Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong văn bản Mời trầu
PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG TÁC PHẨM
Câu hỏi 1. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong văn bản Mời trầu
- Giá trị nội dung: cả bài thơ chính là một thông điệp gói trọn tâm tình, khát khao nồng thắm của một phụ nữ đa tài, tấm lòng rộng mở và muốn được vẹn tình. Tâm tình ấy, khát vọng ấy đã vang lên, trong trẻo và mạnh mẽ, mạnh dạn phá bỏ những định kiến tàn nhẫn, u ám của thời đại. Đó là tín hiệu đẹp cho sự đâm chồi, nảy tược của một ý thức cá nhân, của tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc cho người phụ nữ.
- Giá trị nghệ thuật:
- + thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đây là thể thơ có quy luật nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng
- + vần ở các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Cụ thể ở đây là “hôi”, “rồi” “vôi”. Bốn câu trong bài Mời trầu được viết đúng theo thứ tự là các câu: khai, thừa, chuyển, hợp.
- + phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.
- + sử dụng thành ngữ dân gian “Đừng xanh như lá, bạc như vôi” gợi ra một khát vọng đầy ưu tư, khắc khoải của một tâm hồn đã ít nhiều nếm trải dư vị chua chát, đắng cay của sự lạnh lùng, giả dối.
- + tác giả tự xưng tên mình trong câu thơ: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi” nhằm thể hiện một cá tính mạnh mẽ, dõng dạt, là sự khẳng định về quyền bình đẳng.
Xem toàn bộ: Soạn ngữ văn 8 Cánh diều bài 7 Mời trầu
Bình luận