Giải bài 1 hóa học 9: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit.

Oxit là một trong bốn hợp chất vô cơ quan trọng. Trong chương trình Hóa học lớp 8 các bạn đã được biết cách phân loại oxit. Và để biết thêm về tính chất hóa học của các oxit tech12h xin gửi bài đăng dưới đây. Mong các bạn cùng tham khảo!


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Giải bài 1 hóa học 9: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit.

A - Kiến thức trọng tâm

I – Tính chất hóa học của oxit

1. Tính chất hoá học của oxit bazơ

  • Tác dụng với nước.
    • Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm )

Ví dụ: Na2O+H2O→ NaOH

  •  Tác dụng với axit:                  
    • Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước

Ví dụ: CuO+ 2HCl→ CuCl2+ H2O

  • Tác dụng với oxit axit :
    • Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối

Ví dụ: CaO(r) + CO2(k) → CaCO3(r)

2. Tính chất hoá học oxit axit

  • Tác dụng với H2O
    • Nhiều oxit axit tác dụng với H2O tạo thành dung dịch axít

Ví dụ: P2O5 + H2O  →  H3PO4

  • Tác dụng với dd bazơ :
    • Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước

Ví dụ: CO2+Ca(OH)2 → CaCO3+H2O

  • Tác dụng với oxit bazơ
    • Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành muối

Ví dụ: CO2  + BaO  →  BaCO3

II – Khái quát về sự phân loại oxit

  • Oxit bazơ là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước
  • Oxit axit là những oxit tác dụng với dung dịch ba zơ tạo thành muối và nước.
  • Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch baz ơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. Ví dụ Al2O3, ZnO
  • Oxit trung tính là những oxit không tạo muối là những oxit không tác dụng với axit, ba zơ, nước. Ví dụ như CO, NO

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1. (Trang 6/SGK)

Có những oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3. Oxit nào có thể tác dụng được với

a) Nước ?

b) axit clohiđric ?

c) natri hiđroxit ?

Viết phương trình hóa học.

Câu2. (Trang 6/SGK)

Có những chất sau: H2O, KOH, K2O, CO2. Hãy cho biết những cặp chất có thể tác dụng với nhau.

Câu 3. (Trang 6/SGK)

Từ những chất: Canxi oxit, lưu huỳnh ddioxit, cacbon ddioxit, lưu huỳnh trioxit, kẽm oxit, em hãy chọn chất thích hợp điền vào các sơ đồ phản ứng sau:

a) Axit sunfuric + ... → Kẽm sunfat + Nước

b) Natri hiđroxit + ... → Natri sunfat + Nước

c) Nước           + ... → Axit sunfurơ

d) Nước           + ... → Canxi hiđroxit

e) Canxi oxit     + ... → Canxi cacbonat

Dùng các công thức hóa học để viết tất cả những phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng trên.

Câu 4. (Trang 6/SGK)

Cho những oxit sau: CO2, SO2, Na2O, CaO, CuO. Hãy chọn những chất đã cho tác dụng được với

a) Nước, tạo thành dung dịch axit

b) Nước, tạo thành dung dịch bazơ

c) Dung dịch axit, tạo thành muối và nước.

d) Dung dịch bazơ, tạo thành muối và nước.

Viết các phương trình hóa học.

Câu 5.(Trang 6/SGK)

Có hỗn hợp khí CO2 và O2 làm thế nào có thể thu được khí O2 từ hỗn hợp trên ? Trình bày cách làm và viết phương trình hóa học.

Câu 6.(Trang 6/SGK)

Cho 1,6 gam đồng (II) oxit tác dụng với 100 gam dung dịch axit sunfuric có nồng độ 20%.

a) Viết phương trình hóa học.

b) Tính nồng độ phần trăm của các chất có dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác