Đề thi thử THPT quốc gia môn Địa năm 2017 Đề số 4

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017

BÀI THI: MÔN ĐỊA LÝ 

(Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề)

 

Câu 1: Cây điều được trồng nhiều nhất ở:

A: Trung Du miễn núi Bắc Bộ                     

B: Bắc Trung Bộ

C: Đông Nam Bộ                                      

D: Tây Nguyên

 

Câu 2: Cho bảng số liệu sau:

Sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng của nước ta giai đoạn  2005 – 2014

Năm

2005

2010

2014

Đánh bắt

1988

2414

2920

Nuôi trồng

1478

2728

3413

 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, nhà xuất bản Thống Kê 2015)

Nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng của nước ta giai đoạn 2005 – 2014?

A: Đánh bắt tăng chậm hơn nuôi trồng                 

B: Nuôi trồng tăng nhanh hơn đánh bắt

C: Đánh bắt tăng, nuôi trồng giảm                       

D: Đánh bắt và nuôi trồng đều tăng

 

Câu 3: Hạn chế lớn nhất về chất lượng nguồn lao động nước ta hiện nay là:

A: Số lượng quá đông                       

B: Thiếu công nhân lành nghề

C: Trình độ được nâng cao                 

D: Có kinh nghiệm trong sản xuất

 

Câu 4: Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 50, cho biết các trung tâm công nghiệp nào ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có giá trị sản xuất dưới 9 nghìn tỉ đồng?

A: Hà Nội, Cẩm Phả, Hải Phòng             

B: Hải Dương, Hưng Yên , Cẩm Phả

C: Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên     

D: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh

 

Câu 5: Công nghiệp chế biến thủy sản nước ta phát triển mạnh mẽ nhờ vào thuận lợi chủ yếu nào?

A: Cở sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện               

B: Thị trường tiêu thụ rộng lớn

C: Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú             

D: Lực lượng lao động dồi dào

 

Câu 6: Khu vực hạn hán kéo dài nhất nước ta là

A: Vùng đất thấp thuộc Tây Nguyên                     

B: Đồng bằng ven biển Bắc Bộ

C: Ven biển cực Nam Trung Bộ                             

D: Các thung lũng khuất gió

 

Câu 7: Nguồn tài nguyên quý giá ven các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nước ta là:

A: Dầu mỏ, khí đốt               

B: Rừng ngập mặn      

C: Sinh vật phù du                

D: Rạn san hô

 

Câu 8: Số lượng đô thị nhiều nhất ở nước ta là vùng

A: Đồng bằng sông Hồng                       

B: Trung du miền núi Bắc Bộ

C: Đông Nam Bộ                                   

D: Tây Nguyên

 

Câu 9: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đồ thị nào dưới đây có quy mô dân số từ 200.001 đến 500.000 người?

A: Đà Lạt                  

B: Biên Hòa                      

C: Vinh                

D: Hải Phòng

 

Câu 10: Ý nào không thể hiện đúng tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta?

A: Tổng bức xạ lớn                      

B: Cân bằng bức xạ dương       

C: Biên độ nhiệt năm cao            

D: Nền nhiệt độ cao

 

Câu 11: Cho bảng số liệu

Sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 2000 – 2014

Năm

Than (triệu tấn)

Dầu mỏ (triệu tấn)

Điện (tỉ Kwh)

2000

11,6

16,3

26,7

2005

34,1

18,5

52,1

2010

44,8

15,0

91,7

2014

41,1

17,4

141,3

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê, 2015)

Để thể hiện sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 2000 – 2014, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A: Cột             

B: Kết hợp                       

C: Đường                 

D: Miền

 

Câu 12: Trong điều kiện nước ta hiện nay, dân số đông la trở ngại cho vấn đề nào?

A: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động                         

B: Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

C: Nâng cao chất lượng cuộc sống                       

D: Mở rộng hợp tác quốc tế

 

Câu 13: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19, cho biết những tỉnh nào có diện tích trồng lúa so với diện tích cây trồng lương thực dưới 60%

A: Bình Phước, Cà Mau, Quảng Bình               

B: Gia Lai, Sơn La, Lào Cai

C: Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An                    

D: Đắc Lắc, Lân Đồng, Bình Định

 

Câu 14: Đặc điểm thiên nhiên nổi bật của Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

A: Khí hậu cận xích đạo gió mùa với nền nhiệt độ cao quanh năm

B: Đồi núi thấp chiếm ưu thế với các dãy núi lớn hướng vòng cung

C: Địa hình cao, các dãy núi xen kẽ thung lúng sông hướng Tây Bắc – Đông Nam

D: gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, tạo nên mùa đông lạnh nhất nước ta

 

Câu 15: Số dân nước ta ít hơn số ân của những quốc gia nào sau đây

A: Malaixia, Thái Lan             

B: Indonexia, Philipin           

C: Indonexia, Lào               

D: Philipin, Mianma

 

Câu 16: Nhằm thúc đẩy sự phân bố dân cư và lao động hợp lý giữa các vùng cần thực hiện giải pháp nào sau đây?

A: Kiềm chế tốc độ tăng dân số                              

B: Phát triển công nghiệp ở nông thôn

C: Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động               

D: Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp

 

Câu 17: Từ đầu thập kỉ 90 đến nay, ngành du lịch nước ta phát triển nhanh do nguyên nhân chính nào sau đây?

A: Tài nguyên du lịch phong phú                            

B: Chính sách đổi mới của Nhà nước

C: Khai thác nhiều điểm du lịch hấp dẫn                 

D: Quy hoạch hợp lí các vùng du lịch

 

Câu 18: Bộ phận vùng biển nào của nước ta được xem như lãnh thổ trên đất liền

A: Đặc quyền kinh tế           

B: Nội thủy                

C: Lãnh hải            

D: Tiếp giáp lãnh hải

 

Câu 19: Tuyến đường biển ven bờ quan trọng nhất nước ta là:

A: TP. Hồ Chí Minh – Đà Nẵng                                    

B: Đà Nẵng – Quy Nhơn

C: Hải Phòng – Cửa Lò                                               

D: Hải Phòng – TP.Hồ Chí Minh

 

Câu 20: Ở nước ta hiện nay, tài nguyên đang bị giảm sút rõ rệt là:

A: Đất trồng       

B: Nguồn hải sản                 

C: Khoáng sản             

D: Rừng ngập mặn

 

Câu 21: Vai trò chủ yếu vùng biển miền Trung nước ta là:

A: Chống xói mòn                    

B: Chắn cát bay             

C: Hạn chế lũ lụt                    

D: Điều hòa nước sông

 

Câu 22: Ở nước ta hiện nay, những ngành công nghiệp nào tương đối non trẻ nhưng phát triển mạnh?

A: Sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác dầu khí

B: Khai thác dầu khí, sản xuất điện, phân đạm

C: Sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản

D: Chế biến lương thực – thực phẩm, năng lượng.

 

Câu 23: Qúa trình xâm thực ở khu đồi núi nước ta không dẫn đến kết quả nào sau đây?

A: Xảy ra hiện tượng đá lở, đất trượt

B: Tạo thành các đồng bằng châu thổ

C: Bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh

D: Hình thành hang động ở vùng núi đá vôi

 

Câu 24: Kim ngạch xuất khẩu ở nước ta liên tục tăng chủ yếu nhờ:

A: Tăng cường xuất khẩu nông sản                           

B: Sản xuất nước phát triển

C: Mở rộng đa và đa dạng hóa thị trường                 

D: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may

 

Câu 25: Ý nào sau đây không phải đặc điểm của đai nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta?

A: Gồm 2 nhóm đất chính là Feralit và phù sa               

B: Hệ sinh thái rừng cận nhiệt lá rộng, lá kim

C: Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt                            

D: Sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới

 

Câu 26: Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa tới nền kinh tế nước ta là:

A: Tạo việc làm cho người lao động                            

B:Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

C: Tạo ra thị trường có sức mua lớn                            

D: Tăng thu nhập cho người dân

 

Câu 27: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp Đà Nẵng có các ngành chế biến nào sau đây?

A: Rượu, bia, nước giải khát, đường sữa, bánh kẹo, lương thực

B: Thủy hải sản, lương thực, rượu bia, nước giải khát

C: Lương thực, thực phẩm chăn nuôi, thủy hải sản

D: Đường sữa, bánh kẹo, sản phẩm chăn nuôi, lương thực

 

Câu 28: Mục đích chính của việc đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ trong công nghiệp ở nước ta:

A: Đa dạng hóa sản phẩm                               

B: Nâng cao chất lượng sản phẩm

C: Tận dụng nguồn nhân lực                          

D: Phân bố sản xuất hợp lí

 

Câu 29: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam Trang 14, cho biết cao nguyên nào sau đây không thuộc miễn Nam Trung Bộ và Nam Bộ:

A: Lâm Viên                   

B: Mơ Nông                

C: Tà Phình             

D: Pleiku

 

Câu 30: Cho biểu đồ

CƠ CẤU GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ 2014

 

 

Căn cứ vào biểu đồ cho biết nhận xét nào đúng về chuyển dịch cơ cấu GDP theo phân ngành kinh tế ở nước ta năm 2010 – 2014?

A: Tăng tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài

B: giảm tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và nhà nước

C: Tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, giảm khu vực Nhà nước

D: giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước

 

Câu 31: Các bãi triều rộng ven biển ở nước ta được tạo thành chủ yếu bởi quá trình:

A: Xâm thực                  

B: Mài mòn                   

C: Bồi tụ               

D: Phong hóa

 

Câu 32: Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của nước ta là thành phần kinh tế:

A: Ngoài Nhà nước              

B: Kinh tế tư nhân            

C: Có vốn đầu tư nước ngoài                

D: Tập thể

 

Câu 33: Hạn chế số ngày ra khơi của ngư dân nước ta là:

A: Sạt lở bờ biển              

B: Tàu công suất nhỏ            

C: gió mùa Tây Nam       

D: Bão nhiệt đới

 

Câu 34: Xu hướng phát triển nổi bật của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay là:

A: Bán chăn thả                        

B: Sản xuất hàng hóa              

C: Phục vụ nông nghiệp              

D: Hướng ra xuất khẩu

 

Câu 35: Nhà máy nhiệt điện nào sau đây chạy bằng dầu?

A: Bà Rịa                      

B: Thủ Đức                     

C: Cà Mau                     

D: Na Dương

 

Câu 36: Cho bảng số liệu:

Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm:

Địa điểm

Lượng mưa

Lượng bốc hơi

Cân bằng ẩm

Hà Nội

1667

989

+678

Huế

2868

1000

+1868

TP. Hồ Chí Minh

1931

1686

+245

(Nguồn: SGK Địa lí lớp 12, NXB giáo dục Việt Nam, 2015)

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

A: Lượng mưa của Huế thấp hơn lượng mưa ở Hà Nội

B: Cân bằng ẩm của Hà Nội cao hơn Huế

C: TP.Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi thấp nhất

D: Huế có lượng mưa lớn nhất

 

Câu 37: Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta là:

A: Chè, Cafe, đay, hồ tiêu                                

B: Cafe, chè, hồ tiêu, cao su

C: Cao su, chè, bông, thuốc lá                        

D: Cafe, bông, cao su, chè

 

Câu 38: Khi vượt qua dãy Trường Sơn, tràn xuống đồng bằng ven biể Trung Bộ, gió Tây Nam trở nên:

A: Lạnh và ấm         

B: Nóng và ẩm             

C: Lạnh và khô             

D: Nóng và khô

                            --------------------------------------HẾT-------------------------------------------   

 

Bình luận

Giải bài tập những môn khác