Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Địa ngành thương mại, du lịch nước ta

Du lịch và thương mại là hai ngành đang được nhà nước ta chú trọng đầu tư. Vì vậy, trong bộ đề thi năm nay chứa những câu hỏi về lĩnh vực này là điều hoàn toàn dễ hiểu. Và để không bị mất điểm, bạn hãy bớt chút thời gian để ôn luyện bộ câu hỏi dưới đây. Chắc chắn nó sẽ giúp ích cho các bạn.

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 

 

Câu 1. Hiện nay, sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào :

A. Sự phân bố dân cư.

B. Sự phân bố các ngành sản xuất.

C. Sự phân bố các tài nguyên du lịch.

D. Sự phân bố các trung tâm thương mại, dịch vụ.

 

Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 24. Vùng nào ở nước ta đứng đầu về tổng mức bán lẻ hàng hóa?

A.Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Đông Nam Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

 

Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 24. Vùng có tổng mức bán lẻ hàng hóa thấp nhất là:

A. Tây Bắc.                 B. Đông Bắc.                     C. Bắc Trung Bộ.                  D. Tây Nguyên.

 

Câu 4. Trung tâm buôn bán lớn nhất nước ta:

A.Hà Nội.          B. TP. Hồ Chí Minh.          C. Đà Nẵng.               D. Cần Thơ.

 

Câu 5. Lần đầu tiên cán cân xuất, nhập khẩu của nước ta tiến tới sự cân đối vào năm:

A. 1990.             B. 1992.                C. 1995.              D. 1999

 

Câu 6. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay là :

A.  Khoáng sản.

B.  Hàng công nghiệp nặng.

C. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công

D. Hàng nông, lâm, thuỷ sản.

 

Câu 7. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm

A. Di tích, lễ hội.                       B. Địa hình, di tích.   

C. Di tích, khí hậu                     D. Lệ hội, địa hình

 

Câu 8. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm

A. Địa hình, khí hậu, di tích.              B. Khi hậu, di tích, lễ hội

C. Nước, địa hình, lễ hội                    D. Khí hậu, nước, địa hình

 

Câu 9. Trung tâm du lịch quốc gia gồm

A. Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh

B. Hà Nội, Hải Phòng, Huế, TP. Hồ Chí Minh

C. Hà Nội, Hạ Long, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh

D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng

 

Câu 10. Các di sản thiên nhiên thế giới ở nước ra là

A. Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long

B. Phố cổ Hội An, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

C. Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

D. Phố cổ Hội An, Huế

 

Câu 11. Mặt hàng nào sau đây không phải là mặt hàng xuất khẩu của nước ta?

A. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản

B. Tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu)

C. Hàng thủ công nhẹ và tiểu thủ công nghiệp

D. Hàng nông – lâm - thủy sản

 

Câu 12. Đây là một trong những đổi mới về cơ chế hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta.

A. Mở rộng thị trường sang các nước thuộc khu vực II và III.

B. Từng bước hội nhập vào thị trường thế giới.

C. Mở rộng quyền hoạt động cho các ngành và các địa phương.

D. Duy trì và phát triển ở các thị trường truyền thống.

 

Câu 13. Bãi tắm đẹp theo thứ tự từ Bắc vào Nam của nước ta là:

A. Trà Cổ, Cửa Lò, Mỹ Khê, Nha Trang, Vũng Tàu

B. Trà Cổ, Mỹ Khê, Cát Bà, Nha Trang

C. Cát Bà, Sa Huỳnh, Nha Trang, Sầm Sơn

D. Thiên Cầm, Cát Bà, Nha Trang, Vũng Tàu

 

Câu 14. Ý nào sau đây không đúng với ngành nội thương của nước ta?

A. Trong cả nước đã hình thành thị trường thống nhất.

B. Hàng hóa phong phú, đa dạng.

C. Thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiềm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa.

 

Câu 15. Trong hoạt động về kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay, quan trọng nhất là :

A. Hoạt động ngoại thương (xuất nhập khẩu).

B. Hợp tác quốc tế về đầu tư và lao động.

C. Du lịch quốc tế và các hoạt động thu ngoại tệ khác.

D. Tất cả các ý trên.

 

Câu 16. Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu 17 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay là :

A. Hàng may mặc.         B. Hàng thuỷ sản.               C. Gạo.             D. Dầu thô.

 

Câu 17. Hàng nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất ở nước ta hiện nay là :

A. Lương thực, thực phẩm.           B. Nguyên, nhiên vật liệu.

C. Máy móc thiết bị.                        D. Hàng tiêu dùng.

 

Câu 18. Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay, hoạt động nội thương đã trở nên nhộn nhịp, chủ yếu là do:

A. Sự xâm nhập hàng hóa từ bên ngoài vào.                       B. Thay đổi cơ chế quản lí.

C. Nhu cầu của người dân tăng cao.                                      D. Hàng hóa phong phú, đa dạng

 

Câu 19. Sự phát triển của ngành nội thương thể hiện rõ rệt qua:

A. Lao động tham gia trong ngành nội thương.

B. Lực lượng các cơ sở buôn bán.

C. Tổng mức bán lẻ của hàng hóa.

D. Các mặt hàng buôn bán ở các chợ.

 

Câu 20.  Thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay là :

A. Các nước ASEAN.                B. Châu Phi.             C. Hoa Kì.                D. Nam Mỹ

-------------------------------------------HẾT-------------------------------------------

Bình luận