Bài giảng điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 CTST bài 5: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu)

Tải giáo án điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 bài 5: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu) chương trình mới sách chân trời sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu buổi chiều hoặc buổi 2. Giáo án có nhiều hình ảnh đẹp, tư liệu sinh động. Chắc chắn bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng. Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 CTST

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI

BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!

 

KHỞI ĐỘNG

Các em hãy quan sát những hình ảnh dưới đây và tìm ra từ khóa của bài học hôm nay.

 

Nguyễn Đình Chiểu

Từ khóa

 

ÔN TẬP VĂN BẢN:

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

BÀI 5: KHÁT VỌNG CÔNG LÍ (TRUYỆN THƠ NÔM)

NỘI DUNG BÀI HỌC

1.

Nhắc lại kiến thức

3.

Vận dụng

2.

Luyện tập

 

PHẦN 1:

NHẮC LẠI KIẾN THỨC

 

Nhớ lại kiến thức đã học và trả lời các câu hỏi sau đây:

Nhóm 1: Trình bày hiểu biết cơ bản về Nguyễn Đình Chiểu bằng sơ đồ tư duy.

Nhóm 2: Trình bày hiểu biết về Truyện Lục Vân tiên và xuất xứ của đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.

Tác giả

1822 - 1888

Quê: Thừa Thiên Huế

1843: đỗ tú tài

1849: trên đường về chịu tang mẹ thì bị mù hai mắt.

Tham gia kháng chiến chống Pháp

Tấm gương về khí tiết thanh cao, lòng yêu nước nồng nàn

Để lại di sản văn chương quý giá (truyện thơ Nôm)

Nhà thơ, nhà văn hóa lớn của nhân loại

2. Tác phẩm

Truyện Lục Vân Tiên

  • Người sáng tác: Nguyễn Đình Chiểu.
  • Có yếu tố tự truyện.

Lên án những kẻ bất nhân, phi nghĩa, tráo trở

Ngợi ca những con người hiếu thảo, nhân hậu, thủy chung, nghĩa khí.

Khái quát chung

Nội dung

Thể hiện ước mơ về mẫu anh hùng “cứu phốn, phò nguy”.

 

Đoạn trích: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

  • Nằm ở phần đầu của tác phẩm.
  • Từ câu 123 - 180

Kể lại việc Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga.

Vị trí

Nội dung

3. Đặc điểm truyện thơ Nôm và giá trị nghệ thuật trong văn bản

Các em hãy trả lời các câu hỏi về đặc điểm của truyện thơ Nôm trong văn bản.

 

Câu 1: Nhận xét về mô hình cốt truyện của truyện Lục Vân Tiên thông qua đoạn trích Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga

Cốt truyện

Cuộc gặp gỡ giữa các tài tử giai nhân

Theo một khuôn mẫu chung

Đoạn trích thuộc phần gặp gỡ trong truyện thơ Nôm.

 

Câu 2: Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng nhân vật Lục Vân Tiên như thế nào?

Hành động

Trên đường đi thi, gặp cướp đã xông ra cứu người

Đây là một việc nghĩa có mục đích cao đẹp.

 

  • Có bản tính cương trực, thẳng thắn.
  • Căm ghét cái ác.
  • Hành hiệp trượng nghĩa mà không hề tính toán thiệt mất.

Câu 3: Em hiểu như thế nào về hai câu thơ sau? “Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”

Phản ánh sự chi phối của tư tưởng Nho giáo.

  • Lục Vân Tiên tự khẳng định hành động cứu Nguyệt Nga là hành động vì nghĩa
  • Thấy việc nghĩa không làm thì không phải người anh hùng.

Câu 4: Nhân vật Kiều Nguyệt Nga có những đặc điểm nào?

  • Xuất thân trong một gia đình gia giáo.
  • Lời nói dịu dàng.
  • Cách cư xử cho thấy tư duy, phẩm chất cao quý.
  • Là hình mẫu của người con hiếu thảo.
  • Biết ơn trước hành động của Lục Vân Tiên.
  • Khiêm nhường khi tự xưng là “tiện thiếp”.

 

  • Là hình mẫu của vẻ đẹp ngoại hình.
  • Là biểu tượng của lòng hiếu thảo, chu đáo.
  • Tình yêu sâu sắc.

Câu 5. Nhận xét về ngôn ngữ (đối thoại, độc thoại) trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.

Ngôn ngữ đối thoại

Ngôn ngữ độc thoại

  • Biểu hiện dưới dạng trực tiếp.
  • Ví dụ: thông qua hệ thống câu hỏi.

Không xuất hiện

 

PHẦN 2:

LUYỆN TẬP

 

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

 

Câu 1. Giá trị nhân đạo trong truyện Lục Vân Tiên là gì?

C. Ngợi ca tình yêu lứa đôi mặn nồng, thủy chung

A. Ngợi ca những con người hiếu thảo, nhân hậu, thủy chung, nghĩa khí

B. Lên án những kẻ bất nhân, phi nghĩa, tráo trở

D. Lên án chế độ phong kiến hà khắc

 

Câu 2. Giá trị hiện thực của Truyện Lục Vân Tiên là gì?

C. Lên án những kẻ bất nhân, phi nghĩa, tráo trở.

A. Lên án chế độ phong kiến hà khắc.

B. Ngợi ca tình bạn cao quý, tình yêu thủy chung.

D. Thể hiện ước mơ của nhân dân về người anh hùng “cứu khốn, phò nguy” và khát vọng công lý.

 

Câu 3. Lục Vân Tiên đã gặp Kiều Nguyệt Nga trong hoàn cảnh nào?

A. Trên đường đi thi, Lục Vân Tiên đã ra tay trừng trị bọn cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga.

C. Trên đường đi tảo mộ, Lục Vân Tiên vô tình gặp Kiều Nguyệt Nga.

B. Trên đường đi tảo mộ, Lục Vân Tiên đã ra tay trừng trị bọn cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga.

D. Trên đường đi thi, Lục Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga ở quán trọ.

 

Câu 4. Trong những dòng thơ dưới đây, đâu là lời của người kể chuyện?

D. Vân Tiên tả đột hữu xông

A. Ai than khóc ở trong xe nầy?

B. Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng

C. Làm ơn há dễ trông người trả ơn

 

Câu 5. Trong những dòng thơ dưới đây, đâu là lời của nhân vật?

B. Cha làm chi phủ ở miền Hà Khê

A. Lâu la bốn phía vỡ tan

C. Dẹp rồi lũ kiến chòm ong

D. Vân Tiên nghe nói liền cười

 

Câu 6. Vì sao Lục Vân Tiên quyết định ra tay để trừng trị bọn cướp?

A. Vì Lục Vân Tiên là người thấy việc bất bình, hại đến dân là ra tay nghĩa hiệp.

C. Vì Lục Vân Tiên mến mộ Kiều Nguyệt Nga đã lâu, muốn lấy cớ làm.

B. Vì Lục Vân Tiên muốn có nhiều công trạng để được làm quan.

D. Vì Lục Vân Tiên thích giao tranh để luyện.

 

Câu 7. Chi tiết như “bẻ cây làm gậy” và “nhắm làng xông vô” thể hiện điều gì?

C. Dứt khoát, nhanh nhẹn, thể hiện sự nóng lòng cứu người của chàng.

A. Thể hiện sự vội vàng, hấp tấp.

B. Thể hiện sự hiếu thắng, nóng nảy.

D. Sự nóng lòng cứu người nhưng vội vàng, hấp tấp.

 

Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản

 

Câu 1. Có ý kiến cho rằng truyện Lục Vân Tiên có thể coi là tự truyện, vì giữa tác giả Nguyễn Đình Chiểu và nhân vật Lục Vân Tiên có rất nhiều điểm tương đồng trong cuộc đời và tính cách. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

Câu 2. Cách kể, tả về Lục Vân Tiên đánh cướp có gì đáng chú ý? Cách so sánh có tác dụng gì?

Câu 3. Quan niệm về người anh hùng của Lục Vân Tiên cũng như lí tưởng về người anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu được thể hiện qua câu thơ nào? Hãy giải thích ý nghĩa quan niệm đó?

 

Câu 1: Cuộc đời tác giả và nhân vật Lục Vân Tiên

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 CTST

Từ khóa tìm kiếm:

Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 CTST, giáo án điện tử dạy thêm bài 5: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Ngữ văn 9 chân trời, giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 chân trời bài 5: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác