Giải thí nghiệm 2 bài 23: Thực hành Tính chất hóa học của nhôm và sắt

Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh

Lấy một thìa nhỏ hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh theo tỉ lệ 7 : 4 về khối lượng vào ống nghiệm. Đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn (hình 2.20).

Giải thí nghiệm 2 bài 23: Thực hành Tính chất hóa học của nhôm và sắt

  • Quan sát hiện tượng. Cho biết màu sắc của sắt, lưu huỳnh, hỗn hợp bột (sắt + lưu huỳnh) và chất tạo thành sau phản ứng
  • Giải thích và viết phương trình hóa học.


Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh

Dụng cụ, hóa chất:

  • Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, giá thí nghiệm.
  • Hóa chất: bột sắt, bột lưu huỳnh.

Cách tiến hành:

  • Lấy một thìa nhỏ hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh theo tỉ lệ 7 : 4 về khối lượng vào ống nghiệm.
  • Đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn

Hiện tượng – giải thích:

  • Hiện tượng: Khi đun hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn, sắt tác dụng mạnh với lưu huỳnh hỗn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng toả nhiều nhiệt.

Bột sắt màu xám, bột lưu huỳnh màu vàng, Hỗn hợp sắt và lưu huỳnh trước phản ứng có màu xám, Chất tạo thành có màu đen (không bị nam châm hút).

  • Giải thích: Vì xảy ra phản ứng sắt tác dụng với lưu huỳnh.

    PTHH: Fe + S  $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ FeS.


Trắc nghiệm hóa học 9 bài 23:Thực hành Tính chất hóa học của nhôm và sắt (P2)
Từ khóa tìm kiếm Google: Thí nghiệm 2 trang 70 sgk Hóa 9 , Thí nghiệm 2 Bài 23: Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt - sgk Hóa 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác