Nội dung chính bài Từ mượn
Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Từ mượn"
[toc:ul]
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm:
- Từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra,
- Từ mượn: chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm… mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.
- Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt. Những từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau.
- Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sạch của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện.
B. Nội dung chính cụ thể
I. Từ thuần việt và từ mượn
- Từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra. VD: người đọc, người xem, vợ chồng,...
- Từ mượn: chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm… mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị. Ngoài từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm, mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Đó là các từ mượn.
- VD:
- Mượn tiếng Hán: Sứ giả, giang sơn, gan.
- Mượn ngôn ngữ khác (Mượn của ngôn ngữ Ấn Âu): Tivi, xà phòng, buồm, mít tinh, điện, ga, bơm, Xô Viết, Ra-đi-ô, In-tơ-net.
- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt). Bên cạnh đó, tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga,...Vì trong tiếng Việt có những sự việc, hiện tượng, đặc điểm... mà chúng ta không có ngôn ngữ thích hợp để biểu thị; hoặc có nhưng sắc thái biểu cảm chưa cao, nên ta phải mượn của ngôn ngữ nước ngoài.
- Các từ mượn đã được Việt hoá thì viết như từ thuần Việt. Đới với những từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng, ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau.
- VD: In –tơ-nét, ra- đi -ô.
II. Nguyên tắc mượn từ
- Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới, những chữ ta không đủ thì cần mượn từ nước ngoài để làm giàu tiếng Việt.
- Không nên mượn tùy tiện, muốn sử dụng được từ mượn cần nắm rõ ngữ cảnh, tránh sự lố bịch, sai nghĩa
- VD: Các từ mượn: fan,phone,bestfriend
- Các từ mượn này được dùng trong giao tiếp bạn bè thân mật, với người thân. Có thể dùng trong báo chí. Không nên dùng trong hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, nghi thức.
Xem toàn bộ: Soạn bài: Từ mượn
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận