Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về thể thơ, đề tài, thái độ của tác giả được thể hiện trong bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hưng với bài ca dao sau:
Câu 6. Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về thể thơ, đề tài, thái độ của tác giả được thể hiện trong bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hưng với bài ca dao sau:
Miếng trầu ăn kết làm đôi
Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng
Trầu xanh cau trắng cay nồng
Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên.
Đây là một bài ca dao hay và có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Là một tác phẩm dân gian không có tác giả cụ thể, đáp ứng đời sống tâm hồn của nhiều người nên giữa bài ca dao và bài thơ của Hồ Xuân Hương có những điểm giống và khác biệt như sau:
- Giống nhau: Đều qua tục ăn trầu với những thao tác như têm trầu, ăn trầu để nói về chuyện tình cảm.
- Khác nhau:
+ Bài ca dao được lưu truyền trong dân gian bằng thơ lục bát, một thể thơ phổ biến của ca dao, dân ca. Bài thơ của Hồ Xuân Hương được viết bằng chữ Nôm, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
+ Tuy cùng nói về chuyện tình cảm nhưng bài thơ của Hồ Xuân Hương là nói về tình yêu nam nữ để tiến đến hôn nhân, còn bài ca dao nói về chuyện vợ chồng. Cũng nói về duyên nhưng bài ca dao nói đến duyên vợ chồng gắn bó, keo sơn; còn duyên trong bài thơ của Hồ Xuân Hương là duyên giữa chàng trai và cô gái nên nó cũng có thể trở nên vô duyên nếu đối phương trong tình yêu chỉ là kẻ “xanh như lá, bạc như vôi”.
+ Khác với một bài thơ dân gian, thơ của Hồ Xuân Hương mang cá tính mạnh mẽ với những từ ngữ có nét riêng rõ rệt như “này của Xuân Hương”, dùng từ “quật thay cho từ “pha” hiền lành trong bài ca dao. Từ ngữ trong bài ca dao, về cơ bản, là những từ ngữ không thể hiện nét riêng cá tính. Như vậy, bài thơ của Hồ Xuân Hương mang tính cá biệt, riêng của bà, không thể lẫn với của người khác, thể hiện hoàn cảnh và số phận của nữ thi sĩ; còn bài ca dao là của chung mọi người, diễn tả tình cảm nồng thắm và luôn có hậu của thơ ca dân gian. Xuân Hương đang khao khát niềm hạnh phúc gia đình mà tác giả dân gian đã có được.
+ Bài ca dao về cơ bản chỉ có nghĩa đơn, có thể hiểu rõ sau khi đọc, còn bài thơ của Hồ Xuân Hương chứa đựng những nghĩa tiềm ẩn, phụ thuộc vào sức đọc, vào sự khám phá, chiêm nghiệm của người thưởng thức, của từng thế hệ bạn đọc.
Xem toàn bộ: Soạn ngữ văn 8 Cánh diều bài 7 Mời trầu
Bình luận