Đề thi thử THPT quốc gia môn Địa năm 2017 Đề số 11

Bộ đề thi Tech12h giới thiệu cho các bạn dưới đây là bộ đề thi được thiết kế theo cấu trúc đề của bộ GDĐT. Đề gồm có 40 câu hỏi thuộc các lĩnh vực khác nhau bao gồm câu hỏi có nội dung trong sách cũng như các câu hỏi đòi hỏi sự hiểu biết của các bạn học sinh với các mức độ khó dễ khác nhau.

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017

BÀI THI: MÔN ĐỊA LÝ 

(Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề)

 

Câu 1: Tổng diện tích phần đất của nước ta (theo Niên giám thống kê 2006) (km²):

A.331,211.            B.331,212.                 C.331,213.             D.331,214.

 

Câu 2:Trong giai đoạn từ 1990 đến nay, cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng:

A.Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.

B.Giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III.

C.Giảm tỉ trọng khu vực I, khu vực II không đổi, tăng tỉ trọng khu vực III.

D.Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉtrọng khu vực II, khu vực III không đổi.

 

Câu 3: Phương hướng phát triển công nghiệp ở Duyên hải miền Trung

A.Đẩy mạnh khai thác các tiềm năng khoáng sản của vùng.

B.Hình thành nhiều khu công nghiệp, chế xuất.

C.Xây dựng các cảng nước sâu để nhập khẩu nguyên liệu, xuất khẩu hàng hóa.

D.Xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là cơ sở năng lượng, hệ thống giao thông.

 

Câu 4: Hãy xác định đúng tên nhà máy thủy điện được xây dựng trên sông Xrê –pốc:

A.Nhà máy thủy điện Đa Nhim

B.Nhà máy thủy điện Y –a –li

C.Nhà máy thủy điện Đrây Hơ Linh

D.Nhà máy thủy điện Plây Krông

 

Câu 5: Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa do:

A.Khi hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu

B.Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều

C.Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi sông

D.Các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa

 

Câu 6: Gia tăng dân số tự nhiên là:

A.Hiệu số của số người nhập cư và số người xuất cư.

B.Tỷ lệ sinh cao.

C.Hiệu số của tỉ suất sinh và tỉ suất tử.

D.Tuổi thọ trung bình cao.

 

Câu 7: Cho biểu đồ:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây:

A.Diện tích trồng cây công nghiệp ở nước ta, giai đoạn 2005 –2012.

B.Diện tích và giá trị sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta, giai đoạn 2005 –2012.

C.Tình hình phát triển ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta, giai đoạn 2005 –2012.

D.Cơ cấu diện tích trồng cây công nghiệp ở nước ta, giai đoạn 2005 –2012.

 

Câu 8: Dựa vào át lát địa lý Việt Nam trang 25, hãy cho biết các bãi tắm đẹp có giá trị du lịch của duyên hải miền Trung được xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam là:

A.Sầm Sơn, Cửa Lò, Thuận An, Sa Huỳnh, Nha Trang.

B.Cửa Lò Sầm Sơn, Thuận An, Sa Huỳnh, Nha Trang.

C.Cửa Lò, Thuận An, Sầm Sơn, Sa Huỳnh, Nha Trang.

D.Cửa Lò, Sa Huỳnh, Sầm Sơn, Thuận An, Nha Trang.

 

Câu 9: Tây Bắc –Đông Nam là hướng chính của:

A.Dãy núi vùng Tây Bắc.

B.Dãy núi vùng Đông Bắc.

C.Vùng núi Trường Sơn Nam.

D.Câu A + C đúng.

 

Câu 10: Nước ta có bao nhiêu dân tộc sống ở khắp các vùng lãnh thố của đất nước?

A.53 dân tộc.              B.54 dân tộc.           C.55 dân tộc.            D.56 dân tộc.

 

Câu 11:Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là:

A.Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.

B.Một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.

C.Gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.

D.Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ởlục địa châu Á.

 

Câu 12: Khó khăn chủ yếu của vùng đồi núi là:

A.Lũ quét, sạt lở, xói mòn.

B.Động đất, bão và lũ lụt.

C.Bão nhiệt đới, mưa kèm lốc xoáy.

D.Mưa giông, hạn hán, cát bay.

 

Câu 13: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh nào?

A.Phú Yên              B.Hưng Yên          C.Khánh Hòa                 D.ĐàNẵng

 

Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị loại 1 ở  nước ta?

A.Đà Nẵng, Biên Hòa                 B.Huế, Cần Thơ

C.Hải Phòng, Đà Nẵng.              D.TP. HồChí Minh, Cần Thơ.

 

Câu 15: Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA

(Đơn vị: nghìn tấn)

Năm

2005

2007

2009

2010

Tổng sản lượng

3466.8

4199.1

4870.3

5142.7

Khai thác

1987.9

2074.5

2280.5

2414.4

Nuôi trồng

1478.9

2124.6

2589.8

2728.3

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2005 - 2010 là:

A.Đường biểu diễn           B.Miền               C.Tròn               D.Cột chồng

 

Câu 16: Các di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta là

A.Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long                  

 B.Phố cổ Hội An, Vườn quốc gia Phong Nha -Kẻ Bàng

C.Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha -Kẻ Bàng

D.Phố cổ Hội An, Huế

 

Câu 17: Sa Huỳnh là nơi nổi tiếng nước ta với sản phẩm:

A.Muối.                B.Nước mắm.              C.Chè.            D.Đồ hộp.

 

Câu 18:Lực lượng lao động có kỹ thuật được tập trung đông nhất ở:

A.ĐBSH và vùng Đông Nam Bộ.                     B.Hà Nội-Hải Phòng-TPHCM-ĐàNẵng.

C.Đồng bằng duyên hải miền Trung.            D.Miền núi và trung du phía Bắc.

 

Câu 19: Ở tứ Giác Long Xuyên, biện pháp hàng đầu để làm thay đổi đất phèn bị ngập nước là:

A.Bón vôi, ém phèn.                                      B.Phát triển rừng tràm trên đất phèn.

C.Sử dụng nước ngọt của sông Hậu.            D.Sử dụng nước ngọt của sông Tiền.

 

Câu 20: Giải pháp có ý nghĩa lâu dài vàmang tính chất quyết định đối với việc giải quyết vấn đề dân số ở đồng bằng sông Hồng là:

A.Tiến hành thâm canh, tăng năng suất lương thực.

B.Lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lí, giải quyết việc làm tại chỗ.

C.Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.

D.Giảm tỉ lệ sinh cho cân đối với tăng trưởng kinh tế của vùng.

 

Câu 21: Vào các tháng 10 –12, lũ quét thường xảy ra ở:

A.Thượng nguồn sông Đà(Sơn La, Lai Châu)

B.Lưu vực sông Thao (Lào Cai, Yên Bái)

C.Lưu vực sông Cầu (Bắc Cạn, Thái Nguyên)

D.Các tỉnh miền Trung.

 

Câu 22: Vùng đất là

A.Phần đất liền giáp biển

B.Toàn bộ phần đất liền và các hải đảo

C.Phần được giới hạn bởi các đường biên giới và đường bờ biển

D.Các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển

 

Câu 23: Hạn chế lớn nhất của nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta là:

A.Tính mùa vụ khắt khe trong nông nghiệp.

B.Thiên tai làm cho nông nghiệp vốn đã bấp bênh càng thêm bấp bênh.

C.Mỗi vùng có thế mạnh riêng làm cho nông nghiệp mang tính sản xuất nhỏ.

D.Mùa vụ có sự phân hoá đa dạng theo sự phân hoá của khí hậu

 

Câu 24: Ở Tây Nguyên, chè được trồng nhiều nhất ở

A.Kon Tum.           B.Gia Lai.            C.Đăk Lăk.         D.Lâm Đồng.

 

Câu 25: Theo cách phân loại hiện hành ngành công nghiệp nước ta có:

A.2 nhóm với 28 ngành.                      B.3 nhóm với 29 ngành.

C.4 nhóm với 30 ngành.                       D.5 nhóm với 31 ngành.

 

Câu 26. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm

A. Địa hình, khí hậu, di tích.              B. Khi hậu, di tích, lễ hội

C. Nước, địa hình, lễ hội                    D. Khí hậu, nước, địa hình

 

Câu 27: Ý nào sau đây không phải là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển giao thông đường biển?

A.Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió.

B.Nhiều đảo, quần đảo ven bờ.

C.Có các dòng biển chạy ven bờ

D.Nằm trên đường hàng hải quốc tế.

 

Câu 28: Dựa vào át lát địa lý Việt Nam, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam  Trung Bộ:

A.Phú Yên.            B.Khánh Hòa.             C.Bình Thuận.               D.Thừa Thiên -Huế.

 

Câu 29: Cho bảng số liệu sau:

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)

Năm

2010

2012

2013

2014

Tổng số

1887

2922

3222

3541

Kinh tế nhà nước

633

954

1040

1131

Kinh tế ngoài nhà nước

927

1448

1560

1706

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

327

520

622

704

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước giai đoạn 2010 –2014 đạt:

A.169.6%              B.1.88%                   C.1.87%             D.                187.6%

 

Câu 30: Trung du và miền núi Bắc Bộ có khả năng phát triển loại hình nào sau đây

A.Du dịch biển –đảo ở Quảng Ninh.

B.Cả du lịch biển và du lịch núi.

C.Du dịch núi ở Lạng Sơn, Sa Pa.

D.Du lịch sinh thái

 

Câu 31: Huyện đảo Trường Sa hiện có bao nhiêu xã, thị trấn?

A. 3 xã, thị trấn (thị trấn Trường Sa, xã Sinh Tồn và xã Song Tử Tây)

B. 4 xã, thị trấn (thị trấn Trường Sa, xã Sinh Tồn, xã Nam Yết và xã Song Tử Tây)

C. 5 xã, thị trấn (thị trấn Trường Sa, xã Sinh Tồn, xã Nam Yết, xã Sơn Ca và xã Song Tử Tây)

D. 6 xã, thị trấn (thị trấn Trường Sa, xã Sinh Tồn, xã Nam Yết, xã Sơn Ca, xã Song Tử Tây và xã Song Tử Đông

 

Câu 32: Ngư trường nào sau đây không phải là ngư trường trọng điểm ở nước ta?

A.Ngư trường Cà Mau-Kiên Giang.

B.Ngư trường quần đảo Hoàng Sa,quần đảo Trường Sa.

C.Ngư trường Thanh Hóa-NghệAn-Hà Tĩnh.

D.Ngư trường Hải Phòng-Quảng Ninh.

 

Câu 33: Trong quá trình phát triển công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộcần quan tâm đặc biệt đến vấn đề:

A.Ô nhiễm môi trường.

B.Thu hút đầu tư nước ngoài.

C.Đẩy mạnh xuất khẩu.

D.Mở rộng quan hệhợp tác.

 

Câu 34. Ý nào sau đây không đúng với ngành nội thương của nước ta?

A. Trong cả nước đã hình thành thị trường thống nhất.

B. Hàng hóa phong phú, đa dạng.

C. Thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiềm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa.

 

Câu 35: Hiện tượng xâm nhập mặn diễn ra khá mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long được giải thích bởi nguyên nhân chủ yếu sau:

A.Không có đê chắn sóng, rừng ngập mặn bị tàn phá.

B.Địa hình thấp, thủy triều lên xuống mạnh.

C.Mạng lưới sông ngòi, kệnh rạch dày đặc.

D.Mùa khô kéo dài, sông đổra biển bằng nhiều cửa.

 

Câu 36: Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi đểphát triển ngành đánh bắt hải sản, nhờ có:

A.Nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ.

B.Bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tếrộng.

C.Nhân dân có kinh nghiệm đánh bắt.

D.Phương tiện đánh bắt hiện đại.

 

Câu 37.  Thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay là :

A. Các nước ASEAN.                B. Châu Phi.             C. Hoa Kì.                D. Nam Mỹ

 

Câu 38: Vùng cực Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng vì:

A.Không có bão lại ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

B.Có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển.

C.Có những hệ núi cao ăn lan ra tận biển nên bờ biển khúc khuỷu.

D.Có thềm lục địa thoai thoải kéo dài sang tận Ma-lai-xi-a.

 

Câu 39: Cho biểu đồ:

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU DIỆN TÍCH NUÔI TRỒNG THỦY, HẢI SẢN CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO CÁC VÙNG NĂM 1995 VÀ 2001

  

 

Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu diện tích nuôi trồng thuỷ, hải sản của nước ta phân theo các vùng năm 1995 và 2001?

A.Cơ cấu diện tích nuôi trồng thuỷ, hải sản của ĐB Sông Cửu Long tăng, các vùng khác giảm.

B.Cơ cấu diện tích nuôi trồng thuỷ, hải sản của ĐB Sông Hồng tăng, các vùng khác giảm.

C.Cơ cấu diện tích nuôi trồng thuỷ, hải sản của ĐB Sông Hồng tăng, ĐB Sông Cửu Long giảm.

D.Cơ cấu diện tích nuôi trồng thuỷ, hải sản của DHMT tăng, ĐB Sông Hồng giảm.

 

Câu 40: Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ:

A.Lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng.

B.Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa.

C.Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới.

D.Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa, hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật.

------------------------------------------------HẾT--------------------------------------------------------

Bình luận