Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của bài thơ Mời trầu
Câu hỏi 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của bài thơ Mời trầu
I. Tác giả
- Nhà thơ Hồ Xuân Hương sinh năm 1772 tại Tỉnh Nghệ An, nước Việt Nam. Bà sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Bà sinh thuộc cung (chưa rõ), cầm tinh con (giáp) rồng (Nhâm Thìn 1772). Hồ Xuân Hương xếp hạng nổi tiếng thứ 1607 trên thế giới và thứ 2 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng.
- Theo các tài liệu lưu truyền, Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh năm mất) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long. Nữ sĩ có một ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây (Hà Nội bây giờ) lấy tên là Cổ Nguyệt Đường.
- Cuộc đời Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái: hai lần lấy chồng nhưng đề là lẽ, để đến cuối cùng vẫn sống một mình, cô độc.
- Hồ Xuân Hương đi nhiều nơi và thân thiết với nhiều danh sĩ, có người nổi tiếng như Nguyễn Du…
2. Phong cách nghệ thuật của Hồ Xuân Hương
- Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.
- Nổi bật trong sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ
=> Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa Thơ Nôm”.
3. Sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương
- Những sáng tác của Hồ Xuân Hương không chỉ có giá trị sâu sắc về mặt nội dung mà còn cho thấy phong cách nghệ thuật hết sức độc đáo. Ở thơ của Hồ Xuân Hương có tình yêu về gia đình, quê hương, đất nước. Tuy nhiên, nét đặc sắc nhất làm nên thương hiệu của Hồ Xuân Hương đó là những bài thơ viết về những người phụ nữ có số phận bất hạnh, nổi trôi trong xã hội phong kiến. Phải chăng viết về cuộc đời họ cũng chính là viết về cuộc đời bà. Thơ Hồ Xuân Hương là sự kết hợp giữa sự hóm hỉnh sâu cay, nỗi đau cuộc đời và sự ngạo nghễ trong tinh thần. Đọc thơ của bà thấy sự táo bạo với nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo và những nét văn hóa dân gian thú vị. Các bài thơ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt hoặc thất ngôn bát cú với ngôn ngữ mộc mạc và giản dị.
- Nổi bật trong sáng tác của Hồ Xuân Hương có bài thơ Tự tình, là tiếng nói của những thân phận, những khao khát của một kiếp người thấp cổ bé họng. Bài thơ đã thể hiện một cách sâu sắc, mãnh liệt, khát khao sống tự do và hạnh phúc của người phụ nữ. Tự tình còn là nỗi buồn và tâm sự của nhà thơ về số phận lẻ loi của mình, bà khao khát có được hạnh phúc, được yêu thương từ bậc quân tử.
4. Vị trí và tầm ảnh hưởng của tác giả
Nét phóng túng và tiềm ẩn trong thơ của Hồ Xuân Hương luôn gây nguồn cảm hứng vô tận cho hậu thế.
5. Ghi danh và tưởng nhớ nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương
- Hầu hết các thành phố của Việt Nam đều có con phố chính mang tên Bà. Tên bà còn được đặt tên cho một hồ nước ở trung tâm Đà Lạt.
- Tác phẩm "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương được lựa chọn dạy trong môn Ngữ văn của các trường Trung học cơ sở tại Việt Nam.
- Tác phẩm "Tự tình II" được lựa chọn để dạy trong chương trình Ngữ văn 11 tại Việt Nam.
- Một số tác phẩm của Bà được dịch sang tiếng Anh trong cuốn Tinh hoa mùa xuân của John Balaban (Copper Canyon Press, 2000, ISBN 1 55.659 148 9).
1. Thể loại, phương thức biểu đạt
- Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
Bài thơ Mời trầu nói về hình ảnh trầu, cau. Qua hình ảnh trầu cau và hành động mời trầu của chính tác giả ta thấy đây chính là một thông điệp mà Hồ Xuân Hương muốn gửi gắm, trong đó gói trọn tâm tình, khát khao nồng thắm của một phụ nữ muốn được vẹn tình, khát khao với tình yêu và cuộc đời.
3. Bố cục
Chia bài thơ thành 4 phần tương ứng với bốn câu lần lượt là: Khởi, thừa, chuyển, hợp.
Xem toàn bộ: Soạn ngữ văn 8 Cánh diều bài 7 Mời trầu
Bình luận