Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp

Diện tích nước ta ¾ là đồi núi lại tiếp giáp với biển Đông rộng lớn nên nước ta có nguồn lâm sản và thủy sản phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên này đang ngày càng cạn kiệt. Vì vậy, bài toán cần giải quyết bây giờ đó chính là vấn đề khai thác và phát triển ngành thủy sản và lâm sản.

Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp

A. Kiến thức trọng tâm

1. Ngành thủy sản

a. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản.

*Điều kiện tự nhiên:

  • Thuận lợi:
    • Nước ta có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, nguồn thủy sản khá phong phú.
    • Có nhiều ngư trường rộng lớn
    • Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, rừng ngập mặn để nuôi trồng thùy sản nước lợ
    • Nhiều sông ngòi, kênh rạch, ao hồ để nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
  • Khó khăn:
    • Bão, gió mùa đông bắc
    • Môi trường biển, bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm.

*Điều kiện kinh tế - xã hội

  • Thuận lợi:
    • Nhân dân có kinh nghiệm trong đánh bắt và nôi trồng thủy sản
    • Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn
    • Công nghiệp chế biến và dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển
    • Thị trường tiêu thụ rộng lớn
    • Chính sách khuyến ngư của nhà nước.
  • Khó khăn
    • Phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới
    • Hệ thống cảng cá còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
    • Công nghiệp chế biến còn hạn chế.

b. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản.

- Tình hình chung:

  • Chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong  khu vực I.
  • Gía trị sản lượng ngành thủy, hải sản không ngừng tăng lên.
  • Tình hình phát triển và phân bố thủy sản khai thác và thủy sản nuôi trồng:

- Thủy sản khai thác:

  • Sản lượng thủy sản khai thác tăng
  • Tỷ trọng thủy sản khai thác giảm
  • Phân bố nhiều tỉnh thành ven biển, nhất là các tỉnh phía Nam

- Thủy sản nuôi trồng:

  • Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng
  • Tỷ trọng thủy sản nuôi trồng tăng
  • Phân bố chủ yếu ở đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

2. Ngành lâm nghiệp

a. Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái

- Kinh tế:

  • Cung cấp gỗ, lâm sản, dược liệu, nguyên liệu cho sản xuất và đời sống.
  • Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi…

- Sinh thái:

  • Chống xói mòn đất.
  • Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm.
  • Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn.
  • Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước…

b. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp

-Về trồng rừng:

  • Cả nước có 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ,…rừng phòng hộ.
  • Hằng năm, trồng khoảng 200 nghìn ha rừng tập trung.

- Về khai thác, chế biến gỗ và lâm sản:

  • Hàng năm khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, 120 triệu cây tre luồng và 100 triệu cây nứa.
  • Các sản phẩm gỗ: gỗ tròn, gỗ xẻ, đồ gỗ…
  • Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ gỗ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công. Công nghiệp làm giấy phát triển mạnh.

- Phân bố: chủ yếu ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Nhờ các điều kiện thuận lợi nào mà đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng nuôi cá và nuôi tôm lớn nhất nước ta?

Câu 2: Hãy tìm các ví dụ để làm sáng tỏ ý nghĩa kinh tế và sinh thái to lớn của rừng và vai trò của ngành lâm nghiệp?

Câu 3: Dựa vào bài 14, hãy nêu các con số chứng minh rừng nước ta bị suy thoái nhiều và đã được hồi phục một phần.

Câu 4: Hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng của nước ta.

Câu 5: Hãy lập bảng tóm tắt những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển của hoạt động khai thác thuỷ sản nước ta.

Câu 6: Dựa vào bảng số liệu 24.2 (SGK) và các tài liệu tham khảo, hãy so sánh nghề nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

Câu 7: Hãy nêu hiện trạng phát triển trồng rừng và các vấn đề phát triển vốn rừng ở nước ta hiện nay.

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác