Bài giảng điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 CTST bài 2: Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" (Chu Văn Sơn)

Tải giáo án điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 bài 2: Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" (Chu Văn Sơn) chương trình mới sách chân trời sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu buổi chiều hoặc buổi 2. Giáo án có nhiều hình ảnh đẹp, tư liệu sinh động. Chắc chắn bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng. Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 CTST

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

MỜI CÁC EM

ĐẾN VỚI TIẾT HỌC!

 

KHỞI ĐỘNG

Chia sẻ với các bạn ấn tượng của em về hình ảnh bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương.

  • Hình ảnh người phụ nữ trung đại, sống dưới áp đặt của xã hội phong kiến.
  • Người phụ nữ được khắc họa với bao nét đẹp đẽ với những đức tính từ bao đời nay: yêu thương chồng con, nhẫn nại, đức hi sinh

 

BÀI 2: GIÁ TRỊ CỦA VĂN CHƯƠNG

(VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

ÔN TẬP VĂN BẢN: VỀ HÌNH TƯỢNG

BÀ TÚ TRONG BÀI “THƯƠNG VỢ”

 

NỘI DUNG BÀI HỌC

1

Ôn tập kiến thức bài học

2

Luyện tập

3

Vận dụng

 

PHẦN 1. ÔN TẬP

KIẾN THỨC BÀI HỌC

 

1. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

Dựa vào kiến thức em đã được học và trả lời các câu hỏi sau đây:

  • Nhắc lại một số hiểu biết về tác giả Chu Văn Sơn và văn bản Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”.

 

1. Tác giả

(1962 – 2019)

  • Quê quán: Thanh Hóa.
  • Là nhà giáo, nhà phê bình văn học, nhà văn tài năng.
  • Ông có nhiều tác phẩm đặc sắc ở hai lĩnh vực: phê bình văn học và sáng tác văn học.

 

MỘT SỐ TÁC PHẨM NỔI BẬT

 

2. Tác phẩm

In trong Tác phẩm văn học trong nhà trường – những vấn đề trao đổi, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012.

 

Dựa vào kiến thức em đã được học và trả lời các câu hỏi sau đây:

  • Văn bản được trình bày theo cách nào?
  • Hãy thể hiện mối quan hệ giữa luận đề với các luận điểm và bằng chứng trong văn bản.

2. PHÂN TÍCH VĂN BẢN

 

a. Văn bản được trình bày theo cách khách quan và chủ quan

Cách trình bày khách quan

Đặc điểm gia đình nhà nho theo ảnh hưởng Nho giáo

Đặc điểm bối cảnh xã hội Tây Tàu nhộn nhạo và ảnh hưởng của bối cảnh xã hội ấy đến gia đình

Đặc điểm cuộc đời bà Tú: bươn chải để đợi chồng thành đạt.

Thể hiện qua các thông tin, bằng chứng khách quan

 

Cách trình bày chủ quan

Thể hiện qua các từ ngữ, câu văn, hình ảnh

Về bối cảnh xã hội và ảnh hưởng của nó đến gia đình bà Tú

thời buổi Tây Tàu nhộn nhạo

không còn đâu cảnh thơ mộng

không còn được ở yên trong một mái nhà

Thái độ không đồng tình với những nhộn nhạo, đảo lộn giá trị của bối cảnh xã hội đương thời.

 

Về hình tượng bà Tú

bà Tú đã bị cái thời buổi ấy ném ra ngoài cuộc đời phiền tạp

bà Tú cũng bị dạt theo cuộc sống bươn chải nhất thời để đợi chồng thành đạt

bươn chải đã thành số phận của bà

Thể hiện tình cảm xót thương, trân trọng đối với bà Tú.

 

b. Mối quan hệ giữa luận đề với các luận điểm và bằng chứng trong văn bản

Luận đề: Hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”

Luận điểm 1: Hình tượng bà Tú thuộc về kiểu gia đình nhà nho theo ảnh hưởng Nho giáo.

Luận điểm 2: Hình tượng bà Tú trong hai câu đề hiện lên như chân dung một cuộc đời, một duyên phận

Luận điểm 3: Hình tượng bà Tú trong hai câu thực trong không gian xã hội, giữa cảnh chợ đời, là con người công việc.

Luận điểm 4: Hình tượng bà Tú trong hai câu luận chính là bà Tú với mối quan hệ với gia đình.

 

Bằng chứng cho thấy đặc điểm gia đình Nho giáo

Luận điểm 1: Hình tượng bà Tú thuộc về kiểu gia đình nhà nho theo ảnh hưởng Nho giáo.

Không coi trọng sản nghiệp, chỉ chú trọng danh vị.

Những gia đình như thế người chồng miệt mài đèn sách, còn người vợ nuôi sống gia đình với hi vọng một ngày kia chồng đỗ đạt làm quan, cả họ được nhờ, thay đổi phận vị…

 

Bằng chứng cho thấy ảnh hưởng của bối cảnh xã hội đến gia đình

Nền tảng kiểu gia đình ấy đến hồi lung lay khi bước vào thời buổi Tây Tàu nhộn nhạo này…

Bằng chứng cho thấy số phận của bà Tú

khi mà đô thị hóa đã làm ra cái cảnh “phố nửa làng” ở đất Vị Xuyên này, thì bà Tú cũng bị dạt theo cuộc sống bươn chải nhất thời để đợi chồng thành đạt.

 

Luận điểm 2: Hình tượng bà Tú trong hai câu đề hiện lên như chân dung một cuộc đời, một duyên phận

Bằng chứng: Phần trích dẫn hai câu đề bài thơ.

Bằng chứng: dẫn ra từ hai câu đề: “quanh năm”, “mom sông”, “nuôi đủ năm con với một chồng”, “chồng”.

 

Luận điểm 3: Hình tượng bà Tú trong hai câu thực trong không gian xã hội, giữa cảnh chợ đời, là con người công việc.

  • Phần trích dẫn hai câu thực.
  • Bằng chứng dẫn ra: “lặn lội thân cò”, “quãng vắng”, “eo sèo”.
  • Bằng chứng dẫn ra từ ca dao để so sánh: “Cái cò lặn lội bờ sông”, “Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”.

 

Luận điểm 4: Hình tượng bà Tú trong hai câu luận chính là bà Tú với mối quan hệ với gia đình.

  • Phân tích dẫn hai câu luận của bài thơ.
  • Các bằng chứng dẫn ra từ hai câu luận: “âu đành phận”, “dám quản công”.

 

3. TỔNG KẾT

Dựa vào kiến thức em đã được học và trả lời các câu hỏi sau đây:

  • Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”.

 

Làm rõ nét hơn hình ảnh bà Tú – hình ảnh tiêu biểu cho những người phụ nữ Việt thời bấy giờ

Nội dung

Trong hoàn cảnh đầy nhốn nháo, hình ảnh của bà Tú hiện lên với những phẩm chất tuyệt vời: cần cù, nhẫn nại,…

Những phẩm chất sáng ngời của người phụ nữ Việt từ bao đời nay

 

Hệ thống luận điểm củng cố vô cùng vững chắc cho luận đề.

Nghệ thuật

Các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được thể hiện sáng rõ, hợp lí.

Cách triển khai logic, phù hợp với tác phẩm.

Ngôn ngữ dễ hiểu, tinh tế giúp văn bản truyền đạt một cách dễ dàng và nhanh chóng.

 

PHẦN 2.

LUYỆN TẬP

 

Câu 1: Văn bản Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ” là của ai?

A. Tú Xương.

B. Hoài Chân.

C. Chu Văn Sơn.

D. Hoài Thanh.

C. Chu Văn Sơn.

 

Câu 2: Luận đề trong tác phẩm Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ” là gì?

A. Lên án chế độ phong kiến hà khắc.

B. Hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”.

C. Lên án những kẻ bất nhân, phi nghĩa, tráo trở.

D. Thể hiện gánh nặng của người phụ nữ trung đại.

B. Hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”.

 

Câu 3: Bà Tú sống trong kiểu gia đình nào?

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 CTST

Từ khóa tìm kiếm:

Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 CTST, giáo án điện tử dạy thêm bài 2: Về hình tượng bà Tú trong Ngữ văn 9 chân trời, giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 chân trời bài 2: Về hình tượng bà Tú trong

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác