Nội dung chính bài: Tính từ và cụm tính từ

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Tính từ và cụm tính từ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1


[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
  • Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, ... để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng của tính từ rất hạn chế.
  • Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.
  • Có hai loại tính từ đáng chú ý là:
    •  Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ)
    •  Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ)

B. Nội dung chính cụ thể

1. Đặc điểm của tính từ

  • Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái. VD: xinh đẹp, xấu xí, nhỏ nhen, ích kỷ,....
  • Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, ... để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng của tính từ rất hạn chế. VD: vẫn vui mừng lắm
  • Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.
    • VD: Lan đang vui mừng vì kết quả cao trong kì thi này

So sánh tính từ với động từ

  • Tính từ và động từ đều có khả năng kết hợp được với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, ...
  • Tính từ hạn chế hơn so với động từ về khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng, ...
  • So với động từ, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn.
  • Tính từ, động từ đều có thể đảm nhiệm chức vụ chủ ngữ trong câu, ví dụ: Hấp tấp là nhược điểm của nhiều học sinh.

2. Các loại tính từ

  • Mô hình cụm tính từ:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

sẽ

chăm chỉ

làm việc

  • Có hai loại tính từ đáng chú ý là:
    •  Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ). Ví dụ : rất đẹp, hơi đẹp, đẹp lắm, đẹp quá,…
    •  Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ). Ví dụ : đỏ au, trắng xoá, xanh ngắt, tròn xoe,…

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều