Giải bài 21 hóa học 9: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

Bài học này trình bày nội dung: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Dựa vào cấu trúc SGK hóa học lớp 9, Tech12h sẽ tóm tắt lại hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải các bài tập 1 cách chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn.

Giải bài 21 hóa học 9: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

A – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1.Sự ăn mòn kim loại

  • Sự ăn mòn kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại.

2.Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại

  • Ảnh hưởng của các chất trong môi trường: Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc.
  • Ảnh hưởng của nhiệt độ: nhiệt độ cao làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn.

3.Các biện pháp xử lí

  • Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường: sơn, mạ, bôi dầu mỡ,…

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1.(Trang 67 SGK)

Thế nào là sự ăn mòn kim loại ? Lấy ba thí dụ về đồ vật bị ăn mòn kim loại xung quanh ta.

Câu 2.(Trang 67 SGK) 

Tại sao kim loại bị ăn mòn ? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới sự ăn mòn kim loại ? Lấy thí dụ minh hoạ.

Câu 3.(Trang 67 SGK) 

Nêu các biện pháp đã được sử dụng để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.

Nêu hai thí dụ cụ thể mà bản thân em đã làm để bảo vệ đồ dùng bằng kim loại trong gia đình.

Câu 4.(Trang 67 SGK) 

Sự ăn mòn kim loại là hiện tuợng vật lí hay hiện tượng hoá học ? Lấy thí dụ chứng minh

Câu 5.(Trang 67 SGK) 

Hãy chọn câu đúng :

Con dao làm bằng thép không bị gỉ nếu :

A. sau khi dùng, rửa sạch, lau khô.

B. cắt chanh rồi không rửa.

C. ngâm trong nước tự nhiên hoặc nước máy lâu ngày.

D. ngâm trong nước muối một thời gian.

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác