Phân tích cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm (cơ sở nguyên liệu, tình hình sản xuất và phân bố).

Câu 3: Trang 124 sgk Địa lí 12

Phân tích cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm (cơ sở nguyên liệu, tình hình sản xuất và phân bố).


Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có cơ cấu ngành đa dạng, gồm phân ngành chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thủy, hải sản. Trong mỗi phân ngành có nhiều hoạt động công nghiệp khác nhau. Chẳng hạn, phân ngành chế biến sản phẩm trồng trọt có các hoạt động công nghiệp xay xát, đường mía, chè, cà phê, rượu, bia, nước ngọt.

Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta, phát triển mạnh mẽ với sản phẩm đa dạng. Hằng năm, ngành này cung cấp khoảng 1 triệu tấn đường, 12 vạn tấn chè (búp khô), 80 vạn tấn cà phê nhân, 160 - 220 triệu lít rượu (các loại), 1,3 - 1,4 tí lít bia, 300 - 350 triệu hộp sữa, bơ, pho mát; 190 - 200 triệu lít nước mắm; thịt hộp, lạp xưởng, xúc xích; cá, tôm đóng hộp, đông lạnh,...

Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển gắn với nguồn nguyên liệu và nhu cầu của thị trường tiêu thụ, nên thường phân bố ở các vùng nguyên liệu và các đô thị lớn. Chẳng hạn như công nghiệp chế biến đường mía dựa trên nguồn nguyên liệu tại chỗ nên phân bố tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Công nghiệp chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt phát triển mạnh ở các đô thị lớn (Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) do nhu cầu tiêu thụ tại chỗ lớn.


Từ khóa tìm kiếm Google: ngành công nghiệp, cơ cấu ngành công nghiệp, công nghiệp chế biển lương thực, giải địa lí 12 câu 3 trang 124 sgk.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác