Em hãy tạo một bài trình chiếu để giới thiệu về những gì em tìm hiểu được về các đất nước, châu lục nhờ sử dụng công cụ đa phương tiện. Đặt tên tệp trình chiếu đó là Van hoa.

E50. Em hãy tạo một bài trình chiếu để giới thiệu về những gì em tìm hiểu được về các đất nước, châu lục nhờ sử dụng công cụ đa phương tiện. Đặt tên tệp trình chiếu đó là Van hoa.


Học sinh thực hành theo yêu cầu và tham khảo nội dung bài thuyết trình sau:

Nội dung bài thuyết trình Tìm hiểu về các châu lục: 

- Trên thế giới có 6 châu lục: 

+ Châu Á:

Châu Á phần lớn nằm ở Bắc bán cầu, là châu lục có diện tích lớn nhất trên thế giới. Thiên nhiên của châu Á rất đa dạng. Diện tích châu lục này bao phủ 8,7% tổng diện tích Trái Đất (hoặc chiếm 29,4% tổng diện tích lục địa).

Đại bộ phận lãnh thổ châu Á nằm ở Bắc Bán cầu và Bán cầu Đông. Ranh giới giữa châu Á với châu Phi là kênh đào Suez, với châu Âu là Dãy núi Ural, sông Ural, Biển Caspi, mạch núi Kavcaz, eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, biển Địa Trung Hải và Biển Đen. Bốn điểm cực đất liền lớn châu Á: điểm cực đông là mũi Dezhnev ở eo biển Bering, điểm cực nam là mũi Tanjung Piai ở eo biển Malacca, điểm cực tây là mũi Baba ở biển Aegea, điểm cực bắc là mũi Chelyuskin ở eo biển Vilkitsky.

Châu Á là nơi bắt nguồn ba tôn giáo lớn của thế giới Phật giáo, Hồi giáo và Cơ Đốc giáo. Trong bốn nước xưa có nền văn minh lớn thì có ba nước xưa ở vào châu Á (Ấn ĐộIraq (Lưỡng Hà) và Trung Quốc).

Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Israel, Hồng Kông và Ma Cao được công nhận là những quốc gia và vùng lãnh thổ có nền kinh tế công nghiệp phát triển, số còn lại là các nước đang phát triển, trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nước đang phát triển có diện tích và dân số lớn nhất trên thế giới. Mặc dù còn tồn tại khoảng cách, tuy nhiên kinh tế các nước châu Á nhìn chung đều có sự phát triển, tăng trưởng nhất định.

+ Châu Âu:

Châu Âu hay Âu Châu (tiếng Latinh: Europa, tiếng Anh: Europe) về mặt địa chất và địa lý là một bán đảo hay tiểu lục địa, hình thành nên phần cực tây của đại lục Á-Âu, hay thậm chí Âu-Phi-Á, tùy cách nhìn. Theo quy ước, nó được coi là lục địa, trong trường hợp này chỉ là sự phân biệt thuần về văn hóa hơn là địa lý. Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Tây giáp Đại Tây Dương, phía Nam giáp Địa Trung Hải và biển Đen, tuy nhiên về phía Đông thì hiện không rõ ràng. Tuy nhiên có thể coi dãy núi Ural được coi là vùng đất với địa lý và kiến tạo rõ rệt đánh dấu ranh giới giữa châu Á và châu Âu. Khi được coi là lục địa thì châu Âu thuộc loại nhỏ thứ 2 thế giới về diện tích, vào khoảng 10.180.000 km², và chỉ lớn hơn Châu Đại Dương. Xét về dân số thì nó là lục địa xếp thứ 4 sau châu Á, châu Phi và châu Mỹ.

Châu Âu có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.

+ Châu Đại Dương:

Châu Đại Dương hay Châu Úc (Oceania) là một khu vực địa lý bao gồm Melanesia, Micronesia, Polynesia và Australasia. Châu lục này trải trên Đông Bán cầu và Tây Bán cầu, có diện tích 8.525.989 km² và dân số khoảng 40 triệu. Châu Đại Dương là lục địa nhỏ nhất về diện tích đất liền và nhỏ thứ nhì về dân số sau châu Nam Cực.

Các đảo nằm tại các điểm cực địa lý của châu Đại Dương là quần đảo Ogasawara, Hawaii, đảo Clipperton, quần đảo Juan Fernández, quần đảo Campbell, quần đảo Cocos (Keeling). Châu Đại Dương đa dạng về trình độ kinh tế, từ phát triển cao độ tại Úc và New Zealand, đến các nền kinh tế kém phát triển hơn nhiều như của Kiribati và Tuvalu. Úc là quốc gia lớn nhất và đông dân nhất tại châu Đại Dương, còn Sydney của nước này là thành phố lớn nhất châu lục. 

+ Châu Mỹ:

Châu Mỹ rộng hơn 42 triệu km², đứng thứ hai trên thế giới. So với các châu lục khác, châu Mĩ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ hơn cả, từ vùng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam. Nơi hẹp nhất của châu Mỹ là eo đất Panama rộng không đến 50 km. Kênh đào Panama đã cắt qua eo đất này, nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương châu Mỹ trải rộng trên 2 lục địa: lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Dân cư châu Mỹ nói chung có nguồn gốc từ 5 nhóm sắc tộc và 3 nhóm lai.

+ Châu Nam Cực:

Châu Nam Cực tọa lạc bất cân xứng quanh Cực Nam và chủ yếu ở phía nam Vòng Nam Cực, là lục địa xa về phương nam nhất và được bao quanh bởi Nam Đại Dương hoặc theo định nghĩa khác là phần nam Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, hay phần nam Thế Giới Dương. Ở châu Nam Cực có một số sông và hồ, sông dài nhất là Onyx còn Vostok là một trong những hồ dưới băng lớn nhất thế giới. Châu Nam Cực có diện tích hơn 14 triệu km², là lục địa lớn thứ năm, gấp khoảng 1,3 lần châu Âu. Bờ biển dài 17.968 km, chủ yếu là những dạng băng.

Một số chính phủ duy trì các trạm nghiên cứu có người ở lâu dài trên lục địa. Số người làm, hỗ trợ nghiên cứu khoa học cùng những công việc khác ở châu Nam Cực và các hòn đảo gần đó dao động từ khoảng 1.000 vào mùa đông đến 5.000 vào mùa hè, tương ứng mật độ dân số 70–350 người/một triệu km² mỗi thời điểm. 

+ Châu Phi:

Châu Phi hay Lục địa đen là châu lục đứng thứ hai trên thế giới về dân số (sau Châu Á), thứ ba về diện tích (sau Châu Á và Châu Mỹ). Với diện tích khoảng 29.661.703 km² (chưa bao gồm cả các đảo cận kề) chiếm 19% đất đai của Trái Đất. Với 1.422.047.502 người sinh sống ở 55 quốc gia tính đến 2022, châu Phi chiếm khoảng 17,80% dân số thế giới.

Địa hình châu Phi khá đơn giản. Có thể coi toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m; trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Phần đông của lục địa được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp, tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều h hẹp và dài. Châu Phi có rất ít núi cao, ít đồng bằng thấp và mạng lưới sông ngòi kém phát triển.

Học sinh trình bày bài thuyết trình theo ý muốn, và lưu tên tệp theo yêu cầu của bài.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác