Tắt QC

Đề 1: Luyện thi THPTQG môn Địa năm 2018

Đề 1: Luyện thi THPTQG môn Địa năm 2018. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới để làm

Câu 1: Ý nghĩa về mặt tự nhiên của vị trí địa lí nước ta là

  • A. nằm trong khu vực có nền kinh tế năng động.
  • B. có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
  • C. thực hiện chính sách mở cửa hội nhập.
  • D. chung sống hòa bình, hợp tác với các nước

Câu 2: Vị trí địa lí không làm cho tài nguyên sinh vật nước ta

  • A. phân hóa sâu sắc theo độ cao.
  • B. vô cùng phong phú.
  • C. đa dạng về thành phần loài
  • D. mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

Câu 3: Bộ phận thuộc vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ta ven biển là

  • A. vùng tiếp giáp lãnh hải.
  • B. nội thủy.
  • C. lãnh hải.
  • D. vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy điện nào không có công suất trên 1000 MW?

  • A. Phả Lại.
  • B. Hòa Bình.
  • C. Cà Mau.
  • D. Đa Nhim.

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 21, cho biết khu vực tập trung công nghiệp vào loại cao nhất nước ta?

  • A. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.
  • B. Đông Nam Bộ.
  • C. ven biển Bắc Trung Bộ.
  • D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc vùng khí hậu Bắc Trung Bộ?

  • A. Quảng Bình.
  • B. Thanh Hóa
  • C. Quảng Trị.
  • D. Nghệ An

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, cho biết hai cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Đồng Đăng nằm ở đường biên giới thuộc tỉnh

  • A. Lào Cai.
  • B. Lạng Sơn.
  • C. Quảng Ninh.
  • D. Cao Bằng.

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây không thuộc lưu vực hệ thống sông Thái Bình?

  • A. Sông Thương.
  • B. Sông Cầu.
  • C. Sông Đáy.
  • D. Sông Kinh Thầy.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Đồng Tháp.
  • B. An Giang.
  • C. Kiên Giang.
  • D. Cà Mau.

Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 14, xác định cao nguyên Mơ Nông thuộc vùng núi nào sau đây?

  • A. Đông Bắc
  • B. Tây Bắc
  • C.Trường Sơn Bắc
  • D. Trường Sơn Nam.

Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp với Trung Quốc?

  • A. Quảng Ninh.
  • B. Lạng Sơn.
  • C. Cao Bằng.
  • D. Thái Nguyên.

Câu 12: Nhân tố chính làm hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít ở nước ta là

  • A. tiếp giáp vùng biển rộng lớn.
  • B. hoạt động của gió mùa
  • C. địa hình.
  • D. vĩ độ địa lí.

Câu 13: Thời gian lao động ở nông thôn được sử dụng ngày càng tăng, là do

  • A. ở nông thôn, các ngành thủ công truyền thống phát triển mạnh.
  • B. nông thôn có nhiều ngành nghề.
  • C. đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn.
  • D. nông thôn đang được công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Câu 14: Các sườn đồi ba dan lượn sóng ở Đông Nam Bộ là dạng địa hình?

  • A. Các bán bình nguyên.
  • B. Các bậc thềm phù sa cổ.
  • C. Các cao nguyên.
  • D. Đồng bằng.

Câu 15: Nguyên nhân chính làm cho mùa đông ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đến sớm và kết thúc muộn?

  • A. Vị trí địa lí nằm ở vĩ độ cao.
  • B. Hoat động của gió mùa đông Bắc
  • C. Cấu trúc địa hình dạng cánh cung.
  • D. Địa hình đa phần đồi núi thấp.

Câu 16: Nền nông nghiệp hiện đại được đặc trưng bởi

  • A. năng suất lao động cao.
  • B. sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.
  • C. người sản xuất quan tâm nhiều đến số lượng.
  • D. sản xuất tự cấp, tự túc, đa canh là chủ yếu.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng về đặc điểm hoạt động của bão ở nước ta?

  • A. Diễn ra ở 16 độ Bắc trở vào.
  • B. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
  • C. Các cơn bão đều xuất phát ở biển Đông.
  • D. Bão nhiều nhất vào tháng VIII.

Câu 18: Giá trị nhập siêu của Hoa Kỳ ngày càng lớn,chủ yếu do

  • A. đồng đô la có mệnh giá cao.
  • B. nền kinh tế thị trường phát triển sớm.
  • C. chủ yếu nhập khẩu khoáng sản và nguyên liệu chưa qua chế biến.
  • D. thị trường nội địa có sức mua lớn.

Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 cho biết phát biểu nào không đúng với đặc điểm khí hậu nước ta?

  • A. Biên độ nhiệt tăng dần từ Bắc vào Nam.
  • B. Biến trình nhiệt miền Bắc có 2 cực đại và 2 cực tiểu.
  • C. Khí hậu phân hóa đa dạng.
  • D. Nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C (trừ vùng núi cao).

Câu 20: Phát biểu nào sau đây không phải là xu hướng mới trong phát triển chăn nuôi hiện nay ở nướcta?

  • A. Tập trung chăn nuôi trâu, bò lấy sức kéo.
  • B. Trứng, sữa chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất chăn nuôi.
  • C. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
  • D. Đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa

Câu 21: Phát biểu nào sau đây đúng về đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc của nước ta?

  • A. Nhiệt độ trung bình năm dưới 20 độ C, có mùa đông lạnh.
  • B. Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ.
  • C. Khí hậu gồm hai mùa mưa, khô rõ rệt.
  • D. Thành phần loài sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế.

Câu 22: Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính bất ổn định cao của thời tiết là những trở ngại lớn trong việc sử dụng thiên nhiên của vùng?

  • A. Tây Bắc
  • B. Bắc Trung Bộ.
  • C. Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
  • D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Câu 23: Nền nông nghiệp nhiệt đới phát triển mạnh ở các nước Đông Nam Á, chủ yếu là do

  • A. thị trường xuất khẩu rộng lớn.
  • B. nguồn lao động dồi dào và có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
  • C. đất trồng thích hợp và nguồn nước dồi dào.
  • D. khí hậu nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt độ cao.

Câu 24: Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng nào sau đây?

  • A. Dân thành thị giảm, dân nông thôn tăng.
  • B. Dân nông thôn giảm, dân thành thị tăng.
  • C. Dân thành thị tăng, dân nông thôn không đổi.
  • D. Dân nông thôn tăng, dân thành thị không đổi.

Câu 25: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm tự nhiên của miền Tây Trung Quốc?

  • A. Thường xuyên có lũ lụt vào mùa hạ
  • B. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt.
  • C. Địa hình gồm các dãy núi cao và sơn nguyên đồ sộ.
  • D. Nơi bắt nguồn của các con sông lớn.

Câu 26: Mô hình quan trọng nhất của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là

  • A. kinh tế hộ gia đình.
  • B. doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, thủy sản.
  • C. hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản.
  • D. kinh tế trang trại.

Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 29, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với vùng đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Hệ thống kênh rạch chằng chịt.
  • B. Có đê ven sông ngăn lũ.
  • C. Hai nhánh sông lớn đổ ra biển bằng chín cửa sông.
  • D. Ba mặt giáp biển, chịu tác động mạnh của thủy triều.

Câu 28: Nghề cá có vai trò lớn hơn cả là ở các tỉnh giáp biển thuộc

  • A. Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ.
  • B. duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
  • C. duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ.
  • D. đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

Câu 29: Xu hướng toàn cầu hóa không phải là

  • A. quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt.
  • B. quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về một số mặt.
  • C. có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế- xã hội thế giới.
  • D. toàn cầu hóa liên kết giữa các quốc gia từ kinh tế đến văn hóa, khoa học

Câu 30: Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Vị trí địa lý mang tính chiến lược
  • B. Nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có.
  • C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
  • D. Sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài.

Câu 31: Phát biểu nào sau đây không đúng với tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta?

  • A. Tổng lượng bức xạ lớn.
  • B. Nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C
  • C. Độ ẩm không khí cao trên 80%.
  • D. Cân bằng bức xạ dương quanh năm.

Câu 32: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của biển Đông ?

  • A. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
  • B. Là vùng biển lớn thứ 2 trong các biển của Thái Bình dương.
  • C. Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt gió mùa
  • D. Là vùng biển tương đối kín.

Câu 33: Nhận xét không đúng về tình hình dân số của Nhật Bản?

  • A. Đông dân và tập trung chủ yếu ở các thành phố ven biển.
  • B. Tốc độ gia tăng dân số thấp nhưng đang tăng dần.
  • C. Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn.
  • D. Tỉ lệ trẻ em đang giảm dần.

Câu 34: Phát biểu nào sau đây không đúng với thiên nhiên dải đồng bằng ven biển Trung Bộ?

  • A. Đất đai kém màu mỡ, ít cát, nhiều phù sa sông.
  • B. Hẹp bề ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
  • C. Thiên nhiên khắc nghiệt với nhiều cồn cát.
  • D. Đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa hẹp.

Câu 35: Phát biểu nào sau đây đúng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta?

  • A. Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.
  • B. Giảm tỉ trọng các sản phẩm có chất lượng cao.
  • C. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác
  • D. Tăng tỉ trọng các loại sản phẩm có chất lượng thấp và trung bình.

Câu 36: Cho biểu đồ:

 Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

  • A. Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì giai đoạn 2005 - 2015.
  • B. Tình hình phát triển giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì giai đoạn 2005 - 2015.
  • C. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì giai đoạn 2005 - 2015.
  • D. Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì giai đoạn 2005 - 2015.

Câu 37: Cho bảng số liệu:

TÌNH HÌNH DÂN SỐ CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: ‰)

Năm

Tỉ suất sinh thô

Tỉ suất tử thô

Tỉ lệ tăng tự nhiên

2004

19,2

5,4

13,8

2006

17,4

5,3

121

2010

16,7

5,3

11,4

2015

16,2

6,8

9,4

Nhận định nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

  • A. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm do tỉ suất sinh thô giảm, tỉ suất tử thô tăng.
  • B. Tỉ suất tử thô có xu hướng tăng do xu hướng già hóa dân số.
  • C. Tỉ suất sinh thô có xu hướng giảm do thực hiện tốt chính sách dân số.
  • D. Tỉ suất tử thô có xu hướng tăng do chất lượng cuộc sống giảm.

Câu 38: Cho bảng số liệu:

LƯU LƯỢNG NƯỚC TRUNG BÌNH TRÊN SÔNG THU BỒN VÀ SÔNG ĐỒNG NAI

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Thu Bồn

202

115

75,1

58,2

91,4

120

88,6

69,6

115

519

954

448

Đồng Nai

103

66,2

48,4

59,8

127

417

751

1345

1317

1279

594

239

Dựa vào bảng số liệu trên cho biết nhân xét nào sai

  • A. Sông Thu Bồn có mùa lũ vào xuân – hạ và sông Đồng Nai có lũ vào thu - đông.
  • B. Chế độ nước hai sông đều phân mùa lũ và cạn rõ rệt.
  • C. Sông Thu Bồn có mùa lũ vào thu đông và sông Đồng Nai có lũ vào hạ - thu.
  • D. Tổng lượng nước của sông Đồng Nai lớn hơn sông Thu Bồn.

Câu 39: Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

(Đơn vị: tỉ USD)

Năm

2010

2012

2013

2014

2015

Xuất khẩu

1578

2049

2209

2342

2275

Nhập khẩu

1396

1818

1950

1959

1682

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất - nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn từ năm 2010 - 2015?

  • A. Tỉ trọng nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.
  • B. Xuất khẩu tăng chậm hơn nhập khẩu.
  • C. Nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu.
  • D. Tỉ trọng nhập khẩu giảm so với xuất khẩu.

Câu 40: Cho biểu đồ:

BIỂU ĐỒ SẢN LƯỢNG THỦY SẢN VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 -2015

(Nguồn niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê,2017)

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi sản lượng thủy sản và giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta, giai đoạn 2010 - 2015?

  • A. Tổng sản lượng thủy sản tăng liên tục
  • B. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn tổng sản lượng thủy sản.
  • C. Giá trị xuất khẩu thủy sản tăng không ổn định.
  • D. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhiều hơn tổng sản lượng thủy sản.

Xem đáp án

Bình luận