và miền núi Bắc Bộ.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Ai nhanh hơn?

- GV chia HS cả lớp thành 2 đội (4 HS/đội). Các HS còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi.

- GV lần lượt đọc các hỏi trắc nghiệm, các đội xung phong giành quyền trả lời. Đội nào có câu trả lời đúng và nhanh nhất, đó là đội chiến thắng.

- GV đọc câu hỏi:

Câu 1: Đâu là lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Lễ hội Đua bò bảy núi.

B. Lễ hội Lồng Tồng.

C. Lễ hội Bà chúa xứ núi Sam.

D. Lễ hội Tống Ôn.

Câu 2: Đặc trưng của lễ hội Gầu Tào là:

A. Thường được tổ chức vào những ngày cuối năm.

B. Mang đậm văn hóa nông nghiệp, phản ánh tâm tư.

C. Là nguyện vọng của dân tộc Tày, Nùng với mong ước cả năm được mùa, khỏe mạnh.

D. Là dịp để đồng bào người Mông tụ họp, giao lưu thắt chặt tình đoàn kết.

Câu 3: Loại hình diễn xướng âm nhạc tín ngưỡng dân gian của đồng bào Tày, Nùng, Thái phía Bắc là?

A. Hát Then.

B. Hát Bài chòi.

C. Hát Chầu văn.

D. Hát Xẩm.

Câu 4: Ý nào dưới đây đúng khi nói về Múa xòe Thái?

A. Là loại hình múa truyền thống đặc sắc, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của cộng đồng người Thái ở các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Múa xoè Thái thể hiện tinh thần bình đẳng, không phân biệt giới tính, độ tuổi của người Thái.

C. Nghệ thuật xòe Thái là biểu tượng cho nghệ thuật vũ đạo, âm nhạc, trang phục và ứng xử văn hoá của cộng đồng người Thái.

D. Tất cả A, B, C đều đúng.

Câu 5: Chợ phiên vùng cao có điểm khác biệt nào so với các chợ ở vùng đồng bằng?

A. Hàng hóa bày bán mộc mạc, không cầu kì.

B. Là nơi giao lưu văn hóa giữa các dân tộc.

C. Được tổ chức mỗi tuần một lần.

D. Tất cả A, B, C đều đúng.

- GV mời các đội xung phong trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên bố đội thắng cuộc.

- GV chốt đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

D

A

D

D

Nhiệm vụ 2: Mô tả về một lễ hội văn hóa của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm).

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Mô tả về một lễ hội văn hóa của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- GV gợi ý cho các nhóm trình bày các thông tin theo gợi ý SHS (tên lễ hội, thời gian, hoạt động chính, ý nghĩa) hoặc vẽ sơ đồ tư duy.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giám khích lệ HS.

- GV cho HS tham khảo thông tin về lễ hội hoa ban Điện Biên:

+ Thời gian: Được tổ chức vào tháng 2 âm lịch.

+ Hoạt động:

●       Tổ chức các nghi thức tâm linh, trò chơi dân gian, múa xòe bên bếp lửa.

●       Trưng bày, triển lãm, thi người đẹp Hoa Ban,....

+ Ý nghĩa: Lễ hội không chỉ khắc họa rõ nét vẻ đẹp văn hóa, tinh thần của hoa ban trong đời sống của đồng bào các dân tộc; là ngày hội của cộng đồng cac dân tộc tỉnh Điện Biên; quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa và những tiềm năng du lịch của Điện Biên nói riêng, vùng Tây Bắc nói chung.

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 4 MỚI:

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện yêu cầu: Trong vai một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu một nét văn hóa đặc trưng của người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- GV hướng dẫn HS sưu tầm thông tin, hình ảnh trên sách, báo, đài, internet,...Nội dung giới thiệu gồm các thông tin sau:

+ Tên lễ hội, loại hình dân gian, cảnh họp chợ phiên,...

+ Những nét đặc sắc của nét văn hóa đó.

+ Tình cảm, mong muốn của em đối với nét văn hóa đặc trưng của người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+....

- GV yêu cầu HS báo cáo sản phẩm vào bài học sau.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài học Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Hoàn thành bài tập phần Vận dụng.

+ Đọc trước Bài 7 – Đền Hùng và lễ giỗ tổ Hùng Vương (SHS tr.27).

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

 

- HS làm việc theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lập bảng so sánh theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả thảo luận.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc cặp đôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

  

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

- HS chia thành các đội chơi.

 

- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.

 

- HS chơi trò chơi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS chia thành các nhóm.

- HS làm việc nhóm.

 

- HS trả lời.

 

- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS làm việc cá nhân theo hướng dẫn của GV.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Được biên soạn rõ ràng, cẩn thận, Font Time New Roman
  • Tất cả các bài đều soạn theo mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k/cả năm

LƯU Ý:

  • Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, lịch sử & địa lí, trải nghiệm - thì phí: 800k
  • Khi đặt: tặng kèm luôn mẫu đề kiểm + phiếu trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 4, giáo án lịch sử 4 chân trời sáng tạo, giáo án lớp 4 chân trời sáng tạo , giáo án môn lịch sử chân trời sáng tạo

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 cánh diều