Bài giảng điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 CTST bài 3: Vườn Quốc gia Cúc Phương (Theo Đào Thị Luyến, Hoàng Trà My, Hoàng Lan Anh)

Tải giáo án điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 bài 3: Vườn Quốc gia Cúc Phương (Theo Đào Thị Luyến, Hoàng Trà My, Hoàng Lan Anh) chương trình mới sách chân trời sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu buổi chiều hoặc buổi 2. Giáo án có nhiều hình ảnh đẹp, tư liệu sinh động. Chắc chắn bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng. Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 CTST

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

XIN CHÀO MỪNG CÁC EM

ĐẾN VỚI TIẾT HỌC MỚI!

 

KHỞI ĐỘNG

Mời các em theo dõi video “Mafia” ở rừng Cúc Phương và chia sẻ cảm nhận về vẻ đẹp của rừng Cúc Phương thông qua thước phim.

 

Cúc Phương

  • Là Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam
  • Một trong những viên ngọc quý về sinh thái rừng trên thế giới.
  • Nơi đây đã 3 năm liền (2019-2021) được Tổ chức World Travel Awards vinh danh là “Vườn quốc gia hàng đầu châu Á”.

 

RỪNG QUỐC GIA

CÚC PHƯƠNG

BÀI 3: NHỮNG DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ DANH THẮNG

(VĂN BẢN THÔNG TIN)

 

NỘI DUNG BÀI HỌC

01

Củng cố kiến thức bài học

02

Luyện tập

03

Vận dụng

 

PHẦN 1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

 

1. Văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử

Dựa vào kiến thức em đã được học, hãy trả lời câu hỏi sau:

  • Nhắc lại một số hiểu biết về văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử và xuất xứ văn bản “Vườn Quốc gia Cúc Phương”.

 

a. Văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử

Thuộc loại văn bản thông tin

Cung cấp thông tin về một danh lam thắng

cảnh hoặc di tích lịch sử

Mở đầu

Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.

Nội dung

Giới thiệu có hệ thống những phương diện khác nhau của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.

Kết thúc

Nhận xét khái quát về giá trị của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử

CẤU TRÚC

 

ĐẶC ĐIỂM

Hình thức

Có thể sử dụng các đề mục để làm nổi bật thông tin chính; một số từ ngữ chuyên ngành; từ ngữ giàu giá trị biểu cảm…

Cách trình bày

Thường được trình bày theo trình tự thời gian, không gian, cách phân loại đối tượng…

 

b. Xuất xứ văn bản “Vườn Quốc gia Cúc Phương”

Trích Hỏi – đáp về những cánh rừng và vườn quốc gia Việt Nam, Đào Thị Luyến, Hoàng Trà My, Hoàng Lan Anh, NXB Quân đội nhân dân, 2009.

 

2. Phân tích văn bản

Dựa vào kiến thức em đã được học, hãy trả lời câu hỏi sau:

  • Nhắc lại một số hiểu biết về văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh Trình bày bố cục của văn bản “Vườn Quốc gia Cúc Phương”.
  • Thông tin trong văn bản được trình bày như thế nào?
  • Nội dung của những phương tiện phi ngôn ngữ là gì?

 

Mở đầu

(Từ đầu đến cuộc sống đời thường ồn ã): Giới thiệu khái quát về khu rừng Cúc Phương.

Nội dung

(Tiếp đến đi gác phiên đêm): Giới thiệu các nội dung liên quan đến khu rừng

Kết thúc

(Còn lại): Nhận xét khái quát về giá trị của khu rừng mang lại.

BỐ CỤC VĂN BẢN

 

b. Thông tin được trình bày trong văn bản

Khái quát về các đối tượng cần phân loại và giới thiệu chi tiết từng đối tượng cụ thể

Vị trí địa lí, lịch sử hình thành.

Quần thể

động vật

Quần thể

thực vật

Cảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hóa

 

Về thực vật

  • Những cây đại thụ khổng lồ và hệ thống cây dây leo thân gỗ muôn hình muôn vẻ.
  • Phân thành nhiều tầng khác nhau.
  • Cây sống kí sinh.
  • Hiện tượng “cây đa bóp cổ”.
  • Những bộ rễ khổng lồ.
  • Có khoảng hơn 2000 loại thực vật.

 

Về động vật

  • Hệ thống phong phú: 89 loài thú, 307 loài chim, 110 loài bò sát và lưỡng cư, 65 loài cá, gần 2000 dạng côn trùng.
  • Sở hữu nhiều loại động vật quý hiếm.

 

Thiên nhiên tuyệt đẹp

ở rừng Cúc Phương

Cảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hóa

  • Có nhiều hang động đẹp và mang lưu giữ những di chỉ khảo cổ có giá trị.
  • Sở hữu mạch nước ngầm chằng chịt, tạo ra sông Bưởi – nơi lưu giữ văn hóa của dân tộc Mường.

Động người xưa với nhiều di tích

khảo cổ học có giá trị

 

c. Phương tiện phi ngôn ngữ

Hình 1. Cây chò ngàn năm

ở Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hình 2. Bướm ở Vườn Quốc gia Cúc Phương

 

Hình 3. Voọc mông trắng – biểu tượng của Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hình 4. Bản làng của cộng đồng người Mường

 

TÁC DỤNG

Phương tiện phi ngôn ngữ giúp trình bày thông tin về Vườn Quốc gia Cúc Phương một cách có hệ thống, trực quan và giúp làm nổi bật những thông tin quan trọng.

 

3. Tổng kết

Dựa vào kiến thức em đã được học, hãy trả lời câu hỏi sau:

  • Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Vườn Quốc gia Cúc Phương”.

 

Nội dung:

  • Cung cấp thông tin cho người đọc về Vườn Quốc gia Cúc Phương: vị trí địa lí, lịch sử hình thành, hệ thống động, thực vật, cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa mà rừng Cúc Phương mang lại.
  • Từ đó, cho thấy tiềm năng phát triển rất lớn mà vườn Quốc gia Cúc Phương đang sở hữu.

Nghệ thuật:

  • Bố cục bài viết chặt chẽ, logic.
  • Ngôn từ dễ hiểu, đơn giản.
  • Sử dụng hệ thống phương tiện phi ngôn ngữ có hiệu quả cao trong việc truyền đạt nội dung văn bản.
  • Cách trình bày văn bản: Khái quát về các đối tượng cần phân loại và giới thiệu chi tiết từng đối tượng cụ thể.

 

PHẦN 2.

LUYỆN TẬP

 

Câu 1: Văn bản Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc thể loại văn bản nào?

A. Văn bản nghị luận.

B. Văn bản thông tin.

C. Văn bản hành chính.

D. Văn bản tự sự.

B. Văn bản thông tin.

 

Câu 2: Thông tin nào dưới đây sai khi giới thiệu về Vườn quốc gia Cúc Phương?

A. Nằm lọt sâu trong lòng dãy Tam Điệp, có diện tích 22 200ha trên địa phận ba tỉnh Nam Định, Hòa Bình, Thanh Hóa.

B. Nằm lọt sâu trong lòng dãy Tam Điệp, có diện tích 22 200ha trên địa phận ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa.

C. Được thành lập ngày 7/7/1962.

D. Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên và cũng là đơn vị bảo tổn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam

A. Nằm lọt sâu trong lòng dãy Tam Điệp, có diện tích 22 200ha trên địa phận ba tỉnh Nam Định, Hòa Bình, Thanh Hóa.

 

Câu 3: Biểu tượng của Vườn quốc gia Cúc Phương là gì?

A. Chim phượng hoàng đất.

B. Bướm phượng.

C. Loài voọc mông trắng.

D. Gà lôi trắng.

C. Loài voọc mông trắng.

 

Câu 4: Vườn Quốc gia Cúc Phương tiêu biểu cho văn hóa dân tộc nào?

A. Dân tộc Dao.

B. Dân tộc Tày.

C. Dân tộc Hà Nhì.

D. Dân tộc Mường.

D. Dân tộc Mường.

 

Câu 5: Thực vật ở vườn Quốc gia Cúc Phương được chia làm mấy tầng?

A. 3 tầng rừng.

B. 4 tầng rừng.

C. 5 tầng rừng.

D. 6 tầng rừng.

C. 5 tầng rừng.

 

Luyện tập theo văn bản:

Câu 1: Tìm các số liệu được sử dụng trong văn bản.

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 CTST

Từ khóa tìm kiếm:

Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 CTST, giáo án điện tử dạy thêm bài 3: Vườn Quốc gia Cúc Phương (Theo Ngữ văn 9 chân trời, giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 chân trời bài 3: Vườn Quốc gia Cúc Phương (Theo

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác