Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp Địa lí 12 trang 93

Nước ta đag trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, cho đến nay nông nghiệp vẫn là một trong những ngành chiếm tỉ lệ cao và đóng vai trò quan trọng. Trong quá trình phát triển nền kinh tế, nước ta cũng chú trọng đến sự phát triển của nền nông nghiệp.

Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp Địa lí 12 trang 93

A. Kiến thức trọng tâm

1. Ngành trồng trọt

a. Sản xuất lương thực

  • Vai trò
    • Đảm bảo lương thực cho người, vật nuôi
    • Nguồn hàng cho xuất khẩu.
    • Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp
  • Điều kiện phát triển
    • Tự nhiên: đất đai, khí hậu…
    • Kinh tế - Xã hội: dân cư, công nghiệp chế biến, thị trường, chính sách…
  • Tình hình phát triển
    • Diện tích gieo trồng tăng
    • Sản lượng lương thực tăng
    • Năng suất tăng
    • Bình quân lượng thực đầu người tăng
    • Nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới
    • Cơ cấu mùa vụ thay đổi
  • Phân bố
    • ĐB sông Hồng , ĐB sông Cửu Long,…

b. Sản xuất cây thực phẩm.

  • Vai trò
    • Cung cấp thực phẩm cho người, vật nuôi
    • Nguồn hàng xuất khẩu…
  • Điều kiện phát triển
    • Tự nhiên: đất đai, khí hậu…
    • Kinh tế - Xã hội: dân cư, thị trường, chính sách…
  • Tình hình phát triển và phân bố
    • Rau đậu trồng khắp các địa phương, tập trung ở vùng ven Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng…
    • Diện tích trồng rau cả nước trên 500.000 ha, nhiều nhất ở ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long.
    • Diện tích đậu trên 200.000 ha, nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

c. Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả

  • Vai trò
    • Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
    • Nguồn hàng cho xuất khẩu.
    • Sử dụng hợp lý tài nguyên, lao động…
  • Điều kiện phát triển
    • Tự nhiên: đất đai, khí hậu…
    • Kinh tế - Xã hội: dân cư, công nghiệp chế biến, thị trường, chính sách…
  • Tình hình phát triển
    • Cây công nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt.
    • Diện tích gieo trồng tăng, nhất là diện tích cây công nghiệp lâu năm.
    • Sản lượng, năng suất tăng
    • Xuất khẩu cà phê, cao su, hồ tiêu,…
  • Phân bố
    • Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ,…

2. Ngành chăn nuôi

  • Vai trò
    • Cung cấp thực phẩm cho người
    • Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
    • Nguồn hàng cho xuất khẩu,…
  • Điều kiện phát triển
    • Tự nhiên: cơ sở thức ăn, đồng cỏ,…
    • Kinh tế - Xã hội: diống, dịch vụ thú y, công nghiệp chế biến, thị trường, …
  • Tình hình chung
    • Tỉ trọng của ngành chăn nuôi từng bước tăng khá vững chắc.
    • Ngành chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa, chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
    • Các sản phẩm không qua giết thịt chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Dựa vào hình 22, hãy nhận xét về cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt và xu hướng chuyển dịch cơ cấu của ngành này?

Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học, hãy kể tên một số cánh đồng lúa nổi tiếng ở miền núi, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên?

Câu 3: Tại sao các cây công nghiệp lâu năm đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp?

Câu 4: Hãy phân tích các nguồn thức ăn cho chăn nuôi ở nước ta.

Câu 5: Tại sao nói việc đảm bảo an toàn lương thực là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp ?

Câu 6: Cho bảng số liệu sau:

Sản lượng cà phê nhân và khối lượng cà phê xuất khẩu qua một số năm.

(đơn vị: nghìn tấn)

 Vấn đề phát triển nông nghiệp

Hãy phân tích sự phát triển sản lượng cà phê ( nhân) và khối lượng xuất khẩu cà phê từ năm 1980 đến năm 2005.

Câu 7: Cho bảng số liệu sau:

Sản lượng thịt các loại

(Đơn vị: nghìn tấn)

 Hãy phân tích sự phát triển của ngành chăn nuôi và sự thay đổi trong cơ cấu sản lượng thịt

Hãy phân tích sự phát triển của ngành chăn nuôi và sự thay đổi trong cơ cấu sản lượng thịt các loại qua các năm 1996, 2000 và 2005.

Nội dung quan tâm khác

Bình luận